Giải pháp về tổ chức thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, tại xã cao trĩ – huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 64)

4.4.3.1. Thành lập ban quản lý xây dựng nông thôn mới:

* Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã:

Thành lập ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; phó Chủ tịch UBND xã là phó trưởng ban. Thành viên là một số cán bộ chuyên môn và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã, trưởng thôn, để thực hiện nhiệm vụ:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung về xây dựng nông thôn mới trên phạm vị toàn xã;

Tổ chức thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt;

Làm chủ đầu tư đối với một số hạng mục công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã theo quy định hiện hành của trung ương, của tỉnh và được giao theo quyết định phê duyệt cấp có thẩm quyền;

Phân công các thành viên ban quản lý triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới theo đề án, kế hoạch hàng năm;

Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ và đóng góp của cộng đồng dân cư trên địa bàn xã và các tổ chức, cá nhân khác;

Tổ chức cho người dân và cộng đồng thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;

Tham gia đánh giá, tổng kết, sơ kết đề án xây dựng nông thôn mới. * Ban phát triển thôn:

Thành lập ban phát triển thôn do trưởng thôn làm trưởng ban, phó trưởng thôn là phó ban, các thành viên do nhân dân trong thôn lựa chọn những người có tâm huyết, có năng lực để thực hiện nhiệm vụ:

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại thôn;

Trực tiếp tham gia xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thôn; tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể hàng năm đã được cấp trên phê duyệt;

Trực tiếp lập kế hoạch về huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân trong thôn để thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại thôn;

Có trách nhiệm tổ chức họp dân lấy ý kiến về xây dựng kế hoạch, tổ chức bàn biện pháp thực hiện kế hoạch, cùng với cấp trên thực hiện nghiệm thu các chỉ tiêu kế hoạch đã thực hiện hoàn thành, thông báo và quyết toán phần nguồn lực, kinh phí hàng năm do dân đóng góp để thực hiện xây dựng nông thôn mới tại thôn;

Có trách nhiệm lập phương án kế hoạch chỉ đạo, vận động nhân dân trong thôn bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã thực hiện trên địa bàn.

* Hộ gia đình:

Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ cộng đồng;

Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập đạt chất lượng, hiệu quả; Phát triển sản xuất và xây dựng nhà ở phải theo quy hoạch, quan tâm xây dựng khuôn viên nhà, vườn, tường rào, cổng và các công trình khác đảm bảo xanh, sạch, đẹp; ưu tiên đầu tư các công trình nhà vệ sinh, nhà tắm, nước sinh hoạt đạt chuẩn; xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến các hộ lân cận;

Chủ động lựa chọn nghề phù hợp để tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo nghề.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 được thực hiện tại xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, thực hiện thành công sẽ tạo ra mô hình xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí quốc gia được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước tiến tới một quốc gia phát triển mạnh, có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Để xây dựng nông thôn mới thành công trên địa bàn xã Cao Trĩ cần triển khai đồng bộ các nội dung: Quy hoạch; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển văn hoá, xã hội giàu bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Những tiêu chí nào đã đạt rồi thì cố gắng duy trì và tiếp tục cải thiện để nâng cao hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của nó trong nội dung quy hoạch tổng thể. Còn những tiêu chí nào chưa đạt thì rà soát, xem xét, đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên để tiến hành giải quyết từng vấn đề một thật hợp lý.

Việc xây dựng mô hình nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của người dân, cộng đồng địa phương là chính. Nhà nước hỗ trợ, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò định hướng, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện. Kinh nghiệm thực tiễn từ những xã đã tiến hành thí điểm xây dựng NTM , thì sự tham gia của người dân giữ vai trò chủ đạo và quyết định rất lớn tới sự thành công của mô hình NTM trên địa bàn xã . Ban chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền sâu rô ̣ng trong nô ̣i bô ̣ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt trong nhân dân xã về yêu cầu, mục tiêu của chương trình. Phương châm: “dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ” cần được thực hiện đầy đủ, coi trọng, phát huy

vai trò làm chủ của người dân trong tất cả các nội dung xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt phương châm “huy động nội lực tại chỗ là chính”.

Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm về phương pháp tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, của các xã đã tiến hành thí điểm xây dựng mô hình NTM trên phạm vi cả nước.

