Phân tích hồi quy OLS chuỗi thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn tỷ xuân (Trang 60)

Do mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến, đồng thời để tránh hiện tượng hồi quy giả nên thực hiện hồi quy các biến CR, QR, ARTR, GAER, CZ theo mức sai phân ban đầu; biến NWC, ITR theo mức sai phân bậc 1. Hồi quy biến phụ thuộc ROA với các biến độc lập CR, QR, D(NWC), D(ITR), ARTR, GAER, CZ, CG ta có bảng sau:

Bảng 4.3: Hồi quy biến phụ thuộc ROA

Dependent Variable: ROA Method: Least Squares Date: 04/17/15 Time: 14:17 Sample (adjusted): 4 44

Included observations: 41 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CR 0.016979 0.007788 2.180195 0.0367 QR -0.070403 0.044137 -1.595126 0.1205 D(NWC) -3.89E-08 3.32E-08 -1.170016 0.2506 D(ITR) 0.002166 0.003105 0.697605 0.4905 ARTR 3.70E-05 1.87E-05 1.975055 0.0569 GAER -0.230361 0.109840 -2.097244 0.0440

3

Trong một số trường hợp đăc biết sẽ xem xét thêm mức ý nghĩa 1% hoặc 10% nhằm tăng hoặc giảm tính chính xác để đạt được các kết luận nghiên cứu mong muốn.

4

Theo Nunnally & Burnstein(1994), hệ số tương quan các biến sẽ có các mức độ phân loại như sau: ±0.01 đến ±0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể

±0.2 đến ±0.3 : Mối tương quan thấp ±0.4 đến ±0.5: Mối tương quan trung bình ±0.6 đến ±0.7: Mối tương quan cao ±0.8 trở lên: Mối tương quan rất cao

CZ -0.007113 0.008974 -0.792633 0.4338 CG -0.000283 0.000223 -1.269388 0.2135 C 0.120129 0.133182 0.901996 0.3738

R-squared 0.655745 Mean dependent var 0.008590 Adjusted R-squared 0.569681 S.D. dependent var 0.019466 S.E. of regression 0.012770 Akaike info criterion -5.692317 Sum squared resid 0.005218 Schwarz criterion -5.316167 Log likelihood 125.6925 Hannan-Quinn criter. -5.555344 F-statistic 7.619284 Durbin-Watson stat 2.013438 Prob(F-statistic) 0.000012

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Mô hình:

ROA = 0.0169*CR - 0.0704*QR - 3.88e-08*D(NWC) + 0.0021*D(ITR) + 3.7023e-05*ARTR - 0.2303*GAER - 0.0071*CZ - 0.00028*CG + 0.1201

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy:

Kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.000012 < 0.05), mô hình giải thích được 65.57 % tác động của các biến tới biến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ rất cao trong các nghiên cứu xã hội học. Điều đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tỷ Xuân. Trong đó:

o Do P-value của tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn là 0.0367 < 0.05, nên tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp có tác động tới lợi nhuận. Tỷ lệ này có tác động cùng chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nếu doanh nghiệp duy trì tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng thêm. Khi tỷ lệ này tăng thêm 1 đơn vị thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm 0.016979 đơn vị.

o Do P-value của tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn (loại bỏ hàng tồn kho và khoản phải thu) là 0.1205 > 0.05, nên tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn (loại bỏ hàng tồn kho và khoản phải thu) của doanh nghiệp không có tác động tới lợi nhuận. Ta nhận thấy có sự khác biệt trong việc tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp. Cụ thể tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sau khi loại bỏ hàng tồn kho và khoản phải thu còn lại là tiền mặt mà doanh nghiệp đang nắm giữ không có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá trị chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn không có tác động đến lợi nhuận do P-value của giá trị này là 0.2506 > 0.05.

o Vòng quay hàng tồn kho không có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp do P-value của vòng quay hàng tồn kho là 0.4905 > 0.05. Mặc dù theo kỳ vọng của

nghiên cứu, doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn, tuy nhiên, thực tế này lại không đúng với trường hợp của doanh nghiệp Tỷ Xuân.

o Vòng quay khoản phải thu không có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp do P-value của vòng quay khoản phải thu là 0.0569 > 0.05. Tuy nhiên, nếu mở rộng mức chấp nhận lên 10% thì vòng quay khoản phải thu này có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có vòng quay khoản phải thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn.

o Do P-value của chi phí bán hàng và quản lý là 0.044 < 0.05 nên chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiệp có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí cho việc bán hàng và quản lý thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ ROA của doanh nghiệp giảm xuống 0.230361 đơn vị.

o Tổng tài sản của doanh nghiệp không có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên theo thời gian nhưng tỷ lệ ROA của doanh nghiệp không tăng lên tương ứng. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ ROA của doanh nghiệp là con số tương đối lên ít tương đồng với mức tổng tài sản của doanh nghiệp là con số tuyệt đối và có xu hướng tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, với việc hiệu ứng của việc mở rộng quy mô thường là giai đoạn đầu khi quy mô tăng lên thì lợi nhuận tăng lên, nhưng khi vượt qua điểm tối ưu thì việc mở rộng quy mô sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí quản lý tăng lên quá nhiều.

