Khi tìm hiểu về khả năng tiếp cận chính sách về phát triển nông thôn và mô hình phát triển nông thôn mới, 100% người dân đều có nghe thông tin về các chính sách. Tuy nhiên, không được thường xuyên, cụ thể nên người dân chưa hiểu rõ. Phần lớn các chính sách mà nông dân tiếp cận được thông qua chính quyền địa phương (thông qua các buổi họp thôn, và các đoàn thể (32,22%). Kênh thông tin thứ 2 được người dân nói đến đó là kênh thông tin từ bạn bè, hàng xóm (27,77%), qua các phương tiện thông tin đại chúng
(18,89%). Kênh thông tin được sử dụng nhiều nhất là từ cán bộ xã, thôn, điều này cho thấy công tác tuyên truyền, triển khai của chính quyền địa phương các xã, thôn đang được quan tâm thực hiện.
Bảng 4.17: Các kênh tiếp cận thông tin của ngƣời dân về mô hình nông thôn mới
ĐVT:% số hộ (n=20/thôn)
Kênh thông tin
Thôn Bản Piềng 1 Thôn Bản Piềng 2 Thôn Phiêng Toản Trung bình
Tỷ lệ % số hộ được tiếp cận thông tin 100 100 100 100 Từ Cán bộ xã, thôn 30,00 33,33 33,33 32,22
Từ Cán bộ khuyến nông 0 1,68 13,33 5,00
Từ các chương trình tập huấn 16,66 13,33 18,33 16,16 Từ bạn bè, hàng xóm 31,67 18,33 33,33 27,77 Từ các phương tiện thông tin đại chúng 21,67 33,33 1,68 18,89
Từ nguồn khác 0 0 0 0
Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2015
Bảng 4.18:Ý kiến của người nông dân về chương trình XDNT mới tại xã Cao Trĩ
ĐVT: % số nông dân cho ý kiến (n=20/thôn)
Chỉ tiêu Thôn Bản Piềng 1 Thôn Bản Piềng 2 Thôn Phiêng Toản Trung bình Rất cần thiết 95 80 100 91,66 Cần thiết 5 20 0 8,33 Không cần thiết 0 0 0 0
Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2015
Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết người dân ở 3 thôn nghiên cứu đều có biết về chương trình nông thôn mới, mặc dù sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi
thì đa phần ý kiến của người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 91,66% số ý kiến), còn lại các hộ điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết.
Bảng 4.119: Những công việc ngƣời dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng mình
STT Nội dung công việc Số lƣợng hộ
(n=60)
Tỷ lệ (%)
1 Bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới 34 56,66 2 Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và
bản đề án xây dựng NTM
0 0
3 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện
18 30
4 Xây dựng kế hoạch thực hiện 1 1,68
5 Trực tiếp thi công, thực hiện các công trình
59 98,33
6 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 0 0
7 Giám sát thi công công trình 2 3,33
Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2015
Qua bảng số liệu trên, khi được hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương thì thấy được người dân đã tham gia vào các công việc như sau: bầu tiểu ban xây dựng NTM ở thôn mình; đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện; xây dựng kế hoạch thực hiện; trực tiếp thi công và thực hiện các công trình; và giám sát thi công công trình. Tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia vào các công việc là khác nhau: chỉ có 1,68% ý kiến cho rằng được tham gia
xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình NTM; chỉ có 30% ý kiến cho rằng được tham gia đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện. Công việc trực tiếp thi công và thực hiện công trình được người dân tham gia nhiều nhất (98,33%).
Khi được hỏi về việc tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của thôn, xã mình bằng các hình thức khác nhau: tiền, ngày công lao động, đất đai, cây cối, ý kiến...thì cho thấy 100% các hộ điều tra đều tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của thôn bằng ngày công lao động. Tuy nhiên, thì việc huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 4.20: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong triển khai xây dựng nông thôn mới (n = 10)
STT Nội dung câu hỏi Ý kiến
đồng ý
Tỷ lệ
(%)
1 Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp 7 70
2 Nguồn lực của địa phương có hạn 2 20
3 Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế 4 40 4 Nhận thức của dân hạn chế, tâm lý ỷ lại,
trông chờ nhà nước hỗ trợ 7 70
5 Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít 3 30 6 Thu nhập của người dân còn thấp 70 70
Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2015
Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy những khó khăn trong huy động nguồn lực đó là: 70% ý kiến của cán bộ cho rằng do địa bàn rộng, địa
hình miền núi phức tạp, nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỉ lại, trông chờ nhà nước hỗ trợ, thu nhập của người dân còn thấp; 40% ý kiến cho là năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế, 30% cán bộ cho là do các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít. Ngoài ra, 20% cán bộ cho rằng nguồn lực của địa phương có hạn cũng là một trong những khó khăn trong triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Bảng 4.21: Ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng mình
ĐVT: % số nông dân cho ý kiến (n=60)
TT Hạng mục Tốt Khá Trung bình Kém
1 Giao thông 5 63,33 23,33 8,33
2 Thủy lợi 1,68 43,33 26,67 28,33
3 Điện 21,66 45 33,33 0
4 Trường học 25 51,66 21,67 1,68
5 Nhà văn hóa thôn, xã 1,68 3,33 60 35
6 Chợ nông thôn 0 0 0 100
7 Bưu điện 1,68 26,66 66,67 6,67
8 Y tế 28,33 5 66,67 0
Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2015
Khi được hỏi ý kiến về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương mình thì có 23,33% người dân cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông ở mức trung bình và còn có 8,33% ở mức kém; Về thủy lợi có 28,33% ở mức kém, 43,33% ở mức khá, còn lại chỉ ở mức trung bình; Về trường học có 1,68% ở mức kém, 21,67% mức trung bình và còn lại là ở mức khá trở lên; Về Nhà văn hóa thôn, xã có 35% ý kiến cho rằng ở mức kém, còn lại là 60% mức trung bình và còn lại là khá và tốt; Về bưu điện, có 6,67% ở mức kém, 66,67% ý kiến cho rằng ở mức trung bình; Về y tế chỉ có 28,33% ý kiến cho
là tốt và còn có 66,67% ở mức trung bình; Đặc biệt qua phỏng vấn có tới 100% ý kiến người dân cho rằng hạ tầng cơ sở của chợ là kém. Như vậy, qua ý kiến của người dân cho thấy chất lượng điều kiện hầu hết cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế, chưa phát triển, nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, đồng thời huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng, đảm bảo tốt điều kiện cho người dân sinh hoạt và phát triển kinh tế.