I.5.5.1. Nguyên tắc
Năng lượng của bức xạ điện từ được xác định bởi phương trình sau: E = hν (I.8)
ở đây E là năng lượng (Jun), h là hằng số Planck (6,62x10-34 J.s), và ν là tần số (s-1). Bức xạ điện từ có thể được xem là sự kết hợp trường điện và từ được truyền qua không gian dưới dạng sóng. Giữa tần số (ν,s) , bước sóng (λ,m) và tốc độ ánh sáng (c = 3x108 m.s-1) liên hệ bằng biểu thức:
h = c/ λ (I.9)
Trong phổ UV-Vis, bước sóng thường được biểu diễn bằng đơn vị nanomet (nm). Khi bức xạ tương tác với vật chất, các quá trình xẩy ra bao gồm phản xạ, tán xạ, hấp thụ, huỳnh quang và phát quang, phản ứng quang hoá (hấp thụ và bẻ gãy liên kết). Trong nghiên cứu phổ UV-Vis thì chỉ quan tâm đến quá trình hấp thụ xẩy ra.
Ánh sáng là một dạng năng lượng. Sự hấp thụ ánh sáng gây ra sự tăng năng lượng của phân tử (nguyên tử). Năng lượng toàn bộ của phân tử được biểu diễn như là tổng số của năng lượng điện tử, dao động, quay:
Etoàn bộ = Eđiện tử + Edao động+ Equay (I.10)
Trong một số phân tử hay nguyên tử, các photon của ánh sáng UV - Vis có đủ năng lượng gây ra sự chuyển dịch giữa các mức năng lượng điện tử khác nhau. Bước sóng
một điện tử từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao hơn. Các bước nhảy này tạo ra dải hấp thụ tại các bước sóng đặc trưng ở các mức năng lượng của các dạng hấp thụ.
I.5.5.2. Phân tích định lượng
Phương pháp phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến được sử dụng rất thuận lợi và phổ biến trong phân tích định lượng các dạng đơn chất và hỗn h ợp được gọi tên là phươngười pháp trắc quang. Cơ sở của phương pháp vẫn dựa vào định luật Lambert- Beer, thiết lập mối liên quan giữa mật độ quang và nồng độ chất trong dung dịch. Nói chung phương pháp trắc quang có độ nhạy cao, sai số có thể đạt ± 0,2 đến ± 1 %, so với các phương pháp khác độ chính xác của nó chưa mỹ mãn nhưng vẫn được sử dụng phổ biến vì sự thuận lợi.
I.5.5.3.Thực nghiệm
Trong luận án này, thực hiện việc đo phổ hấp thụ electron UV-Vis trên máy GBC Instrument-2885 trong vùng từ 200-700 nm tại Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.