4.1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Trĩ là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 5km, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 2.424,98 ha, với dân số 2.003 người.
+ Phía Bắc giáp với xã Nghiêm Loan của huyện Pác Nặm. + Phía Đông giáp xã Thượng Giáo của huyện Ba Bể.
+ Phía Nam giáp xã Thượng Giáo và Khang Ninh của huyện Ba Bể. + Phía Tây giáp với xã Cao Thượng và Khang Ninh của huyện Ba Bể.
4.1.1.2. Tài nguyên đất
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Trĩ được thể hiện chi tiết qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Trĩ năm 2014
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH 2.424,98 100 1 Đất nông nghiệp 2.261,84 93,27 1.1 Đất trồng cây hàng năm 262,93 10,85 1.1.1 Đất trồng lúa 95,63 3,95 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 167,30 6,90
1.2 Đất trồng cây lâu năm 31,86 1,31
1.3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 2,40 0,1
1.4.1 Rừng sản xuất 1.044,90 43,09
1.4.2 Rừng đặc dụng 563,89 23,25
1.4.3 Rừng phòng hộ 355,86 14,67
2 Đất phi nông nghiệp 130,97 5,4
2.1 Đất chuyên dùng 57,47 2,37
2.2 Đất ở 23,44 0,97
2.3 Đất sông suối 50,03 2,06
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,03
3 Đất chƣa sử dụng 32,17 1,33
( Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Cao Trĩ năm 2014)
Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất của xã Cao Trĩ cũng tương đối lớn, và diện tích đất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 93,27% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Vì xã là vùng đệm của vườn quốc gia Ba Bể cho nên trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì cây lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,01%, Trong diện tích đất lâm nghiệp thì người dân chưa chú ý nhiều đến đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, diện tích đất rừng sản xuất gấp gần 3 lần diện tích rừng phòng hộ. Sau đó đến diện tích trồng cây hàng năm chiếm 10,85%. Trên địa bàn xã thì diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng kể, nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 0,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của xã chiếm phần lớn cũng dễ hiểu vì người dân của xã Cao Trĩ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 5,4%, trong khi diện tích đất chưa sử dụng của xã vẫn chiếm 1,33%.
4.1.1.3. Địa hình
Xã có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối ,núi. Ở đây địa hình chủ yếu là các núi cao xen lẫn đá vôi hiểm trở,phân lớp dày. Độ cao trung bình trên 600m so với mực nước biển. Cùng với đó trên địa bàn xã có dòng sông Năng chảy qua theo hướng Đông – Tây.
4.1.1.4. Khí hậu, thủy văn
Cao Trĩ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: có 2 mùa rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20⁰ C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các háng trong năm tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm 800mm, phân bố không đều giũa các tháng trong năm. Độ ẩm không khí khá cao 75% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, là xã vùng cao nên vào mùa đông có sương mù, mưa phùn thời tiết hanh khô có khi phải chịu hạn hán, vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều dễ gây ra luc cuốn, lũ quét làm xói mòn, lở đất của các dãy đồi, núi.
Trên địa bàn xã có sông Năng và một số suối nhỏ chảy qua nhưng do địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên lưu vực suối nhỏ hay gây lũ cục bộ làm ách tắc giao thông ảnh hưởng đến việc đi lại và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. Mặt khác, còn có tác dụng bồi đắp tạo ra những loại đất phù sa ngòi suối khá màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài tác dụng bồi đắp phù sa tạo ra những cánh đồng phù sa hẹp hệ thống ngòi suối của xã còn là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương.