ST T Kí hiệu

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 35)

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự không nhắc lại,

ST T Kí hiệu

T Kí hiệu Tuối mạ (ngày )

Thời gian từ cấy đến ……. (ngày) Thời gian trô (ngày) Thời gian chín (ngày) Thời gian sinh trưởng (ngày) Bén rễ hồi xanh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu trô 1 N1 37 9 21 60 8 30 144 2 N3 37 9 25 60 8 31 145 3 N6 37 9 25 58 7 30 141 4 N10 37 9 25 59 8 32 145 5 N11 37 9 21 60 7 30 143 6 N14 37 9 21 57 7 31 141 7 N15 37 9 21 60 8 34 148 8 N16 37 9 28 60 8 32 146 9 N18 37 9 25 61 7 27 141 10 N19 37 9 28 60 8 31 145 11 N21 37 9 25 56 7 28 137 12 N23 37 9 25 60 8 33 147 13 N24 37 9 25 60 7 30 143 14 N25 37 9 28 62 7 31 146 15 N26 37 9 18 60 8 31 145 16 N27 37 9 18 60 7 26 139

17 N28 37 9 28 59 7 32 144

18 N30 37 9 25 61 7 30 144

19 N31 37 9 21 64 7 27 144

20 N32 37 9 21 56 7 32 141

Thời gian từ cấy đến hồi xanh

Sau khi cấy cây lúa cần thời gian để bén rễ hồi xanh. Trong điều kiện bình thường sau cấy 5 – 7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh.

Qua bảng 4.2 ta thấy: Thời gian bén rễ hồi xanh của các dòng đều là 9 ngày. Thời gian này tương đối dài so với bình thường, do sau khi cấy lúa gặp thời tiết lạnh và mưa lớn, làm chậm thời gian bén rễ hồi xanh của cây lúa.

Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh

Thời gian từ cấy tới bắt đầu đẻ nhánh là đặc trưng của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, chế độ dinh dưỡng… Các giống lúa khác nhau, khả năng đẻ nhánh khác nhau.

Sau khi cấy, cây lúa gặp phải điều kiện thời tiết bất thuận (nhiệt độ thấp, mưa lớn) làm chậm quá trình bén rễ hồi xanh, thời gian đẻ nhánh cũng kéo dài hơn. Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh của các mẫu giống nếp cẩm dao động trong

khoảng 18 – 28 ngày.

Có 2 dòng đẻ nhánh khá sớm (18 ngày sau cấy): N26 và N27.

Có 4 dòng đẻ nhánh tương đối muộn (28 ngày sau cấy): N16, N19, N25 và N28. Thông thường, thời gian bén rễ hồi xanh liên quan tới thời gian đẻ nhánh của cây, nếu thời gian bén rễ hồi xanh sớm thì cây cũng đẻ nhánh sớm và ngược lại.

Thời gian từ cấy đến bắt đầu trô

Thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ chủ yếu phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết khí hậu. Thông thường những giống lúa có thời gian sinh

trưởng dài thì thời gian từ khi gieo tới bắt đầu trỗ cũng dài hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Trong thời gian này có 2 giai đoạn quan trọng là từ bắt đầu đẻ nhánh tới kết thúc đẻ nhánh và từ kết thúc đẻ nhánh tới trỗ. Dựa vào thời gian từ khi cấy tới trỗ ta có thể dự đoán được khả năng đẻ nhánh tập trung hay không tập trung của các dòng lúa.

Thời gian từ cấy tới bắt đầu trỗ của các dòng lúa tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 56 – 64 ngày, ngắn nhất là mẫu giống N21 và N32; dài nhất là các mẫu giống N31 và N33.

Thời gian trô

Thời gian trỗ là một chỉ tiêu xác định độ thuần của giống, giống trỗ càng tập trung chứng tỏ độ thuần càng cao. Thời gian trỗ càng ngắn càng làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh bất thuận, có khả năng cho năng suất cao. Đây là thời điểm cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không khí. Nhiệt độ, độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm của hạt phấn, đẫn tới tỉ lệ hạt lép cao. Do đó việc bố trí thời vụ để lúa trỗ bông đúng lúc là vô cùng quan trọng.

Thời gian trỗ của các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm dao động trong khoảng 7-8 ngày.

Thời gian trỗ 7 ngày gồm 12 mẫu giống: N6, N11, N14, N18, N21, N24, N25, N27, N28, N30, N31 và N32.

Thời gian trỗ 8 ngày gồm 9 mẫu giống: N1, N3, N10, N15, N16, N19, N23, N26 và N33.

Ta nhận thấy các dòng lúa cẩm thí nghiệm có thời gian trỗ tập trung, đây cũng là một đặc điểm cần bảo tồn của các giống lúa địa phương.

Thời gian từ kết thúc trô đến chín thu hoạch

Thời kì chín đặc trưng cho các hoạt động sinh lí của hạt, sự tăng lên cả về kích thước lẫn khối lượng hạt, sự biến đổi về màu sắc vỏ hạt và sự tàn lụi của lá. Ở thời kì này các chất dinh dưỡng được tích lũy ở hạt, hình thành nên nội nhũ. Do đó thời gian này cây cần có bộ lá xanh (đặc biệt là lá đòng và 3 lá công năng) để giúp cho quá trình tích lũy tinh bột được thuận lợi, tạo điều kiện để nâng cao năng suất. Thời gian từ khi lúa trỗ đến khi lúa chín hoàn toàn dao động từ 26-34 ngày.

Thời gian chín ngắn nhất 26 ngày có mẫu giống: N27 Thời gian chín dài nhất 34 ngày có mẫu giống: N15

Có thể thấy các dòng lúa cẩm nghiên cứu có thời gian chín đồng đều không chênh lệch nhau lớn.

Tổng thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng là tổng thời gian của các giai đoạn sinh trưởng tính từ khi gieo hạt cho tới khi lúa chín hoàn toàn. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của giống giúp chúng ta phân biệt được giống dài ngày, giống trung ngày hay giống ngắn ngày. Là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp giúp tăng vụ, tăng năng suất ở các vùng trồng khác nhau, phát huy được những đặc tính tốt của giống.

Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa cẩm dao động trong khoảng 137– 148 ngày, dòng ngắn

nhất là N21 (137 ngày), các dòng dài nhất là N15 (148 ngày). Hầu hết các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm thuộc nhóm trung bình (136-160 ngày).

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w