Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống nếp cẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 68)

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự không nhắc lại,

4.11 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống nếp cẩm

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan chặt và thuận. Do đó muốn nâng cao năng suất lúa thì phải nâng cao các yếu tố cấu thành năng suất.

Năng suất là mục tiêu hàng đầu của mọi chương trình chọn giống, là đòi hỏi cấp thiết của người nông dân. Giống mới ra đời được mở rộng nhanh hay chậm, tồn tại trong sản xuất lâu hay không là do năng suất quyết định.Năng suất là kết quả của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong suốt chu kỳ sống. Năng suất của giống được quyết định bởi yếu tố di truyền, đồng thời cũng chịu sự chi phối, tác động của điều kiện ngoại cảnh. Nó phản ánh tương tác của cây trồng với các yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy năng suất của giống không chỉ thể hiện được đặc tính di truyền mà còn thể hiện khả năng thích ứng của cây với môi trường.

Năng suất của cả ruộng lúa được tạo nên bởi năng suất của từng cá thể trong ruộng lúa đó. Năng suất cá thể lại được cấu thành bởi các yếu tố số bông/khóm, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt.

Bảng 4.12 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống nếp cẩm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội

hiệu Số gié C1 SBHH/Khó m Số hạt/bông Số hạt chắc Số hạt lép Tỉ lệ chắc (%) P1000 (g) N1 9,7 3,8 119,1 107,4 11,7 90,2 32,1 N3 8,6 4,2 122,8 115,9 6,9 94,4 32,3 N6 8,5 4,5 96,3 78,6 17,7 81,6 27,6 N10 8,4 5,6 159,6 146,7 12,9 91,9 29,2 N11 9,2 3,2 126,4 113,2 13,2 89,6 30,6 N14 7,9 4,3 91,7 77,6 14,1 84,6 30,2 N15 8,5 3,7 97,4 87,8 9,6 90,1 35,7 N16 7,0 3,8 85,0 74,9 10,1 88,1 33,4 N18 8,2 4,8 157,4 136,2 21,2 86,5 33,1 N19 9,4 3,6 106,3 95,0 11,3 89,4 32,6 N21 8,3 4,2 108,0 91,6 16,4 84,8 32,1 N23 8,8 5,0 131,8 118,0 13,8 89,5 33,6 N24 8,0 6,2 136,2 128,6 7,6 94,4 31,1 N25 8,2 2,8 106,0 97,3 8,7 91,8 39,4 N26 10,0 3,7 144,3 134,5 9,8 93,2 29,6 N27 9,0 3,5 123,8 112,9 10,9 91,2 32,6 N28 9,4 3,8 107,0 93,5 13,5 87,4 38,7 N30 8,6 3,4 97,4 87,8 9,6 90,1 29,6 N31 8,0 4,7 138,9 130,3 8,6 90,8 31,6 N32 8,6 3,3 123,8 115,0 8,8 92,9 30,8 N33 10,3 3,9 133,0 122,5 10,5 92,1 32,5

Ghi chú: SBHH: số bông hữu hiệu. Số gié C1: số gié cấp 1.NSCT: Năng suất cá

thể; NSLT: Năng suất lí thuyết.

Số bông hữu hiệu/khóm do yếu tố di truyền quyết định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Thời kỳ quyết định số bông/khóm là đẻ nhánh rộ.Số bông trên khóm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất,yếu tố này tỷ lệ thuận với năng suất khi số bông trên khóm càng nhiều thì năng suất càng tăng. Đối với một giống thì số bông trên khóm phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mật độ, chế độ dinh dưỡng…

Kết quả bảng 4.12 cho thấy: Số bông/khóm của các mẫu giống biến động trong khoảng 2,8-5,6 bông, trong đó N10 có số bông/khóm cao nhất đạt 5,6 bông/khóm, thấp nhất là N25 (2,8 bông/khóm).

Số gié cấp 1 cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Số gié cấp 1 càng nhiều tức là khả năng mang hạt của giống đó càng cao. Số gié cấp 1 của các mẫu giống lúa trong thí nghiệm dao động từ 7,9 – 10,3 gié. N33 có số gié cấp 1 nhiều nhất (10,3 gié) và N14 là mẫu có số gié cấp 1 thấp nhất (7,9 gié).

Số hạt/ bông: Số hạt/bông phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hoá và số hoa thoái hoá. Thời kỳ quyết định số hạt/bông chủ yếu bắt đầu từ khi phân hoá đòng đến cuối thời kì giảm nhiễm, giai đoạn trước trỗ 5 ngày trở về sau không ảnh hưởng. Vì vậy để có số hạt/bông cao cần bón thúc kịp thời để thúc đẩy quá trình phân hoá đòng. Tuy nhiên, nếu số hạt/bông quá cao sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép và giảm khối lượng hạt do không đủ chất dinh dưỡng. Trong số các mẫu giống tham gia thí nghiệm thì N10 có số hạt/bông cao nhất (159,6 hạt/bông), N14 có số hạt/bông thấp nhất (91,7 hạt/bông). Tỷ lệ hạt chắc của các mẫu giống trong thí nghiệm đa số ở mức trung bình đến cao. Nguyên nhân là do các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu có thời gian trỗ không giống nhau. Tỷ lệ hạt chắc của các mẫu

giống nếp cẩm biến động trong khoảng từ 81,6-94,4%. N6 có tỉ lệ hạt chắc thấp nhất đạt 81,6%. Các mẫu N1, N3, N10, N15, N24, N25, N26, N27, N30, N31, N32, N33 là những mẫu giống có tỉ lệ hạt chắc cao trên 90%.

