Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của các mẫu giống nếp cẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 64)

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự không nhắc lại,

4.9.Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của các mẫu giống nếp cẩm

dạng trung bình. Các mẫu giống N6, N11 và N42 có hạt thóc dạng thon dài.

Chiều dài hạt thóc của các mẫu giống nếp cẩm dao động từ 8,34 – 10,20 mm. N25 có chiều dài hạt thóc lớn nhất với 10,20 ± 0,2 mm, N21 có chiều dài hạt thóc nhỏ nhất (8,34 ± 0,2 mm).

Chiều rộng hạt thóc của các mẫu giống biến động từ 2,73 – 3,71 mm. Trong đó N6 có chiều rộng hạt thóc nhỏ nhất (2,73 ± 0,2 mm) và N10 có chiều rộng hạt thóc lớn nhất (3,71 ± 0,2 mm).

Về hình dạng hạt gạo: Các mẫu giống nếp cẩm phân thành 3 nhóm: + Nhóm hạt thon dài có mẫu giống N6

+ Nhóm hạt trung bình gồm 20 mẫu còn lại

Chiều dài hạt gạo của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu dao động từ 6,52– 7,64 cm. N21 có chiều dài gạo ngắn nhất (6,52 ± 0,2 mm), N19 có chiều dài hạt gạo lớn nhất (7,64 ± 0,2 mm).

4.9. Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của cácmẫu giống nếp cẩm mẫu giống nếp cẩm

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Hiện nay trong sản xuất những giống có khả năng kháng sâu bệnh sẽ dễ dàng được chấp nhận bởi có thể làm giảm đáng kể chi phí, sức lao động, giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Do vậy chọn tạo giống kháng bệnh là mục tiêu mà các nhà chọn tạo giống hướng đến.

Qua theo dõi trên ruộng thí nghiệm, các mẫu giống lúa nếp cẩm gặp một số loại sâu bệnh chủ yếu là sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá....dựa vào thang điểm đánh giá của IRRI (1996) thu được kết quả ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tình hình nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các mẫu giống nếp cẩm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội (điểm)

STT hiệu Sâu đục thân Sâu cuốn Khô vằn Đạo ôn Bạc lá 1 N1 1 1 0 0 1 2 N3 1 3 0 0 1 3 N6 1 1 0 0 1 4 N10 1 1 0 0 1 5 N11 1 1 0 0 1 6 N14 3 1 0 0 1 7 N15 1 3 0 0 1 8 N16 3 1 0 0 1 9 N18 1 1 0 0 1 10 N19 1 1 0 0 1 11 N21 1 3 0 0 1 12 N23 1 1 0 0 1 13 N24 1 3 0 0 3 14 N25 1 3 0 0 1 15 N26 3 1 0 0 1 16 N27 1 1 0 0 1 17 N28 1 1 0 0 3 18 N30 1 1 0 0 1 19 N31 1 3 0 0 1 20 N32 1 1 0 0 1 21 N33 1 1 0 0 1

Vụ Xuân sâu bệnh ít phát triển do điều kiện thời tiết lạnh cũng như cây chống chịu sâu bệnh tốt.

Sâu cuốn lá là loại sâu gây hại phổ biến, qua theo dõi chúng tôi thấy sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu là sâu non tuổi 2-3, sâu nhả tơ khâu mép lá cuốn lại tạo thành

bao để sinh sống và gây hại bên trong bằng cách ăn mô lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng. Sâu cuốn lá hại ở giai đoạn đẻ nhánh, các mẫu giống đều bị ở mức nhẹ (điểm 1), có một số mẫu giống bị hại ở mức điểm 3 tuy nhiên đây là thời kì tốc độ ra lá cao vì vậy lá bị hại sẽ có lá mới hình thành, không ảnh hưởng tới lá đòng nên không cần phun thuốc. Đến giai đoạn làm đòng đến trỗ, đây là giai đoạn sâu làm ảnh hưởng lớn đến năng suất do làm ảnh hưởng đến bộ lá lúa. Trong điều kiện vụ Xuân 2015, qua theo dõi chúng tôi thấy tất cả các mẫu giống đều bị sâu cuốn lá gây hại từ mức điểm 1-3 nhẹ.

Sâu đục thân: Sâu đục thân gây hại cho lúa ở 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Bắt đầu đẻ nhánh: Qua quan sát chúng tôi thấy các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu đều bị nhiễm sâu đục thân tuy nhiêm mức độ nhiễm ở mức nhẹ (điểm 1).

Giai đoạn 2: Là giai đoạn gây hại chủ yếu của sâu đục thân lúa. Đó là vào giai đoạn từ bắt đầu trỗ đến chín, biểu hiện của bệnh hại là bông lúa lép trắng, mất hoàn toàn năng suất. Qua đánh giá có thể thấy sâu đục thân gây hại cho tất cả các mẫu giống, mức độ nhiễm từ điểm 1 –3.

Bệnh khô vằn và đạo ôn: Qua quan sát, vụ Xuân 2015 không thấy có dấu hiệu của bệnh khô vằn và đạo ôn. Các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm đều không bị nhiễm hai loại bệnh này.

Bệnh bạc lá: Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzea pv. Oryze gây ra, là loại bệnh thường gây hại ở lúa nhưng mức độ gây hại thấp (điểm 1-3).

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ xuân 2015 tại gia lâm hà nội (Trang 64)