5.2. Kiến nghị

Để có những hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Cần có thêm các nghiên cứu cụ thể để đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, xác định rõ những tiêu chí đạt được, chưa đạt được và tại sao lại chưa đạt được từ đó đề ra kế hoạch, biện pháp để thực hiện mô hình được tốt hơn.

5.2.1. Đối với Nhà nước, các cấp Đảng ủy cấp trên

Làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần phải có cơ chế quản lý đúng đắn để không thất thoát vốn trong quá trình triển khai chương trình NTM, vì xây dựng NTM yêu cầu nguồn vốn rất lớn, nhưng cũng cần có các chính sách ưu tiên, quan tâm tới xã, giúp việc thực hiện các tiêu chí được dễ dàng hơn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bộ, ngành từ trung ương tới địa phương để chương trình xây dựng NTM không bị gián đoạn.

5.2.2. Đối với UBND xã Cao Trĩ

Cán bộ xã cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình về việc chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình NTM, về việc quản lý, giám sát tiến độ thực hiện.

Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã. Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản về xây dựng mô hình NTM về lý luận, kiến thức và về kinh tế, xã hội để từ đó nâng cao hiệu quả triển khai chương trình trên địa bàn.

Thực hiện cơ chế giám sát các dự án thành phần một cách chặt chẽ, tạo được lòng tin trong nhân dân.

Sử dụng lao động địa phương, tận dụng tốt và hợp lý nguồn lao động địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ và khuyến khích họ cùng tham gia vào quá trình triển khai chương trình. Vận động sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân vào việc xây dựng mô hình NTM của xã.

5.2.3. Đối với người dân

Tất cả mọi người trong xã cần tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ án quy hoạch NTM tại xã cho việc thực hiện được thuận lợi hơn và thuận với nhu cầu của người dân.

Người dân và cộng đồng phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi ở, sinh hoạt, hay kinh doanh sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới.

Tham gia vào cùng với cán bộ xã, để lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.

Cử đại diện ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Dương Thị Thu Hoài (2007), Bài giảng xã hội học nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát

triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới

nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

4. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ

tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg, Ngày 04/6/2010 của đã ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

6. UBND tỉnh Bắc Kạn, Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng NTM cấp xã và huyện.

II. Tài liệu từ Internet

7. Website của chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mở:

http://nongthonmoi.gov.vn/vn/htvb/vbpq/Lists/LawDocument/View_ Detail.aspx?ItemID=1249&Page=1

8. Website của tạp chí cộng sản, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thon/2012/14689/ Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-

nuoc-tren.aspx

9.Website vca.org.vn, một số vấn đề nông thôn Việt Nam hiện nay.

http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=82&CategoryID=2&News= 144

10. Website Wikipedia Bách khoa toàn thư mở:

Phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ gia đình.

PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tên người điều tra:... Thời gian điều tra: ... ngày ... tháng ... năm 2015

PHẦN I: Thông tin về hộ điều tra I. Thông tin chung về chủ hộ

1. Họ tên chủ hộ: ... 2. Tuổi: ... 3. Giới tính: Nam: Nữ:

4. Nơi ở: Thôn: ... Xã: ...

Huyện: ... Tỉnh: ...

5. Loại hộ: Giàu: Khá : Trung bình: Nghèo:

6. Trình độ văn hóa của chủ hộ: Lớp: .../10 Lớp: .../12

7. Trình độ chuyên môn: Trung cấp: Cao đẳng: Đại học:

II. Phần kinh tế của hộ

2.1. Nghề nghiệp của hộ

8. Hộ thuần nông

Chăn nuôi thuần: Chăn nuôi + trồng trọt: Chăn nuôi + Trồng trọt + Lâm nghiệp:

Chăn nuôi + Trồng trọt + Nuôi, trồng thủy sản:

9. Hộ nông nghiệp kết hợp với TTCN và dịch vụ:

2.2. Nhân khẩu và lao động

11. Số lao động trong gia đình

Chỉ tiêu Tổng Trong đó nữ Ghi chú

Số khẩu trong gia đình

Số người trong độ tuổi lao động Số người trên độ tuổi lao động Số người dưới độ tuổi lao động

(Lao động trong độ tuổi: Nam từ 15 - 60, nữ từ 15 - 55)

12. Số lao động đi làm ngoài địa phƣơng:

Trong tỉnh: Ngoài tỉnh: Xuất khẩu lao động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Hộ có khó khăn về lao động không?

