Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 40)

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự không nhắc lại,

4.3Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một hình thái quan trọng, nó là một đặc điểm di truyền của giống, có liên quan chặt chẽ đến khả năng chống đổ, khả năng chịu thâm canh cao, khả năng tăng mật độ gieo cấy và khả năng đẻ nhánh của các giống. Các giống cao cây có khả năng chống đổ, chịu thâm canh và khả năng đẻ nhánh thấp hơn so với các giống thấp cây. Chiều cao cây là tính trạng tương đối ổn định, khi một số giống đã thuần thì sự tác động của điều kiện ngoại cảnh hay kĩ thuật canh tác đều có ít ảnh hưởng.

Ở mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển khác nhau sự tăng trưởng chiều cao của cây lúa cũng khác nhau. Nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao của cây lúa nhằm giúp chúng ta xác định cơ sở để bố trí thời vụ, mật độ trên chân đất thích hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất của giống.

Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn được trình bày ở bảng 4.3 và đồ thị 4.1.

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống nếp cẩm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội

Đơn vị tính: cm

STT Kí hiệu

…..ngày sau cấy CCC cuối cùng

10ngày ngày 17 ngày 24 ngày 31 ngày 38 ngày 45 ngày 52 ngày Xtb±Sxtb(cm) 1 N1 39,9 50,2 65,4 74,5 91,0 101,8 115,1 131,2±5,7 2 N3 40,2 50,7 64,9 73,0 87,1 95,4 105,7 117,9±7,0 3 N6 39,1 49,9 67,4 76,5 94,2 98,3 - 117,8±5,9 4 N10 43,9 53,4 69,3 79,1 91,5 100,2 - 109,0±3,3 5 N11 38,2 44,9 58,7 69,5 81,0 90,2 98,9 120,0±4,5 6 N14 35 44,9 59,4 67,9 82,4 90,9 - 125,9±5,7 7 N15 38,8 51,5 63,8 70,9 82,2 87,6 96,3 114,7±7,3 8 N16 37,7 46,7 62,1 71,8 88,2 95,0 - 119,7±7,3 9 N18 38,4 48,6 60,4 69,5 81,7 91,4 96,4 110,3±7,4 10 N19 38,2 50,6 66,6 78,1 91,0 99,8 - 125,8±7,5 11 N21 41,9 65,6 65,6 75,6 87 91,7 98,9 121,3±6,0 12 N23 39,1 61,6 61,6 71,7 86,2 98,8 107,5 118,4±7,4 13 N24 40,4 65,1 65,1 72,3 85,2 95,2 106,0 120,8±4,1 14 N25 40,0 60,0 60,0 69,2 85,8 92,8 - 119,2±7,4 15 N26 36,4 59,2 59,2 73,0 82,6 89,8 99,2 134,1±8,0 16 N27 39,6 65,8 65,8 74,9 87,7 96,1 - 122,4±5,1 17 N28 42,6 61,4 61,4 71,1 85 95,3 105,3 128,0±6,8 18 N30 42,7 70,2 70,2 80,6 98,4 106,1 - 119,1±5,8 19 N31 35,6 59,0 59,0 65,9 80,5 92,0 103,3 121,3±5,9 20 N32 38,6 64,8 64,8 75,0 93,0 97,6 - 128,3±5,6 21 N33 35,6 58,5 58,5 68,4 79,8 86,6 97,6 120,1±4,3

Đồ thị 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu

Qua bảng 4.3 và đồ thị 4.1 ta thấy thấy chiều cao cây của các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm tăng dần theo thời gian sinh trưởng và ở mỗi dòng khác nhau thì chiều cao cây không giống nhau.

Sau khi cấy chiều cao cây của các mẫu giống tham gia thí nghiệm đều tăng trưởng chậm do cây lúa phải trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh. Sau 10 ngày cấy, chiều cao cây của các mẫu giống biến động từ 35 – 42,7 cm. Trong đó N30 có chiều cao cây cao nhất là 42,7 cm, thấp nhất là N14 chiều cao cây đạt 35 cm. Về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thì N1 và N10 có tốc độ tăng mạnh nhất (đạt 9,9 cm/10 ngày), tiếp đó là N30 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 9,7 cm. Mẫu giống N11 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm nhất (1,9 cm/tuần).

Ở giai đoạn 17 và 24 ngày sau cấy các mẫu giống nghiên cứu bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho quá trình đẻ nhánh và phát triển chiều cao. Sau cấy 17 ngày chiều cao cây của các mẫu giống lúa nghiên cứu dao động từ 44,9 – 54,9 cm. Trong đó N30 có chiều cao lớn nhất (54,9 cm), thấp nhất là N11,N14 và N31 (44,9 cm), N11 cũng là mẫu giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (1,5 cm/tuần). Sau cấy 24 ngày chiều cao của các mẫu giống lúa nghiên cứu dao động 58,5-70,2 cm.Trong đó N30 có chiều cao lớn nhất (70,2 cm), N33 có chiều cao thấp nhất (58,5 cm).

Sau 45 ngày cấy, lúa đã có bộ rễ phát triển mạnh, ăn chắc, ăn sâu vào trong đất, gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết, dinh dưỡng…chiều cao cây tăng trưởng nhanh. Giai đoạn này cây lúa tập trung cho quá trình làm đốt, làm đòng. Các lóng vươn dài quyết định chiều cao cây cuối cùng của cây. Đa số các dòng lúa cẩm ở thí nghiệm ở thời điểm này đều có chiều cao cây trên 90 cm, chiều cao cây trung bình dao động trong khoảng 86,6-106,1 cm. Chiều cao cây thấp nhất là mẫu giống N33 và cao nhất là dòng N30.

Sau 52 ngày cấy, đa số các mẫu giống còn lại đều bắt đầu quá trình làm đòng, dinh dưỡng chủ yếu tập trung vào để nuôi đòng chuẩn bị cho quá trình trỗ nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có sự suy giảm. Chiều cao cây của các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm đạt từ 90,9-115,1 cm. N14 có chiều cao thấp nhất (90,9 cm), cao nhất là N1 (115,1 cm).

Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống đổ của cây. Chiều cao cây cuối cùng của các mẫu giống nếp cẩm dao động trong khoảng từ 109,0 – 134,1cm. Trong đó N10 có chiều cao cây thấp nhất là 109,0 ± 3,3 cm và cao nhất là N26 đạt 134,1 ± 8,0 cm. Các mẫu giống còn lại đều có chiều cao trung bình biến động trong khoảng 117-128 cm. Độ biến động của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu biến động ở mức thấp, chứng tỏ các dòng có độ thuần cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 40)