Các chínhsách sửdụng vốn củadoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp xây dựng (Trang 38)

Trong nền kinh tế thị trường, để không gặp khó khăn trong huy động vốn, đảm bảo được khả năng thanh toán, doanh nghiệp không chỉ dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định mà còn dùng để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Tài sản lưu động được chia thành hai bộ phận là: Tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời. Tài sản lưu động thường xuyên là những tài

sản lưu động thường xuyên được sử dụng vào sản xuất kinh doanh, gắn với quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,... nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Tài sản lưu động tạm thời là những tài sản lưu động chỉ được sử dụng trong những thời gian nhất định, không thường xuyên hoặc có tính thời vụ.

Sau đây là các chính sách sử dụng vốn mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

1.3.1. Chính sách sử dụng vốn an toàn

Doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên, dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời .

Đây là chính sách khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Ưu điểm là nó đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp bằng nguồn vốn tương đối ổn định, chi phí sử dụng vốn và độ rủi ro ở mức trung bình. Tuy nhiên, mô hình tài trợ này phụ thuộc vào khả năng tài chính và nguồn tài trợ dài hạn có đủ đáp ứng cho nhu cầu hay không.

Có thể mô tả chính sách này như sau:

1.3.2. Chính sách sử dụng vốn vững chắcThời gian Thời gian Thời gian Nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn Vốn kinh doanh TSLĐ tạm thời TSLĐ thường xuyên TSCĐ

Doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần tài sản lưu động tạm thời, phần còn lại sẽ do nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo.

Do doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ một phần vốn lưu động tạm thời nên doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay một phần nhu cầu vốn lưu động tạm thời. Tuy nhiên, do lãi tiền vay dài hạn thường cao hơn lãi tiền vay ngắn hạn nên chi phí tài trợ của doanh nghiệp theo chính sách này thường cao hơn chính sách trên. Có thể biểu diễn chính sách này dưới dạng mô hình sau:

1.3.3. Chính sách sử dụng vốn mạo hiểm

Doanh nghiệp dùng vốn dài hạn tài trợ cho một phần tài sản lưu động thường xuyên, dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời và phần còn lại của tài sản lưu động thường xuyên.

Với chính sách này, độ rủi ro sẽ cao hơn so với hai chính sách trên do tổng số nợ lưu động tăng nên khó đảm bảo khả năng thanh toán, nhất là thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên, do tỷ trọng nguồn tài trợ ngắn hạn vốn lưu động tăng thêm nên sẽ

TSLĐ tạm thời Thời gian Nguồn vốn dài hạn Nguồn vốnngắn hạn Vốn kinh doanh TSLĐ thường xuyên TSCĐ

tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm hơn nữa chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ các nhu cầu ngắn hạn.

Mỗi chính sách trên đều có ưu nhược điểm và khả năng áp dụng riêng, việc lựa chọn chính sách nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau với mục tiêu chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất.

1.4 Hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn

Một trong những đặc trưng quan trọng về sử dụng vốn là: vốn phải được vận động sinh lời. Trong quá trình vận động, vốn luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện từ dạng này sang dạng khác và cuối cùng trở lại với hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị lớn hơn, số tiền thu được do bán sản phẩm (T’) lớn hơn số tiền vốn ban đầu (T). Như vậy, số tiền ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo toàn mà còn được tăng thêm do hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là nguyên lý của đầu tư, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng vốn vào hoạt

TSLĐ tạm thời Thời gian Nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắnhạn Vốn kinh doanh TSLĐ thường xuyên TSCĐ

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất. Một doanh nghiệp quản lý tài chính yếu kém, không bảo toàn được vốn, sử dụng vốn không tiết kiệm, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, tình trạng thua lỗ kéo dài thì ta có thể nói doanh nghiệp đó sử dụng vốn kém hiệu quả. Để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm cách để bảo toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường so sánh tổng vốn đầu tư kinh doanh với doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Tuy nhiên, dù là tính bằng cách nào thì cũng cần phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn phải được hiểu bằng lợi nhuận tạo ra trên một đồng vốn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn phải phản ánh mức độ thích nghi của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, phản ánh trình độ quản lý của các hoạt động tài chính, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cho nên hiệu quả sử dụng vốn còn được hiểu trên những góc độ, những khía cạnh khác. Từ những lập luận trên cũng có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là sự tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận trong sự tối thiểu hóa chi phí. Hiểu đúng bản chất hiệu quả sử dụng vốn, phân tích, đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, thông thường, người ta sử dụng một số chỉ tiêu dưới đây:

1.4.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh a) Hiệu suất sủ dụng vốn kinh doanh

Hiệu suất sủ dụng vốn kinh doanh được tính bằng cách lấy doanh thu hay giá trị tổng sản lượng trong kỳ chia cho tổng số vốn bình quân.

V Dt Hsv =

Trong đó: Hsv: hiệu suất sủ dụng vốn kinh doanh. Dt : doanh thu.

V : tổng số vốn kinh doanh bình quân.

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh làm ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng. Kết quả tính toán được ở trên không những phụ thuộc vào doanh thu hay giá trị tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào sự tăng giảm của vốn kinh doanh. Điều đó nói lên: muốn nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh không những cần tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà còn phải tiết kiệm vốn. Chỉ tiêu này có thể đem so sánh giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được xu hướng nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

b) Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh

V P Slv =

Trong đó: Slv: Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh. P : Lợi nhuận.

V : Tổng số vốn kinh doanh bình quân.

Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh cho thấy: 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà đầu tư, các nhà cho vay quan tâm đặc biệt bởi nó không những phản ánh hiệu quả sử dụng vốn mà còn phản ánh lợi ích các nhà đầu tư ở hiện tại và tương lai.

Trong công thức trên, lợi nhuận có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế tùy theo từng lựa chọn và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

c) Suất hao phí vốn kinh doanh

) (P Dt

V Vpv =

V : Tổng số vốn kinh doanh bình quân. Dt : Doanh thu.

P : Lợi nhuận.

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, cho chúng ta thấy để có một đồng doanh thu hay lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.

1.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định a) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

cd svcd

V Dt H =

Trong đó: Hsvcd: Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Dt : Doanh thu.

cd

V : Vốn cố định bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Số vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ:

2 c d cd V V V = + Trong đó: Vd: Số vốn cố định đầu kỳ. Vc: Số vốn cố định cuối kỳ. b) Hệ số sinh lợi vốn cố định cd lvcd V P S =

Trong đó: Slvcd: Hệ số sinh lợi vốn cố định. P : Lợi nhuận.

cd

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. c) Suất hao phí vốn cố định ) (P Dt V V cd hpvcd =

Trong đó: Vhpvcd: Suất hao phí vốn cố định. P : Lợi nhuận.

cd

V : Vốn cố định bình quân trong kỳ. Dt : Doanh thu.

Chỉ tiêu này là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hay lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn cố định.

1.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động a) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính chỉ tiêu này, người ta lấy doanh thu chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

ld svld

V Dt H =

Trong đó: Hsvld: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Dt : Doanh thu.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu động trong từng quý hoặc tháng. Công thức tính như sau:

2

Vđđ Vcn Vld = +

Vcn số vốn lưu động cuối năm, Vsố vốn lưu động đầu năm

b) Hệ số sinh lợi vốn lưu động

Đây là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là căn cứ để phân tích và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng số lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) chia cho số vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế).

ld lvld

V P S =

Trong đó: Slvld: Hệ số sinh lợi vốn lưu động. P : Lợi nhuận.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

c) Suất hao phí vốn lưu động

Suất hao phí vốn lưu động cho thấy để có một đồng doanh thu hay lợi nhuận cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và được tính bằng cách lấy số vốn lưu động bình quân trong kỳ chia cho tổng doanh thu hay lợi nhuận thực hiện trong kỳ.

