Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, tại xã cao trĩ – huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 29)

Đề tài sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh hiện trạng nông thôn trên địa bàn xã, với các tiêu chí nông thôn mới theo quyết định số 491 của Chính phủ.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Cao Trĩ là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 5km, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 2.424,98 ha, với dân số 2.003 người.

+ Phía Bắc giáp với xã Nghiêm Loan của huyện Pác Nặm. + Phía Đông giáp xã Thượng Giáo của huyện Ba Bể.

+ Phía Nam giáp xã Thượng Giáo và Khang Ninh của huyện Ba Bể. + Phía Tây giáp với xã Cao Thượng và Khang Ninh của huyện Ba Bể.

4.1.1.2. Tài nguyên đất

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Trĩ được thể hiện chi tiết qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Trĩ năm 2014

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH 2.424,98 100 1 Đất nông nghiệp 2.261,84 93,27 1.1 Đất trồng cây hàng năm 262,93 10,85 1.1.1 Đất trồng lúa 95,63 3,95 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 167,30 6,90

1.2 Đất trồng cây lâu năm 31,86 1,31

1.3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 2,40 0,1

1.4.1 Rừng sản xuất 1.044,90 43,09

1.4.2 Rừng đặc dụng 563,89 23,25

1.4.3 Rừng phòng hộ 355,86 14,67

2 Đất phi nông nghiệp 130,97 5,4

2.1 Đất chuyên dùng 57,47 2,37

2.2 Đất ở 23,44 0,97

2.3 Đất sông suối 50,03 2,06

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,03

3 Đất chƣa sử dụng 32,17 1,33

( Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Cao Trĩ năm 2014)

Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất của xã Cao Trĩ cũng tương đối lớn, và diện tích đất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 93,27% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Vì xã là vùng đệm của vườn quốc gia Ba Bể cho nên trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì cây lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,01%, Trong diện tích đất lâm nghiệp thì người dân chưa chú ý nhiều đến đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, diện tích đất rừng sản xuất gấp gần 3 lần diện tích rừng phòng hộ. Sau đó đến diện tích trồng cây hàng năm chiếm 10,85%. Trên địa bàn xã thì diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng kể, nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 0,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của xã chiếm phần lớn cũng dễ hiểu vì người dân của xã Cao Trĩ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 5,4%, trong khi diện tích đất chưa sử dụng của xã vẫn chiếm 1,33%.

4.1.1.3. Địa hình

Xã có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối ,núi. Ở đây địa hình chủ yếu là các núi cao xen lẫn đá vôi hiểm trở,phân lớp dày. Độ cao trung bình trên 600m so với mực nước biển. Cùng với đó trên địa bàn xã có dòng sông Năng chảy qua theo hướng Đông – Tây.

4.1.1.4. Khí hậu, thủy văn

Cao Trĩ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: có 2 mùa rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20⁰ C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các háng trong năm tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm 800mm, phân bố không đều giũa các tháng trong năm. Độ ẩm không khí khá cao 75% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, là xã vùng cao nên vào mùa đông có sương mù, mưa phùn thời tiết hanh khô có khi phải chịu hạn hán, vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều dễ gây ra luc cuốn, lũ quét làm xói mòn, lở đất của các dãy đồi, núi.

Trên địa bàn xã có sông Năng và một số suối nhỏ chảy qua nhưng do địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên lưu vực suối nhỏ hay gây lũ cục bộ làm ách tắc giao thông ảnh hưởng đến việc đi lại và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. Mặt khác, còn có tác dụng bồi đắp tạo ra những loại đất phù sa ngòi suối khá màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài tác dụng bồi đắp phù sa tạo ra những cánh đồng phù sa hẹp hệ thống ngòi suối của xã còn là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Cao Trĩ là một xã nghèo, đời sống của người dân còn thấp, nên vấn đề kinh tế của xã vẫn còn rất nhiều hạn chế. Người ta thường đánh giá sự phát triển của nền kinh tế thông qua cơ cấu của các lĩnh vực: Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Theo hướng phát triển chung thì cơ cấu công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ lệ càng cao thì khu vực đó càng phát triển. Sau đây là thực trạng kinh tế của xã Cao Trĩ được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thực trạng kinh tế của xã Cao Trĩ năm 2014

STT Hạng mục ĐVT Năm

2014

1 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 1.122 2 Thu nhập bình quân/ người/ năm Tr.đồng 6,6 3 Bình quân lương thực/ người/ năm Kg/người/năm 560 4 Bình quân giá trị sản xuất/ 1 ha đất canh tác Tr.đồng 40

5 Tỷ lệ hộ nghèo % 34,4

6 Tổng thu ngân sách Tr.đồng 50

7 Tổng chi ngân sách Tr.đồng 1.510

( Nguồn: UBND xã Cao Trĩ năm 2014)

Bảng 4.3: Giá trị sản xuất các ngành của xã Cao Trĩ năm 2014

( Nguồn: UBND xã Cao Trĩ năm 2014)

Qua bảng 4.3 ta thấy, kinh tế của xã Cao Trĩ còn chậm phát triển, điều này được thể hiện rõ nét qua cơ cấu của các lĩnh vực sản xuất trên địa bàn xã Cao Trĩ đó là: Ngành nông nghiệp của xã chiếm 75,1% tổng giá trị sản xuất, trong khi ngành công nghiệp chỉ chiếm 8,7%, và ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,2%. Để xã Cao Trĩ phát triển theo đúng xu hướng thì cần phải giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống, và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu sản xuất của xã Cao Trĩ.