Khối lượng 1000 hạt là tính trạng di truyền tương đối ổn định của mỗi dòng, thể hiện năng suất của mỗi dòng cao hay thấp, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng…Đối với mỗi giống lúa nếu chăm sóc tốt thì cây lúa sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, quá trình vận chuyển và tích luỹ các chất dinh dưỡng về hạt sẽ thuận lợi, hạt mẩy, khối lượng 1000 hạt sẽ tăng, mặt khác ở giai đoạn cây lúa trỗ bông, vào chắc nếu gặp điều kiện thời tiết xấu và sâu bệnh phá hoại thì khối lượng 1000 hạt lại giảm. Trong tổng số 21 mẫu giống nghiên cứu thì N6 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất đạt 27,6g. N25 có khối lượng 1000 hạt cao nhất là 39,4g. Các mẫu giống còn lại khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 29,2g (N10) – 35,7g (N15).

Năng suất là khối lượng hạt khô trên một đơn vị diện tích. Năng suất là mục tiêu mà nhà chọn giống quan tâm nhất, những tác động của con người đều nhằm mục đích tạo ra năng suất cao.

Năng suất tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Người ta luôn tìm cách để đưa năng suất thực thu đến gần với năng suất lí thuyết. Thông thường năng suất thực thu sẽ bằng 70-80% năng suất lí thuyết. Qua bảng số liệu 4.12 cho ta thấy: các mẫu giống thí nghiệm có năng suất cá thể rất khác nhau, dao động từ 6,4g (N6) – 17,3g (N10). Năng suất lý thuyết của các mẫu giống nếp cẩm trong thí nghiệm dao động từ 42,8 – 111,6 tạ/ha. N16 có năng suất lý thuyết thấp nhất (42,8 tạ/ha), N24 có năng suất lý thuyết cao nhất (111,6 tạ/ha). N10, N18 và N24 là những mẫu giống có năng suất lý thuyết cao trên 90 tạ/ha.

Biểu đồ 4.4. Năng suất cá thể của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu 4.14 Giới thiệu một số mẫu giống triển vọng của vụ Xuân 2015

Nguồn gen địa phương là nguồn vật liệu vô cùng phong phú trong quá trình chọn tạo giống. Dựa theo kết quả đánh giá một số đặc tính nông sinh học, chúng tôi chọn lọc được một số mẫu giống có tiềm năng suất khá và khả năng cây chống đổ tốt. Kết quả trình bày ở bảng 4.13

Như vậy 21 mẫu giống nếp cẩm được khảo sát tại Gia Lâm- Hà Nội trong vụ Xuân 2015 có thể chọn ra được 5 dòng có tiềm năng năng suất cao >80 tạ/ha:

Bảng 4.13. Một số đặc điểm cơ bản của các dòng giống lúa cẩm triển vọng trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội hiệu CCC cuối cùng(cm) TGST(ngày ) SBHH/Khó m Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỉ lệ chắc (%) P1000 (g) NSC T (g) NSLT (tạ/ha) N10 109,0±3,3 145 5,6 159,6 146,7 91,9 29,2 17,3 107,9 N18 110,3±7,4 141 4,8 157,4 136,2 86,5 33,1 13,3 97,4 N23 118,4±7,4 147 5,0 131,8 118,0 89,5 33,6 10,6 89,2 N24 120,8±4,1 143 6,2 136,2 128,6 94,4 31,1 16,7 111,6 N31 121,3±5,9 144 4,7 138,9 130,3 90,8 31,6 12,2 84,3

CCC cuối cùng: Chiều cao cây cuối cùng ; TGST: Thời gian sinh trưởng ;NSCT: Năng suất cá thể; NSLT : Năng suất lí thuyết.

Chiều cao cây của các dòng dao động từ 109,0-121,3cm, cao nhất là N31, thấp nhất là N10.

Số bông/khóm của các dòng dao động từ 4,7-6,2 bông/khóm, cao nhất là N10, thấp nhất là N31.

Số hạt chắc: dao động từ 118-146,7 hạt, trong đó cao nhất là N10, thấp nhất là N23.

Tỉ lệ hạt chắc của các dòng dao động từ 86,5%-94,4%, trong đó cao nhất là N24, thấp nhất là N18.

Khối lượng 1000 hạt của các dòng dao động từ 29,2-33,6g, cao nhất là N23,thấp nhất là N10.

Năng suất cá thể: dao động từ 10,6-17,3 g/khóm, trong đó cao nhất là N10, thấp nhất là N23.

Năng suất lý thuyết: dao động từ 84,3-11,6, cao nhất là N24, thấp nhất là N31.

Phần V

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w