Không: Có:

Nếu có thì: Trình độ lao động thấp: Hay ốm đau:

Thiếu lao động:

2.3- Diện tích một số loại đất của hộ

Tổng diện tích các loại đất của hộ năm 2013:... m2

Trong đó: - Đất trồng lúa:... m2 + Đất 1 vụ:...m2 + Đất 2 vụ: ...m2 + Đất màu:...m2 + Đất rừng...m2 + Đất thổ cư:...m2 + Mặt nước NTTS:...m2 2.4- Tình hình thu nhập

14. Thu nhập của hộ năm 2014

Thu nhập của hộ chủ yếu từ: - Nông nghiệp:

- Tiểu thủ công nghiệp: - Thương mại, dịch vụ: - Khác (lương, trợ cấp, ... ):

III. Sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng nông thôn mới

15. Ông (bà) đã đƣợc biết chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc về xây dựng mô hình nông mới ở thôn ta chƣa?

Có: Không: Có nghe nhưng chưa rõ:

16. Ông (bà) thấy chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng mô hình nông mới có cần thiết không?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

17. Nếu có, ông (bà) đã biết qua kênh thông tin nào:

Từ cán bộ xã, thôn: Từ Cán bộ khuyến nông: Từ các chương trình tập huấn: Từ bạn bè, hàng xóm :

Từ các phương tiện thông tin đại chúng : Từ nguồn khác :

18. Theo ông, bà mục đích của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là gì ?

Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Nâng cao thu nhập cho người dân:

Cải thiện cuộc sống người dân một các bền vững trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường:

19. Ông, bà có tham gia các cuộc họp về chƣơng trình nông thôn mới của thôn, xóm không ?

Có: Không:

20. Ông, bà có tham gia đóng góp vào chƣơng trình nông thôn mới của thôn, xóm không ?

Góp tiền:

Góp công lao động: Hiến đất:

Chưa tham gia đóng góp:

21. Đóng góp của gia đình ông (bà) cho chƣơng trình đƣợc huy động từ các nguồn nào?

- Thu nhập của gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khai thác nguồn tài nguyên sẵn có - Công lao động của gia đình

-. Nguyên liệu sẵn có của gia đình - Đi vay ngân hàng, bạn bè…

22. Những công việc mà gia đình ông (bà) đã tham gia vào chƣơng trình xây dựng nông mới tại xã mình?

Bầu tiểu Ban xây dựng nông thôn mới của thôn

Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM của xã Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung nào thực hiện trước, nội dung nào thực hiện sau

Xây dựng kế hoạch thực hiện

Trực tiếp thi công, thực hiện các công trình Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm

Khác... ...

23. ông (bà) hãy cho ý kiến về chất lƣợng cơ sở hạ tầng của các hạng mục sau: TT Hạng mục Tốt Khá Trung bình Kém 1 Giao thông 2 Thủy lợi 3 Điện 4 Trường học

5 Nhà văn hóa thôn, xã 6 Chợ nông thôn

7 Bưu điện 8 Y tế

24. Theo ông (bà), đội ngũ cán bộ xã hiện nay đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ

1. Đáp ứng tốt: 2. Đáp ứng trung bình: : 3. Chưa đáp ứng:

25. Theo ông (bà) để XD nông thôn mới đƣợc phát triển bền vững và lâu dài tại địa phƣơng cần phải làm gì?

……….……… ………..……..…… ………...……….………. … 26. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không?

……….……… ……….…… Xin chân cảm ơn ông (bà) !

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ

Về Chương trình xây dựng nông thôn mới

Tên người phỏng vấn:………... Thời gian phỏng vấn: ………...

I. Những thông tin chung về cán bộ điều tra

Họ và tên cán bộ (người được phỏng vấn): ………... Nam/nữ: ……. .. Tuổi: ………... Trình độ văn hóa:... Trình độ chuyên môn: Trung cấp Cao đẳng Đại học Chức vụ: ... .. Địa chỉ:

Thôn...Xã... Huyện

...Tỉnh...

II. Thông tin về việc triển khai Chƣơng trình xây dựng NTM

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây:

1. Những thuận lợi trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương là gì? (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng).

a. Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo;

b. Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, tại xã cao trĩ – huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 64)