Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả sửdụng vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp xây dựng (Trang 42)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, thông thường, người ta sử dụng một số chỉ tiêu dưới đây:

1.4.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh a) Hiệu suất sủ dụng vốn kinh doanh

Hiệu suất sủ dụng vốn kinh doanh được tính bằng cách lấy doanh thu hay giá trị tổng sản lượng trong kỳ chia cho tổng số vốn bình quân.

V Dt Hsv =

Trong đó: Hsv: hiệu suất sủ dụng vốn kinh doanh. Dt : doanh thu.

V : tổng số vốn kinh doanh bình quân.

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh làm ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng. Kết quả tính toán được ở trên không những phụ thuộc vào doanh thu hay giá trị tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào sự tăng giảm của vốn kinh doanh. Điều đó nói lên: muốn nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh không những cần tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà còn phải tiết kiệm vốn. Chỉ tiêu này có thể đem so sánh giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được xu hướng nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

b) Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh

V P Slv =

Trong đó: Slv: Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh. P : Lợi nhuận.

V : Tổng số vốn kinh doanh bình quân.

Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh cho thấy: 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà đầu tư, các nhà cho vay quan tâm đặc biệt bởi nó không những phản ánh hiệu quả sử dụng vốn mà còn phản ánh lợi ích các nhà đầu tư ở hiện tại và tương lai.

Trong công thức trên, lợi nhuận có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế tùy theo từng lựa chọn và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

c) Suất hao phí vốn kinh doanh

) (P Dt

V Vpv =

V : Tổng số vốn kinh doanh bình quân. Dt : Doanh thu.

P : Lợi nhuận.

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, cho chúng ta thấy để có một đồng doanh thu hay lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.

1.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định a) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

cd svcd

V Dt H =

Trong đó: Hsvcd: Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Dt : Doanh thu.

cd

V : Vốn cố định bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Số vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ:

2 c d cd V V V = + Trong đó: Vd: Số vốn cố định đầu kỳ. Vc: Số vốn cố định cuối kỳ. b) Hệ số sinh lợi vốn cố định cd lvcd V P S =

Trong đó: Slvcd: Hệ số sinh lợi vốn cố định. P : Lợi nhuận.

cd

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. c) Suất hao phí vốn cố định ) (P Dt V V cd hpvcd =

Trong đó: Vhpvcd: Suất hao phí vốn cố định. P : Lợi nhuận.

cd

V : Vốn cố định bình quân trong kỳ. Dt : Doanh thu.

Chỉ tiêu này là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hay lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn cố định.

1.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động a) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính chỉ tiêu này, người ta lấy doanh thu chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

ld svld

V Dt H =

Trong đó: Hsvld: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Dt : Doanh thu.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu động trong từng quý hoặc tháng. Công thức tính như sau:

2

Vđđ Vcn Vld = +

Vcn số vốn lưu động cuối năm, Vsố vốn lưu động đầu năm

b) Hệ số sinh lợi vốn lưu động

Đây là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là căn cứ để phân tích và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng số lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế).

ld lvld

V P S =

Trong đó: Slvld: Hệ số sinh lợi vốn lưu động. P : Lợi nhuận.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

c) Suất hao phí vốn lưu động

Suất hao phí vốn lưu động cho thấy để có một đồng doanh thu hay lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và được tính bằng cách lấy số vốn lưu động bình quân trong kỳ chia cho tổng doanh thu hay lợi nhuận thực hiện trong kỳ.

) (P Dt V V ld hpvld =

Trong đó: Vhpvld: Suất hao phí vốn lưu động. P : Lợi nhuận.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ Dt : Doanh thu.

d) Số vòng luân chuyển vốn lưu động

Đặc điểm chủ yếu của vốn lưu động là vận động liên tục qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ, sản xuất đến khâu lưu thông. Qua mỗi giai đoạn, vốn lưu động cũng thay đổi hình thái từ vốn tiền tệ rồi trở về hình thái tiền tệ thành một vòng khép kín, tạo thành một vòng tuần hoàn. Quá trình tuần hoàn liên tục không ngừng lặp đi lặp lại được gọi là chu chuyển vốn lưu động, sau mỗi chu kỳ tái sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.

Vốn lưu động chu chuyển nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Việc rút ngắn thời gian cần thiết cho mỗi vòng chu chuyển vốn lưu động chính là tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

Chu chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tình hình tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp, tình hình sử dụng và đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay của vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).

Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính toán như sau:

ld

V Dtt L=

Trong đó: L : Số vòng quay vốn lưu động. Dtt : Doanh thu thuần trong kỳ.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh độ dài thời gian hay số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Công thức xác định như sau:

Dtt V Nx L N K = = ld

Trong đó: K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động.

N : Số ngày của kỳ nghiên cứu (thường tính 1 năm lấy là 360 ngày)

L : Số vòng quay vốn lưu động. Dtt: Doanh thu thuần trong kỳ.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

1.4.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu a) Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu

csh vcsh

V Dt

H =

Trong đó: Hvcsh: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Dt : Doanh thu.

V csh: Vốn chủ sở hữu bình quân.

V csh =

VCSH đầu năm + VCSH cuối kỳ

2

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

b) Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu

csh vcsh

V P

S =

Trong đó: Svcsh: Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu. P : Lợi nhuận.

V csh: Vốn chủ sở hữu bình quân.

Chỉ tiêu này cho thấy: cứ 1 đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng có xu hướng tích cực, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc đi tìm vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng của mình. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

c) Suất hao phí vốn chủ sở hữu

Dt V

V csh

hpvcsh =

Trong đó: Vhpvcsh: Suất hao phí vốn chủ sở hữu. Dt : Doanh thu.

V csh: Vốn chủ sở hữu bình quân.

Chỉ tiêu này cho ta biết cứ tạo ra một đồng doanh thu thì cần có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp xây dựng (Trang 42)