Đối với trò chơi “Noughts and Crosses” thông qua đoạn phim hướng dẫn, người thiết kế sẽ biết được kỹ thuật tạo triggers; vẽ các đối tượng trong AutoShape rồi định dạng màu sắc, kích cỡ, bề dày,…; tạo và định dạng hiệu ứng trong Entrance, Exit; tạo liên kết đến slide câu hỏi,…
Mục đích
Gây hứng thú cho học sinh trong việc vận dụng các kiến thức hóa học đã tiếp thu được để trả lời các câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì đội (nhóm) đó sẽ được đánh dấu kí hiệu của đội mình lên ô câu hỏi đó. Đội nào có 3 kí hiệu giống nhau ở bất kì hàng ngang, dọc, chéo trước tiên thì đội đó sẽ chiến thắng.
Làm cho việc khắc sâu kiến thức của học sinh diễn ra nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm nhỏ, nỗ lực để giành chiến thắng về đội mình. Chuẩn bị
− Đối với GV: Chuẩn bị các câu hỏi cho mỗi ô (dạng bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận).
Thiết kế bàn cờ carô trên slide. Phiếu bài tập ôn tập cho học sinh.
− Đối với học sinh: Chuẩn bị trước nội dung ôn tập trong SGK, bảng, bút lông. Cách tiến hành
− Có 9 ô sắp xếp thành hình vuông. Mỗi đội lần lượt chọn một ô, sau đó trả lời các câu hỏi.
− Phát cho mỗi nhóm bảng, bút lông. Luật chơi
− Nếu đội lựa chọn ô vuông đó trả lời đúng thì đội đó sẽ được ghi kí hiệu của đội mình vào (X hoặc O) ngược lại, đội còn lại sẽ có cơ hội trả lời, nếu trả lời đúng thì đội đó được phép ghi kí hiệu của đội mình vào ô vuông đó.
− Nếu đội nào có được 3 ô chứa 3 kí hiệu X (O) theo bất kì hàng ngang, dọc, chéo trước sẽ là đội chiến thắng.
Thiết kế trò chơi
− Thiết kế Slide mẫu trò chơi
− Các bước thực hiện:
Bước 1: Tạo và định dạng cho các đối tượng
Vẽ các kí hiệu X: Vào Shapes > Equation Shapes > Multiply. Vẽ các kí hiệu O: Vào Shapes > Basic Shapes > Donut.
Vẽ các đường thẳng chéo, ngang, dọc: Vào Shapes > Lines > Line.
Thực hiện liên kết (Hyperlink) tới slide câu hỏi.
Nhấp chuột vào kí hiệu X lớn sẽ hiện ra, X và O nhỏ sẽ biến mất. Nhấp chuột vào kí hiệu O lớn sẽ hiện ra, X và O nhỏ sẽ biến mất. Nhấp chuột vào N1, D1, C1 thì các đường ngang, dọc, chéo sẽ hiện ra.
Định dạng màu sắc, kích thước cho các đối tượng trên: Nhấp đúp chuột vào đối tượng > Shape Styles > tùy chỉnh trong mục Shape Fill, Shape Outline, Shape Effects.
• Tô màu: Shape Fill > Color (tùy ý) hoặc tô màu Gradient (2 hoặc nhiều màu) hoặc Texture (nền).
• Thay đổi kích cỡ: Shape Outline > Weight (3pt), màu sắc Shape Outline > Color, kiểu đường viền Shape Outline > Weight Dashes.
Bước 2: Tạo và định dạng hiệu ứng cho các đối tượng
Kí hiệu X, O lớn: Chọn đối tượng > Add Effect > Entrance > Descend. Mục Start: Chọn With Previous.
Kí hiệu X, O nhỏ: Chọn đối tượng > Add Effect > Exit> Disappear. Mục Start: Chọn With Previous.
Kí hiệu X, O lớn: Chọn đối tượng > Add Effect > Exit > Disappear. Mục Start: Chọn With Previous.
Các đường dọc, ngang: Vào Add Effect > Entrance > Ease in. Mục Start: Chọn On Click.
Direction: From bottom.
Các đường chéo: Vào Add Effect > Entrance > Curve Up.
Bước 3: Tạo triggers cho các đối tượng
− Tạo triggers cho kí hiệu X (O) lớn với X (O) nhỏ (khi nhấp chuột vào dấu X (O) nhỏ thì X (O) lớn sẽ hiện ra).
Chọn đối tượng X (O) lớn vào Timing > Triggers > Start effect on click of > chọn tên hiệu ứng của kí hiệu X (O) nhỏ tương ứng.
− Tạo triggers cho kí hiệu X (O) nhỏ với chính nó (khi nhấp chuột vào dấu X (O) nhỏ thì X (O) nhỏ sẽ biến mất).
Chọn đối tượng X (O) nhỏ vào Timing > Triggers > Start effect on click of > chọn tên hiệu ứng của kí hiệu X (O) nhỏ tương ứng.
− Tạo hiệu ứng triggers cho lần lượt đường ngang, chéo, dọc với các nút lệnh N1, N2, N3,…; C1, C2, C3,…; D1, D2, D3, D4,…
Chọn đối tượng đường ngang, chéo, dọc vào Timing > Triggers > Start effect on click of > chọn tên hiệu ứng của các nút lệnh N1, N2, N3, C1, C2, C3, D1, D2, D3 tương ứng.
Sau đó bạn chọn hết các kí hiệu X, O lớn và X, O nhỏ sao chép sang cho các ô còn lại mà bạn không cần phải thiết kế lại.
Tạo liên kết (Hyperlink) tới slide chủ khi nhấp chuột vào đối tượng . Tương tự sao chép slide và thay đổi nội dung câu hỏi để tạo các câu hỏi tiếp theo cho các slide còn lại.
− Ý nghĩa: Việc tạo các liên kết tới slide chủ sẽ tạo ra một trò chơi logic, thống nhất. Trò chơi này rất dễ chỉnh sửa, GV chỉ cần thay đổi nội dung, số lượng, dạng câu hỏi ở lần chơi tiếp theo.
Những nội dung có thể áp dụng: Trò chơi này có thể áp dụng để ôn tập, củng cố lí thuyết cho học sinh ở các phần câu hỏi về ứng dụng, sản xuất, về hiện tượng, giải thích,…GV có thể cho học sinh ôn tập, trả lời theo nhóm hoặc cá nhân.