STT Hạng mục Tổng GTSX

( triệu đồng)

Cơ cấu GTSX ( %)

1 Nông – lâm – thủy sản 9.872 75,1

2 Công nghiệp, TTCN và XD 1.144 8,7

3 Thương mại và DV 2.129 16,2

4.1.2.2. Dân số

Cao Trĩ là một xã còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân còn thấp, dân cư còn thưa thớt, với 8 thôn và 4 dân tộc anh em sinh sống.

Sự đa dạng về thành phần dân tộc và nguồn gốc xuất hiện nên tạo nên nét đặc sắc riêng về văn hóa như: Phong tục, tập quán, lối sống… Tình hình dân số của xã được biểu hiện cụ thể qua bảng 4.3.

Bảng 4.4: Tình hình dân số của xã Cao Trĩ năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

Tổng số hộ Hộ 451

Tỉ lệ tăng dân số %/năm 0,4

Mật độ dân số Người/km2 83

Tổng số nhân khẩu Người 2003

Thành phần dân tộc - -

Tày Người 1.325

Nùng Người 607

Dao Người 38

Kinh Người 33

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Cao Trĩ, năm 2014)

Qua bảng 4.3 ta thấy, cả xã có 451 hộ gia đình, với tổng số nhân khẩu là 2003 người, như vậy là trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 4 đến 5 người. Điều đó cho thấy việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của xã đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước đó. Tốc độ gia tăng dân số của xã Cao Trĩ tương đối ổn định trong những năm gần đây, với tỷ lệ 0,4%/năm. Mật độ dân số của xã khoảng 83 người/km2, mật độ dân số thưa thớt.

Các dân tộc chung sống trên địa bàn xã Cao Trĩ khác biệt nhau tương đối lớn về phong tục, tập quán. Dân tộc Tày chiếm số lượng lớn nhất, với 1.325

người, dân tộc Nùng 607 người, dân tộc Dao với 38 người, còn lại dân tộc Kinh chỉ có 33 người. Sự khác nhau tương đối lớn về thành phần dân tộc cũng tạo nên những nét đặc sắc riêng trong đời sống, văn hóa cũng như trong sản xuất trong sản xuất. Tuy nhiên nếu không biết kết hợp hài hòa giữa các nếp sống khác nhau, nhiều khi sẽ dẫn đến những xung đột về văn hòa giữa các dân tộc. Do vậy nó yêu cầu vai trò điều hòa rất lớn của chính quyền xã.

4.1.2.3. Tình hình lao động

Xã Cao Trĩ với tốc độ tăng dân số là 0,4%/năm, chứng tỏ xã có nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe…Nhưng cũng do Cao Trĩ là một xã còn nghèo, điều kiện kinh tế chưa cao, và người dân chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp, do đó lao động cũng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đi đôi với nó là nhận thức của người dân về đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cũng chưa được chú trọng, và quan tâm. Tình hình lao động của xã Cao Trĩ được thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.5: Tình hình lao động của xã Cao Trĩ năm 2014

Nội dung Số lƣợng (Người) Tỉ lệ (%)

Tổng số dân 2003 100

Số lao động 989 49,37

Nữ 479 48,43

Nam 510 51,56

Tình trạng lao động - -

Lao động nông nghiệp 775 38,69

Lao động qua đào tạo 21 2,71

Lao động chưa qua đào tạo 754 97,30

Lao động phi nông nghiệp 214 10,68

Lao động qua đào tạo 87 40,65

Lao động chưa qua đào tạo 127 59,34

Lao động thiếu việc làm 123 6,14

Qua bảng 4.4 ta thấy, số người trong độ tuổi lao động của xã Cao Trĩ chỉ chiếm 49,37% dân số của xã.

Lao động của xã chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỉ lệ rất cao là 38,69%, trong khi đó lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 10,68%. Hơn nữa xã vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ lao động không có việc làm chiếm 6,14%, đó là còn chưa kể đến lực lượng lao động bán thất nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn.