o Số tháng hoạt động của doanh nghiệp không có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương tự như tổng tài sản của doanh nghiệp, số liệu này của 1 doanh nghiệp tăng theo thời gian, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp là con số tương đối. Thực tế cũng cho thấy, việc thời gian doanh nghiệp thành lập không phải là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hồi quy sau khi loại các biến CZ, CG:

Bảng 4.4: Mô hình sau khi loại biến CZ, CG

Dependent Variable: ROA Method: Least Squares Date: 04/17/15 Time: 14:19 Sample (adjusted): 4 44

Included observations: 41 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. CR 0.025463 0.004602 5.533260 0.0000 QR -0.071331 0.044047 -1.619433 0.1146 D(NWC) -4.63E-08 3.22E-08 -1.436554 0.1600 D(ITR) 0.002165 0.003039 0.712396 0.4811 ARTR 3.52E-05 1.73E-05 2.033054 0.0499 GAER -0.257945 0.099001 -2.605485 0.0135 C 0.000205 0.008211 0.025023 0.9802 R-squared 0.634237 Mean dependent var 0.008590 Adjusted R-squared 0.569690 S.D. dependent var 0.019466 S.E. of regression 0.012769 Akaike info criterion -5.729275 Sum squared resid 0.005544 Schwarz criterion -5.436714 Log likelihood 124.4501 Hannan-Quinn criter. -5.622740 F-statistic 9.826049 Durbin-Watson stat 1.856503 Prob(F-statistic) 0.000003 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.000003 < 0.05).

Với các biến còn lại trong mô hình, các biến CR, ARTR, GAER đều có ý nghĩa thống kê và giải thích được 63.42% biến động của biến phụ thuộc ROA. Các biến QR, D(NWC) và D(ITR) không có ý nghĩa với mức 5%.

Kết quả này tương tự kết quả của mô hình khi chưa loại bỏ các biến không có ý nghĩa, và ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình mới tốt hơn trong mô hình chưa loại biến.

Mô hình sau khi bỏ biến CZ, CG:

ROA = 0.0254*CR - 0.0713*QR - 4.63E-08*D(NWC) + 0.0021*D(ITR) + 3.52E- 05*ARTR - 0.2579*GAER + 0.000205

Hồi quy sau khi loại toàn bộ các biến không có ý nghĩa CZ, CG, QR, D(NWC) và D(ITR)

Bảng 4.5: Mô hình sau khi loại toàn bộ các biến không có ý nghĩa

Dependent Variable: ROA Method: Least Squares Date: 07/15/15 Time: 21:39 Sample (adjusted): 4 44

Included observations: 41 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CR 0.021046 0.004236 4.967816 0.0000 ARTR 3.67E-05 1.81E-05 2.026812 0.0499 GAER -0.213255 0.100599 -2.119846 0.0408 C -0.005728 0.007741 -0.739982 0.4640

R-squared 0.558577 Mean dependent var 0.008590 Adjusted R-squared 0.522786 S.D. dependent var 0.019466 S.E. of regression 0.013447 Akaike info criterion -5.687598 Sum squared resid 0.006691 Schwarz criterion -5.520421 Log likelihood 120.5958 Hannan-Quinn criter. -5.626721 F-statistic 15.60659 Durbin-Watson stat 1.662684 Prob(F-statistic) 0.000001

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.000001 < 0.05).

Với các biến còn lại trong mô hình, các biến CR, ARTR, GAER đều có ý nghĩa thống kê và giải thích được 55,86% biến động của biến phụ thuộc ROA. Kết quả này tương tự kết quả của mô hình khi chưa loại bỏ các biến không có ý nghĩa, và ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình mới tốt hơn trong mô hình chưa loại biến.

Mô hình sau khi bỏ biến không ý nghĩa:

ROA = 0.021046*CR + 3.67E-05*ARTR - 0.213255*GAER -0.005728

Kiểm định tự tương quan chuỗi

Bảng 4.6: Kiểm định tự tương quan mô hình

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

Obs*R-squared 0.661527 Prob. Chi-Square(2) 0.7184

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kiểm định trên cho thấy:

Cặp giả thiết H0 : Mô hình không có tự tương quan bậc 1 H1 : Mô hình có tự tương quan bậc 1

Tiêu chuẩn kiểm định: F-statistic = 0.262391

P-value của thống kê 0.7708 > 0.05 nên chấp nhận giả thiết H0.

Vậy kiểm định Breusch-Godfrey cho thấy mô hình không có tự tương quan bậc 1.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 1.112009 Prob. F(27,13) 0.4357 Obs*R-squared 28.61163 Prob. Chi-Square(27) 0.3800 Scaled explained SS 30.36649 Prob. Chi-Square(27) 0.2979

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Cặp giả thiết H0 : Mô hình có phương sai sai số không đổi H1 : Mô hình có phương sai sai số thay đổi

 Tiêu chuẩn kiểm định: F-statistic = 1.112009

P-value của thống kê F = 0.4357 > 0.05 nên chấp nhận giả thiết H0.

 Tiêu chuẩn kiểm định χ2= nR2 = 28.61163

P-value của thống kê χ2= 0.38 > 0.05 nên có chấp nhận giả thiết H0. Vậy kiểm định White cho thấy mô hình có phương sai sai số không đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn tỷ xuân (Trang 60)