Khái niệm, phân loại trò chơi dạy học

Một phần của tài liệu xây dựng e book “ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học” (Trang 26)

“Trò chơi giáo dục được đặc trưng bởi tác dụng cải thiện tri thức, kỹ năng, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm cá nhân của người tham gia và để thực hiện những nhiệm vụ, hành động, luật, quy tắc và yêu cầu của trò chơi thì người tham gia phải sử dụng tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phải huy động tình cảm, ý chí của mình ở mức độ nhất định” [11].

Như vậy, trò chơi giáo dục có ở cả trong và ngoài nhà trường, trong hay ngoài ngành giáo dục.

Trò chơi dạy học

“Những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và PPDH, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi, gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung dạy học [11].

Các trò chơi học tập có thể lấy từ các trò chơi trong thực tế. Đối với loại trò chơi này, GV chỉ cần “ủy thác” nội dung dạy học vào nội dung của trò chơi. Ngoài ra do yêu cầu đa dạng của việc học tập, GV cũng có thể tạo ra những trò chơi mới.

Các loại trò chơi dạy học

Theo Đặng Thành Hưng [11], căn cứ vào chức năng có thể chia trò chơi dạy học thành 3 nhóm:

Trò chơi phát triển nhận thức: Nhằm mục đích cải thiện và phát triển các khả năng

nhận thức, quá trình và kết quả nhận thức của người học. Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ:

− Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác.

− Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ.

Trò chơi phát triển giá trị: Định hướng vào việc kích thích, khai thác thái độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của người tham gia.

− Các trò chơi phân vai, đóng kịch theo chủ đề.

− Các trò chơi dân gian.

− Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người,…

Trò chơi phát triển vận động

Cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối, dựa vào chức năng phát triển chủ yếu mà trò chơi đó hướng tới vì có nhiều trò chơi đồng thời phát triển nhiều chức năng cùng một lúc.

Dựa vào hình thức tổ chức có thể chia trò chơi ra thành nhiều dạng. Sau đây là một số dạng trò chơi dạy học phổ biến và dễ áp dụng:

Các dạng trò chơi tranh tài: Các nhóm cùng thực hiện một chủ đề nhất định nhưng

có sự thi đua về thời gian hoặc chất lượng kết quả.

Các trò chơi đố vui:Đó là một biến thể của trò chơi tranh tài, lúc này nội dung học

tập được “ủy thác” vào trò chơi dưới dạng các câu hỏi nhỏ mà GV đặt ra hay các đội chơi đặt cho nhau.

Các trò chơi thách đố: Loại trò chơi này thường đặt người chơi vào trạng thái suy

nghĩ và hành động khẩn trương, căng thẳng trí tuệ vì thách đố là những thử thách có phần vượt quá khả năng thông thường của người học. Đây cũng chính là yếu tố kích thích học sinh tham gia.

Đối với học sinh phổ thông thì lại cần thiết phải chia các trò chơi dạy học theo các lĩnh vực học tập. Trong đó có các lĩnh vực đáng chú ý như sau:

− Các trò chơi khoa học: Trò chơi Vật lí, trò chơi Hóa học, trò chơi Sinh học,…

− Các trò chơi Ngôn ngữ: Phản ánh nội dung học tập trong các môn Văn học, Ngoại ngữ,…

− Các trò chơi Thể dục - vận động.

− Các trò chơi Xã hội: Phản ánh nội dung giáo dục công dân, các sinh hoạt trong Đoàn, Hội, Câu lạc bộ.

− Các trò chơi Kỹ thuật.

Một phần của tài liệu xây dựng e book “ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học” (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)