Một vấn đề nữa đang được Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mà một thực trạng của xã là lao động qua đào tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lực lượng lao động. Trong lĩnh vực nông nghiệp thì lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 2,71%, còn lao động chưa qua đào tạo chiếm 97,30%. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì lao động qua đào tạo chiếm 40,65%, còn lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng 59,34%.

4.2. Thực trạng nông thôn xã Cao Trĩ theo 19 tiêu chí về nông thôn mới

4.2.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch

Qua thực tiễn cho thấy vấn đề cốt lõi và khó khăn nhất là lập quy hoạch, đây là khâu quan trọng tác động đến hầu hết các tiêu chí còn lại, nếu quy hoạch không khoa học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt đến bộ mặt nông thôn sau này.

Tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, để có được tầm nhìn lâu dài và các hoạt động ổn định có giá trị đều phải tiến hành quy hoạch. Xã Cao Trĩ hoạt động quy hoạch cũng có được bàn đến và tiến hành có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương, đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định. Hiện trạng quy hoạch của xã được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.6: Hiện trạng quy hoạch của xã Cao Trĩ năm 2014 S

STT Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu theo QĐ 491 Đánh giá theo QĐ 491 Đạt Chưa đạt 1 1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Đạt Đạt

2 2

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế

- xã hội - môi trường theo chuẩn mới Đạt Đạt

3 3

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Đạt Đạt

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Cao Trĩ, năm 2014)

Qua bảng 4.5 ta thấy, vấn đề quy hoạch của xã Cao Trĩ đã đạt chuẩn theo quy định của nhà nước.

4.2.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

4.2.2.1. Giao thông

Sự phát triển của một quốc gia nói chung, và của một tỉnh hay một xã nói riêng, nó cũng được đánh giá qua cái nhìn về giao thông đi lại của xã đó, bởi vì giao thông giữ những vai trò nhất định mà những lĩnh vực khác không thể thay thế được như: Giao thông giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng xa xôi, tăng cường sức mạnh quốc phòng. Với những vai trò quan trọng trên cho ta thấy sự phát triển của GTVT có thể làm thước đo về

trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước được ví như là mạch máu trong tổ chức nền kinh tế. Tình hình giao thông của xã Cao Trĩđược thể hiện cụ thể qua bảng 4.6.

Bảng 4.7: Hiện trạng đƣờng giao thông của xã Cao Trĩ năm 2014

STT Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu theo QĐ 491 (%) Đánh giá theo QĐ 491 Đạt Chưa đạt 1

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT

100 Chưa đạt

2

Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT

100 (50

cứng hóa) Chưa đạt

3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không

lầy lội vào mùa mưa 50 Chưa đạt

4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được

cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 50 Chưa đạt

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Cao Trĩ, năm 2014)

Phân tích bảng 4.6 ta thấy, hiện trạng đường giao thông của xã Cao Trĩ rất hạn chế cần được xây dựng mới và nâng cấp ngay.

Hệ thống giao thông của xã Cao Trĩ gồm 5 loại đường như sau:

- Đường Quốc lộ, Tỉnh lộ: Quốc lộ 279, Tỉnh lộ 258A và Tỉnh lộ Quảng Khê với chiều dài là 18,5km đã được láng nhựa (cứng hóa đạt 100%).

- Đường liên xã : có 3 tuyến với chiều dài là 7,5km, trong đó 3,0km đường cấp phối và 4,5km là đường đất với bề rộng mặt đường rộng 1,5 - 3,0m; nền đường rộng 1,5 – 4,5m (đạt cứng hóa 40%).

- Đường liên thôn: có 3 tuyến với tổng chiều dài là 6,0km, trong đó 2,0km đường cấp phối và 4,0km là đường đất. Các tuyến đường có bề mặt rộng trung bình 1,5 – 3,0m, bề rộng nền 1,5 – 4,0m ( cứng hóa đạt 33,33%).

- Đường nội thôn: có 18 tuyến với tổng chiều dài là 18,9km, trong đó 0,9km đường bê tông, 0,4km đường cấp phối và 17,6km đường đất. Các tuyến đường có bề mặt rộng trung bình 1 -1,5m ( cứng hóa đạt 6,9%).

- Đường phục vụ sản xuất: có 10 tuyến với tổng chiều dài là 7,9km (cứng hóa đạt 8,86%). Tuy nhiên toàn bộ các tuyến đường chưa được bê tông hóa nên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa.

4.2.2.2. Trường học

Trong những năm qua, hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo của toàn xã nói chung không ngừng đầu tư, cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học, hiện nay trên địa bàn xã không còn phòng học tranh, tre, nứa, lá… Các điểm trường từ mầm non đến trường tiểu học được đặt tại các xóm có vị trí thuận lợi mang tính chất trung tâm theo địa bàn của xã. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục của xã Cao Trĩ được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.8: Hiện trạng trƣờng học của xã Cao Trĩ năm 2014

STT Nội dung tiêu chí

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, tại xã cao trĩ – huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)