Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2014 2015 (Trang 55)

1 Beta lactam Amoxicillin

4.2.1. Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc

Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc ở hai đối tượng có BHYT và khám tự nguyện là gần bằng nhau. Ở đối tượng có BHYT số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 2,4 còn ở đối tượng khám tự nguyện là 3,3. Đây là số thuốc hợp lý nằm trong giới hạn khuyến cáo số thuốc trung bình giới hạn trong một đơn (dưới 5 thuốc trong một đơn) [16]. Số thuốc trung bình trong đơn tự nguyện là 3,3 thấp hơn số thuốc trung bình kê đơn tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 năm 2007 là 4,5 thuốc/ đơn [12], bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2008 là 3,9 thuốc/ đơn, bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2011 là 3,6 thuốc/ đơn, nhưng cao hơn số thuốc kê đơn ngoại trú cho bệnh nhân của BV 354 năm 2010 là 2,96 thuốc/ đơn [16]. Điều đó cho thấy các bác sỹ đã nắm rõ chủ trương mà HĐT & ĐT đã nêu ra từ đầu năm.

4.2.2. Tỷ lệ các thuốc được kê theo tên gốc

Ở đơn tự nguyện tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc chỉ chiếm 58,6%, trong khi đó tỷ lệ này ở đơn BHYT là 95,8%.

nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang chỉ có 15,8% đơn tự nguyện và 12,8% đơn thuốc BHYT kê thuốc theo tên gốc [16]. Tỷ lệ trên của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cũng tương đương với tỷ lệ của bệnh viện Phổi TƯ là 15,75% [13]. Tỷ lệ kê thuốc theo tên gốc tại bệnh

viện đa khoa tỉnh Vĩnh phúc năm 2011 còn thấp hơn với 8,5% ở đơn thuốc

ngoại trú [20 . Tuy

nhiên đơn thuốc BHYT

như trên là do bác sỹ được kê đơn điện tử dưới sự giám sát của HĐT&ĐT

cùng với giám sát nguyện sự giám sát

của bệnh viện chưa được c ng nhiều đơn tự nguyện

bác sỹ kê thuốc theo tên biệt dược có giá thành cao.

.

4.2.3. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh

Kết quả cho thấy tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh ở đơn thuốc tự nguyện là 57% (57/100) cao gấp gần 1,5 lần đơn thuốc BHYT chiếm 39,25% (157/400). Số đơn thuốc có từ 2 KS trở lên chỉ chiếm 9% ở đơn thuốc tự nguyện (9/100) và 2,5% ở đơn thuốc BHYT (10/400), việc dùng nhiều loại kháng sinh cùng một lúc có thể do hai đường khác nhau như đường uống kết hợp với đường dùng ngoài như bệnh da liễu hoặc đường nhỏ trong các bệnh về mắt. Tuy nhiên điều đó cũng làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở đơn thuốc tự nguyện là 57% (57/100) là cao hơn so với khuyến cáo của WHO là tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh trong đơn nên từ 20 – 30% [16]. Tỷ lệ này cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011 là 21,4%, bệnh viện 354 năm 2010 là 30,86% [16]. Điều này cho thấy công tác giám sát đơn thuốc ở nhà thuốc bệnh viện chưa được chặt chẽ. Do nhà thuốc bệnh viện do dược sỹ đại học phụ trách nhưng còn kiêm nhiệm nhiều việc khác trong khoa để 2 dược sỹ trung học tại khoa ra bán thuốc do

đó hiệu quả giám sát và tư vấn chưa được đảm bảo. Nếu việc kê đơn thuốc có lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, một vấn đề nóng hiện nay đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Tỷ lệ đơn thuốc có BHYT có kê kháng sinh trong đơn thuốc ngoại trú chiếm 39,25% (157/400) vẫn cao hơn khuyến cáo của WHO, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 là 59,5% đối với kê đơn ngoại trú [20].

. Nhưng một vấn đề nhức nhối xảy ra khá phổ biến ở các bệnh viện tuyến tỉnh. Do đó theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới, bệnh viện cần có chiến lược để cải thiện thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm:

- Xây dựng một tiểu ban thuốc kháng sinh thuộc HĐT&ĐT để đặt ra các tiêu chuẩn và theo dõi sử dụng thuốc kháng sinh để giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc sai và tránh lạm dụng thuốc.

- Sử dụng các hướng dẫn điều trị bằng thuốc kháng sinh gắn liền với những thông tin về tình hình kháng thuốc và mô hình bệnh tật tại bệnh viện.

- Phân loại các thuốc kháng sinh kê dùng trong bệnh viện thành nhóm: không hạn chế, hạn chế và đặc biệt hạn chế để tránh việc sử dụng bừa bãi các thuốc kháng sinh.

- Kiểm tra việc sử dụng thuốc kháng sinh theo từng khoa hoặc theo thuốc cùng với thông tin phản hồi và các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục thiếu sót trong sử dụng thuốc.

- Cải thiện các phương tiện chẩn đoán.

Ở Việt Nam theo thông tư 22/2011/TT-BYT về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện trong đó quy định nhiệm vụ của khoa Dược là phối hợp khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. Do đó khoa Dược bệnh viện cần nghiêm túc thực hiện và tổ chức bộ phận dược lâm sàng đầy đủ để thực hiện vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2014 2015 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)