Biến đổi về hôn nhân

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 51)

So với chế độ hôn nhân của xã hội truyền thống, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là một bước tiến lớn trên con đường giải phóng phụ nữ. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ được pháp luật bảo vệ và xã hội ủng hộ nên nam - nữ ngày nay càng có cơ hội và quyền lựa chọn hơn trước trong việc tìm bạn đời, kết hôn và sinh con. Tại khoản 2 điều 9 của luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có nêu: “Việc kết

hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở’’. Như vậy, quyền tự do kết hôn được nâng cao nhưng cho đến nay ở tỉnh Hưng Yên hôn nhân với sự thoả thuận về mặt pháp lý có sự chấp thuận của cha mẹ, họ hàng với các nghi lễ mang tính truyền thống vẫn được đề cao. Chứng tỏ các giá trị đạo đức truyền thống vẫn bám chắc trong các gia đình Việt Nam. Kết quả điều tra về vai trò cá nhân trong việc tự quyết định hôn nhân ở địa phương thu được như sau:

Bảng 5: Cuộc hôn nhân của ông (bà) do ai quyết định?

STT Người quyết định Tỉ lệ (%)

1 Cha mẹ quyết định hoàn toàn 5.0

2 Cha mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến của con cái 8.5 3 Con cái quyết định có hỏi ý kiến của cha mẹ 75.0

4 Con cái quyết định hoàn toàn 7.0

5 Khác 0.0

Nguồn: Số liệu điều tra tại Hưng Yên năm 2013

Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, chỉ có 5% số người được hỏi cho rằng hôn nhân của họ do cha mẹ quyết định hoàn toàn và 8.5% là cha mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến của con cái, những người trả lời chủ yếu là người đã lớn tuổi hoặc là người không có việc làm ổn định, bị lệ thuộc vào kinh tế của cha mẹ. Đa số nam nữ hiện nay tự do quyết định hôn nhân của mình, điều đó chứng tỏ, thanh niên hiện nay ngày càng coi trọng tình yêu lứa đôi, phần lớn các cuộc hôn nhân hiện nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu lứa đôi. Mặc dù, hôn nhân hiện nay đã có nhiều tiến bộ đặc biệt là đề cao tự do kết hôn – coi trọng quyền tự quyết của thanh niên nhưng yếu tố gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng. Theo kết quả điều tra tại địa phương, có 75 % thanh niên cho rằng họ tự do quyết định hôn nhân trên cơ sở tham khảo ý kiến của gia đình. Điều này chứng tỏ, hôn nhân tự do, tiến bộ nhưng vẫn duy trì được các giá trị truyền thống. Tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng hiện nay

cũng đang có xu hướng tăng lên, có đến 81,5% số người được hỏi đồng ý với nhận định rằng thanh niên ngày nay kết hôn muộn hơn trước đây.

Về tiêu chuẩn chọn vợ (hoặc chồng): Cũng như trước đây, các giá trị truyền thống như đạo đức tốt, lao động giỏi, thuỷ chung vẫn được đề cao đối với cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên nếu như trong thời kỳ trước đổi mới, những tiêu chuẩn có yếu tố chính trị như lý lịch tốt, trong biên chế, cán bộ, đảng viên, đoàn viên được đề cao thì bây giờ những yếu tố này giảm tính quan trọng và thay vào đó là những tiêu chuẩn mới như có nghề nghiệp ổn định (dù ở khu vực kinh tế nào), ngoại hình, khả năng giao tiếp, tự lập, độc lập về kinh tế, nguồn gốc gia đình, sức khoẻ... được người dân quan tâm nhiều hơn.

Bảng 6: Các tiêu chuẩn lựa chọn đối với cô dâu và chú rể

(Đơn vị tính: %)

STT Các tiêu chí Chú rể Cô dâu

1 Sức khoẻ tốt 71.2 82.0 2 Việc làm ổn định 77.9 20.0 3 Tính cách 23.6 44.4 4 Nguồn gốc gia đình 19.3 26.3 5 Tài sản 5.8 1.0 6 Chức vụ 11.5 2.7 7 Trình độ học vấn 22.3 12.8 8 Ngoại hình 6.0 9.8

Nguồn: Số liệu điều tra ở Hưng Yên năm 2013

Theo số liệu điều tra, các tiêu chuẩn được người dân quan tâm đối với cô dâu và chú rể đó là sức khoẻ tốt chiếm 71.2% đối với nam giới và 82% đối với nữ giới; có việc làm ổn định là 77.9% đối với nam, v.v.. Như vậy, tiêu chuẩn về sức khoẻ và sự ổn định công việc là những tiêu chuẩn nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả, điều này cũng được lý giải bởi đó là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự no ấm, tiến bộ và hạnh phúc của mỗi gia đình

trong xã hội hiện nay. Tiêu chuẩn nguồn gốc gia đình của cô dâu và chú rể cũng chiếm được sự quan tâm của mọi người: đối với chú rể là 19.3.8% còn cô dâu là 26.3%. Điều này khẳng định rằng ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, nguồn gốc gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, yếu tố về trình độ học vấn của nam giới được chú trọng hơn nữ giới chiếm 22.3%, trong khi nữ giới chỉ chiếm 12.8%. Số liệu này cho thấy việc lựa chọn bạn đời có học vấn trong xã hội hiện nay cũng là một tiêu chí quan trọng để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. Tính cách của cô dâu và chú rể cũng là một trong những yếu tố nhận được sự quan tâm của mọi người. Các yếu tố như tài sản, chức vụ, ngoại hình nhận được sự quan tâm ít hơn, đây là điểm tiến bộ về quan niệm của người dân bởi họ cho rằng khi đã kết hôn không quá coi trọng tài sản của cô dâu hay chú rể mà quan trọng là tài sản do hai vợ chồng “chung lưng đấu cật” làm ra trong quá trình chung sống với nhau.

Mặc dù, hôn nhân hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở tình yêu, do sự quyết định của đôi nam nữ. Tuy nhiên, ly hôn ở Hưng Yên lại có xu hướng gia tăng theo các năm. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, năm 2012 toàn tỉnh thụ lý hơn 1.400 vụ án ly hôn. Năm 2013 toàn tỉnh thụ lý hơn 1.500 vụ án ly hôn và chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2014, Tòa thụ lý trên 314 vụ án về hôn nhân - gia đình, trong đó các các vụ đưa đơn ly hôn có độ tuổi từ 18- 30 tuổi, chiếm trên 50%. Ly hôn không chỉ tập trung ở thành thành thị mà cả các huyện thuần nông, số vụ ly hôn cũng tăng đều hàng năm. Theo con số thống kê của Tòa án nhân dân huyện Ân Thi, năm 2011 toàn huyện có 155 vụ ly hôn, năm 2012 có 168 vụ và năm 2013 là 164 vụ. Trong đó tập trung nhiều ở các địa phương như: Đào Dương, Vân Du, Phù Ủng, Hồng Vân, Hạ Lễ, Đa Lộc, v.v.. Huyện Tiên Lữ, số vụ ly hôn cũng đang ở mức cao và báo động, năm 2013, Tòa án nhân dân huyện đã thụ lý 107 vụ, 5 tháng đầu năm 2014 có 60 vụ, v.v.. [49]. Trong đó, phần lớn số vụ ly hôn là do người vợ đứng tên và tập trung vào các gia đình trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do chồng cờ bạc, rượu chè đánh đập vợ con, bất đồng quan điểm sống hoặc

ngoại tình dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Một nguyên nhân nữa là do giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên họ vẫn chưa tìm hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.

Như vậy, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, gia đình ở tỉnh Hưng Yên đang chịu những tác động tiêu cực. Ly hôn với bất cứ nguyên nhân nào đều kéo theo những hậu quả đáng buồn, gây nên nỗi đau khổ của cả vợ và chồng trước thất bại của cuộc hôn nhân, gây ra stress về tâm lý, đặc biệt là hậu quả để lại của cuộc ly hôn đối với con cái. Thông thường, người phụ nữ phải gánh chịu nuôi con một mình, việc tái hôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi đã lớn tuổi và có con. Những đứa trẻ là nạn nhân phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, thiếu sự chăm sóc, dạy dỗ của cả cha và mẹ có nhiều thiệt thòi và chịu nhiều khủng hoảng về tâm lý, tình cảm. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu trong nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bỏ nhà đi lang thang và rơi vào con đường phạm tội. Như vậy, ly hôn tự nguyện gắn liền với hôn nhân tự do, tiến bộ là điều được luật Hôn nhân và Gia đình nước ta công nhận và bảo vệ. Vì vậy, chúng ta không thể lên án ly hôn hay coi ly hôn là vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi ly hôn cũng là cứu cánh, là giải thoát cho những cặp vợ chồng có cuộc sống bế tắc, không có hạnh phúc, đặc biệt là khi đã có sự đàn áp, bạo lực của một phía vợ hoặc chồng.

Bên cạnh vấn đề ly hôn, hôn nhân ở tỉnh Hưng Yên cũng đang gặp phải các vấn đề về quan niệm sống, lối sống bất bình thường và trở thành vấn đề xã hội nan giải như sống thử, sống chung không kết hôn, không muốn sinh con, sống độc thân, tảo hôn, bạo lực gia đình tăng cao, v.v.. Theo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên, năm 2013, toàn tỉnh đã xảy ra 161 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 89 vụ bạo lực về tinh thần, 62 vụ bạo lực về thân thể, 10 vụ bạo lực về kinh tế mà nạn nhân bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ. Trong đó có 4 vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng làm 4 người thiệt mạng. Thực tế trên

đây cho thấy vấn đề bạo lực gia đình ở Hưng Yên đang có diễn biến phức tạp, tính chất nghiêm trọng hơn mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, điều này đã có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và sự bền vững của gia đình. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, khi xảy ra bạo lực, các cặp vợ chồng rất hiếm khi chia sẻ ra ngoài vì còn e ngại, vì thế thường không nhận được sự trợ giúp, tư vấn từ bên ngoài [23]. Số liệu trên cho thấy, trước những biến đổi của xã hội, nhất là sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay đã tác động tiêu cực đến hôn nhân – gia đình ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)