) (P Dt V V ld hpvld =

Trong đó: Vhpvld: Suất hao phí vốn lưu động. P : Lợi nhuận.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ Dt : Doanh thu.

d) Số vòng luân chuyển vốn lưu động

Đặc điểm chủ yếu của vốn lưu động là vận động liên tục qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ, sản xuất đến khâu lưu thông. Qua mỗi giai đoạn, vốn lưu động cũng thay đổi hình thái từ vốn tiền tệ rồi trở về hình thái tiền tệ thành một vòng khép kín, tạo thành một vòng tuần hoàn. Quá trình tuần hoàn liên tục không ngừng lặp đi lặp lại được gọi là chu chuyển vốn lưu động, sau mỗi chu kỳ tái sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.

Vốn lưu động chu chuyển nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Việc rút ngắn thời gian cần thiết cho mỗi vòng chu chuyển vốn lưu động chính là tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

Chu chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tình hình tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp, tình hình sử dụng và đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay của vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).

Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính toán như sau:

ld

V Dtt L=

Trong đó: L : Số vòng quay vốn lưu động. Dtt : Doanh thu thuần trong kỳ.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh độ dài thời gian hay số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Công thức xác định như sau:

Dtt V Nx L N K = = ld

Trong đó: K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động.

N : Số ngày của kỳ nghiên cứu (thường tính 1 năm lấy là 360 ngày)

L : Số vòng quay vốn lưu động. Dtt: Doanh thu thuần trong kỳ.

ld

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

1.4.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu a) Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu

csh vcsh

V Dt

H =

Trong đó: Hvcsh: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Dt : Doanh thu.

V csh: Vốn chủ sở hữu bình quân.

V csh =

VCSH đầu năm + VCSH cuối kỳ

2

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

b) Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu

csh vcsh

V P

S =

Trong đó: Svcsh: Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu. P : Lợi nhuận.

V csh: Vốn chủ sở hữu bình quân.

Chỉ tiêu này cho thấy: cứ 1 đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng có xu hướng tích cực, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc đi tìm vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng của mình. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

c) Suất hao phí vốn chủ sở hữu

Dt V

V csh

hpvcsh =

Trong đó: Vhpvcsh: Suất hao phí vốn chủ sở hữu. Dt : Doanh thu.

V csh: Vốn chủ sở hữu bình quân.

Chỉ tiêu này cho ta biết cứ tạo ra một đồng doanh thu thì cần có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần cầu 14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên giao dịch tiếng Anh : Joint Stock Bridge Company No.14 - Cienco1 - Tên viết tắt : Cienco1 – JSBC14

- Địa chỉ trụ sở chính : 144/95 – Phố Vũ Xuân Thiều – Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – TP Hà Nội.

- Điện thoại : 04. 38276 447 - Fax : 04. 38276 133

- Email : congtycau14@gmail.com - Website : http://www.congtycau14.vn

* Chi nhánh Miền Nam : Số 32 - Đường Tân Tạo A - Quận Bình Tân - Thành Phố Hồ Chí Minh

- Điện thoại : 08. 6285 3195 - Fax : 08. 6285 3196

- Công ty Cầu 14 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc TCT XDCTGT1, được thành lập ngày 22/5/1972, thành lập lại ngày 12 tháng 2 năm 1993.

- Là đơn vị đầu tiên của Bộ Giao thông vận tải được 2 tổ chức QUACERT và DNV Na Uy cấp chứng chỉ ISO 9002:1994 vào năm 2001

- Trên 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cầu 14 đã thi công xây dựng các loại cầu từ nhỏ đến lớn, từ giản đơn đến phức tạp. Đặc biệt công ty đã thi công những công trình có yêu cầu kỹ thuật, thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại như khoan cọc nhồi F2m trên nền đá cứng, đúc hẫng dầm với

khẩu độ lớn 130m, đúc dầm Super T – công nghệ mới nhất ở Việt Nam. Đến nay, công ty đã thi công được:

+ 185 cây cầu các loại với tổng chiều dài gần 15.860m + 02 đường lăn sân bay

+ 50 km đường bê tông

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp xây dựng (Trang 38)