Với sự bùng nổ của CNTT hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi đa phương tiện (Multimedia) vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ nâng cao tính tích cực tự lực nhận thức của học sinh vì khi “thầy dạy bằng đa phương tiện, trò học bằng đa giác quan” thì vai trò của người thầy lúc này chỉ giữ chức năng định hướng, tư vấn còn người học tùy vào năng lực, điều kiện và nhu cầu của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức mới, đạt được mục đích mình mong muốn.
Akbert Einstein đã nói “Nghệ thuật cao cả của người thầy là khơi dậy niềm vui trong sự diễn tả và nhận thức sáng tạo”.
Vì vậy để ứng dụng CNTT trong dạy học một cách có hiệu quả thì cần phải xây dựng các phần mềm dạy học, khai thác sử dụng các phần mềm công cụ đa phương tiện khác nhau như Microsoft Office PowerPoint 2007, PhotoShop, ProShow Gold, Hot Potatoes 6, Adobe Flash,…để thiết kế các trò chơi hỗ trợ và gây hứng thú nhận thức cho học sinh. Một số tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học:
− Sự nghiệp giáo dục nước ta cần bắt kịp xu thế đổi mới PPDH trên thế giới, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học là một trong những nội dung quan trọng của xu thế tất yếu đó.
− Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thời đại thông tin, nhân loại đang quá độ sang nền kinh tế tri thức mà đặc điểm của nó là sự bùng nổ thông tin, tri thức đòi hỏi có những con người năng động, sáng tạo. Sử dụng CNTT là một trong những bước đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
− Ứng dụng CNTT trong giảng dạy hóa học giữ một vị trí vô cùng quan trọng để đổi mới phương pháp dạy của thầy, buộc người GV phải không ngừng nỗ lực học tập và tìm hiểu để nâng cao tri thức để có thể chủ động trong quá trình giảng dạy. Một thực tế hiện nay cho thấy học sinh rất năng động, sáng tạo, thông minh và rất thích tò mò tìm hiểu về CNTT.
Đối với môn hóa học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung PPDH. Cụ thể là:
− CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới.
− CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập.
− CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng, qua phản ánh.
− CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng dạy học hóa học chính xác hơn.
− GV chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần vì chỉ cần bổ sung, thay đổi những kiến thức mới.
− Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để GV trình bày nội dung kiến thức một cách sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
− Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và cho hiệu suất cao hơn.
− Đặc biệt nếu áp dụng hình thức đào tạo điện tử (E-Learning) sẽ đáp ứng được mọi tiêu chí: Hình thức đào tạo đa dạng, học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ và học mềm dẻo, học một cách mở, học suốt đời và tiết kiệm chi phí cho cả người dạy lẫn người học. Bởi đặc điểm của E-Learning là có hệ thống giảng bài và có tài liệu học tập được giới thiệu dưới dạng số hóa, được đặc trưng bởi tính đa và siêu phương tiện, có sự tương tác qua lại giữa người học, hệ thống dạy và người dạy.
− Giải phóng người thầy khỏi một lượng lớn các công việc tay chân do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học.
1.7. Thực trạng ứng dụng CNTT để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học của SV sư phạm khoa Hóa trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, GV ở các trường