Kế hoạch kiểm soát chất lượng (QCP) của Nhà thầu

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH kỹ THUẬT mẫu (Trang 87)

3. Đo đạc khối lượng và thanh toán 1 Cơ sở thanh toán

2.3Kế hoạch kiểm soát chất lượng (QCP) của Nhà thầu

Đưa vào trong Chương trình, Nhà thầu phải chuẩn và đệ lên Kỹ sư để được xem xét và cho ý kiến, bản Kế hoạch kiểm soát chất lượng mà sẽ được thực hiện trong suốt thời gian thi công và theo dõi trên cơ sở hàng ngày. Sau đó, Nhà thầu phải sửa lại bản QCP có đưa vào những ý kiến của Kỹ sư, và phải trình lại bản kế hoạch này lên Kỹ sư để sử dụng trong dự án là bản "QCP sửa đổi".

Kế hoạch kiểm soát chất lượng phải bao gồm, nhưng không giới hạn trong những nội dung sau:

1 Cơ cấu tổ chức về kiểm soát chất lượng:

Tổ chức này phải được chia thành những bộ phận nhỏ để có thể quản lý hiệu quả về mặt kỹ thuật, và được mô tả trong “Sơ đồ tổ chức về kiểm soát chất lượng” xác định rõ các bộ phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng nhân sự và nhân viên hỗ trợ, tất cả họ đều phải chịu trách nhiệm riêng về các vấn đề an toàn. Ngoài ra, tiêu chí để bổ nhiệm những nhân sự chủ chốt cũng phải được mô tả.

2 Trình tự phối hợp và thông tin liên lạc:

Là trình tự xác định hệ thống thông tin liên lạc giữa nhân sự thi công của Nhà thầu làm việc tại những địa điểm cần có công tác kiểm soát chất lượng và nhân viên kiểm soát chất lượng, bao gồm hệ thống liên lạc và báo cáo thường xuyên. Ngoài ra, mức độ, phạm vi và mục đích của các cuộc họp tại hiện trường để phối hợp cũng phải được quy định rõ.

3 Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu phụ:

Các biên pháp mà qua đó, QCP sẽ được thông tin đến các nhà thầu phụ (nếu có), bao gồm cả trình tự xem xét bản kế hoạch kiểm soát chất lượng do nhà thầu phụ đề xuất, và biện pháp để thống nhất các kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu phụ vào QCP của dự án.

• Một mô tả đầy đủ chi tiết và thống nhất về các biện pháp, kỹ thuật áp dụng, thiết bị (kể cả phòng thí nghiệm) và nhân viên hỗ trợ phải cung cấp cho công tác kiểm soát chất lượng, kể cả những chi tiết cho mỗi giai đoạn được xem xét trong quá trình thi công công trình.

• một bảng tham khảo tréo giữa các biện pháp được áp dụng trong QCP, Quy định kỹ thuật này, và những yêu cầu áp dụng của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc những tiêu chuẩn tương tự về vấn đề kiểm soát chất lượng.

⑤ Danh mục thí nghiệm:

Một danh mục các thí nghiệm sẽ được thực hiện trong suốt thời hạn hợp đồng. Danh mục này phải nêu tên thí nghiệm, tần suất thí nghiệm, mục nào và phần nào trong Quy định kỹ thuật nêu những yêu cầu về phép thí nghiệm đó, nhân sự và phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm cho mỗi loại thí nghiệm, và một bản dự tính số lượng thí nghiệm yêu cầu.

⑥ Thí nghiệm trong phạm vi công trường và ngoài phạm vi công trường:

Một danh mục và bản mô tả tóm tắt về tất cả các thí nghiệm trong phạm vi công trường và ngoài phạm vi công trường mà phòng thí nghiệm phải thực hiện. Ngoài ra, một danh mục các phép thí nghiệm khác mà Nhà thầu đề xuất thực hiện tại những phòng thí nghiệm khác.

⑦ Biểu kế hoạch kiểm soát chất lượng:

Các Biểu kế hoạch thanh thời gian được chuẩn bị cho mỗi trường hợp cần thiết phải kiểm soát chất lượng được xác định trong phần thống kê nêu trên, bao gồm một bản mô tả các hoạt động chính để kiểm soát chất lượng, những hạng mục đường găng của kế hoạch, xác nhận, quản lý tài liệu đệ trình v.v…

⑧ Thanh tra công tác kiểm soát chất lượng: Trình tự và kế hoạch cho:

• Công tác thanh tra kiểm soát chất lượng;

• Xác nhận sự tuân thủ của các phương pháp và vật liêu; và • Giám sát việc thực hiện của nhân viên hỗ trợ.

Một bộ biểu mẫu hoàn chỉnh được sử dụng cho công tác thanh tra cũng phải được bao gồm trong phần này.

⑨ Biểu mẫu thí nghiệm, báo cáo và đệ trình:

Tất cả biểu mẫu dùng cho thí nghiệm, báo cáo tóm tắt thí nghiệm, Báo cáo kiểm soát chất lượng hàng tháng và biểu mẫu đệ trình khác.

⑩ Theo dõi các khiếm khuyết:

Trình tự theo dõi những khiếm khuyết thi công từ việc nhận diện chúng đến các biện pháp sửa chữa có thể chấp nhận được. Phần này cũng phải bao gồm phương pháp kiểm tra, xác nhận rằng những khiếm khuyết đã được sửa chữa phù hợp.

⑪Giám sát và kiểm tra:

viên kiểm soát chất lượng giám sát, theo dõi và kiểm tra nhằm đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ của chúng với những nguyên tắc, mục tiêu của Kế hoạch kiểm soát chất lượng. Công việc này cũng bao gồm nhiệm vụ cập nhật Kế hoạch kiểm soát chất lượng.

12 Hồ sơ:

Được chuẩn bị và duy trì bởi nhân viên kiểm soát chất lượng, và các biện pháp thông tin liên lạc được nhân viên kiểm soát chất lượng lựa chọn sao cho Kỹ sư và những đơn vị khác liên quan đến công trình được thông báo đầy đủ những vấn đề liên quan đến các quy định về giao thông trong suốt thời hạn hợp đồng.

Trước khi bắt đầu thi công và trước khi Kỹ sư phê duyệt QCP, Nhà thầu phải phải có một buổi thuyết trình chi tiết và đầy đủ về QCP và Hệ thống kiểm soát chất lượng mà Nhà thầu đề xuất như quy định tại đây. Biên bản của huộc họp đó sẽ do Nhà thầu chuẩn bị, được Nhà thầu và Kỹ sư cùng ký. Biên bản này sẽ trở thành một phần của hồ sơ hợp đồng.

Những điều chỉnh đối với bản "QCP sửa đổi" sẽ không được phép nếu không có sự tham vấn trước đó với Kỹ sư, trừ khi do Kỹ sư yêu cầu dựa trên nhu cầu thực tế để tăng cường công tác kiểm soát chất lượng trong dự án, hoặc trong trường hợp có nảy sinh những hạng mục mới do áp dụng một số lệnh thay đổi theo điều khoản "Thay đổi" trong các Điều kiện của Hợp đồng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH kỹ THUẬT mẫu (Trang 87)