Các kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn tỷ xuân (Trang 39)

3.4.3.1. Kiểm định tính dừng – Nghiệm đơn vị Uniroot Test

Trong phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, một mô hình tốt được đưa ra khi phân tích

trên các dữ liệu dừng, nếu dữ liệu không dừng thì kết quả nghiên cứu sẽ thiếu

chính xác. Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến

để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Giả sử ta có phương trình hồi qui tự tương quan như sau:

Yt=ρYt-1+ut (-1≤ρ≤1) (3.1) Ta có các giả thuyết:

  H0: ρ = 1 ( là chuỗi không dừng).

  H1: ρ < 1 ( là chuỗi dừng).

Phương trình (3.1) tương đương với phương trình (3.2) sau đây: Yt – Y t-1=ρYt-1 - Y t-1+ut = (ρ-1)Y t-1 +ut

ΔY = δ Y t-1 +ut (3.2) Như vậy các giả thuyết ở trên có thể được viết lại như sau:

  H0: δ = 0 (là chuỗi không dừng).

  H1: δ< 0 ( là chuỗi dừng).

Dickey và Fuller cho rằng giá trị t ước lượng của hệ số Y t-1 sẽ theo phân phối xác suất τ (tau statistic, τ = giá trị δ ước lượng/sai số của hệ số δ). Kiểm định thống kê τ còn được gọi là kiểm định Dickey – Fuller (DF). Kiểm định DF được ước lượng

với 3 hình thức:

- Khi Yt là một bước ngẫu nhiên không có hằng số: ΔY = δ Y t-1 +ut (3.3)

- Khi Yt là một bước ngẫu nhiên có hằng số: ΔY = β1+ δ Y t-1 + ut (3.4)

- Khi Yt là một bước ngẫu nhiên với hằng số xoay quanh một đường xu thế ngẫu nhiên :ΔY = β1+ β2 TIME + δY t-1 +ut (3.5)

Để kiểm định H0 ta so sánh giá trị thống kê τ tính toán với giá trị thống kê tra bảng DF. Tuy nhiên, do có thể có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các ut do thiếu biến, nên người ta thường sử dụng kiểm định DF mở rộng là ADF (Augmented Dickey – Fuller Test). Kiểm định này được thực hiện bằng cách đưa thêm vào phương trình (3.5) các biến trễ của sai phân biến phụ thuộc ΔYt :

ΔY = β1+ β2 TIME + δY t-1 +αiΔYt-1 + ut (3.6)

Kết quả nếu |τADF| < |τα| với α lần lượt tại các mức ý nghĩa thống kê. Ta kết luận chấp nhận giả thuyết H0 thức chuỗi Y là không dừng và ngược lại.

3.4.3.2. Kiểm định giả thiết về hệ số hồi qui

Kiểm định nhằm mục đích kiểm tra sự tác động của các biến trong mô hình hồi quy đến. Kiểm định giả thiết về hệ số hồi qui j, mục đích là xem xét liệu j có bằng 0 hay không, nếu j=0 thì biến độc lập Xj không có tác động riêng phần đến biến phụ thuộc Y.

Giả thiết: H0: j=0; j0,k

H1: j0

Với mức ý nghĩa  miền bác bỏ là:

    value p t t /2;(n k)

Chấp nhận H0: Các biến độc lập Xj không có tác động riêng phần đến biến phụ thuộc Y.

Bác bỏ H0: Các biến độc lập Xj có tác động riêng phần đến biến phụ thuộc Y.

Kiểm định này nhằm phát hiện ra hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng mà các biến độc lập có quan hệ tương quan với nhau.

Có 2 phương pháp kiểm định:

Thứ nhất: kiểm định tương quan biến

Hệ số tương quan đo mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa hai biến (X & Y); khi hệ số tương quan càng gần bằng không quan hệ càng lỏng lẻo; càng gần 1 càng chặt; nếu cùng dấu là tương quan thuận và ngược lại là nghịch. Theo quy ước các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác, không có ý nghĩa nghiên cứu. Cụ thể :

±0.01 đến ±0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể ±0.2 đến ±0.3 : Mối tương quan thấp

±0.4 đến ±0.5: Mối tương quan trung bình ±0.6 đến ±0.7: Mối tương quan cao

±0.8 trở lên : Mối tương quan rất cao

Thứ hai: Hồi quy phụ

Mô hình hồi qui chính:

t i t ki k t i t i t i X X X Y,  01 1, 2 2, ... ,  ,

Xét các mô hình hồi qui phụ sau:

Xj,t =0+1X1i,t+2X2i,t +…+j-1Xj-1i,t +j+1Xj+1i,t +i,t

Giả thiết: H0: Rj

2

=0: Không có đa cộng tuyến H1: Rj

2

0: Có đa cộng tuyến Với mức ý nghĩa  miền bác bỏ là: F> F;(k-2,n-k+1) hay p-value<

Chấp nhận H0: Không có đa cộng tuyến giữa Xj với các biến độc lập còn lại. Chấp nhận H1: Có đa cộng tuyến giữa Xj với các biến độc lập còn lại.

3.4.3.4. Kiểm định phương sai thay đổi Heteroscedasticity

Kiểm định White nhằm xem xét phương sai của sai số mô hình hồi qui có thay đổi hay không.

i,t=0+1X1i,t+2X2i,t+…+kXki,t+k+1X1i,t*X2i,t+…+k+mX(k-1)i,t*Xki,t+k+m+1X1i,t

^2i,t+…+k+m+1+hXki,t^2i,t+i,t Giả thiết:

H0: i=0 i0,km1h: Không có hiện tượng phương sai thay đổi H1: i0 : Có hiện tượng phương sai thay đổi

Với mức ý nghĩa  miền bác bỏ là: nR2>2;k+m+1+h

Chấp nhận H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi Bác bỏ H0: Có hiện tượng phương sai thay đổi.

3.4.3.5. Kiểm định tự tương quan

Kiểm định nhằm phát hiện xem mô hình có khuyết tật tự tương quan hay không. Kiểm định tự tương quan bậc p: Kiểm định Breusch – Godfrey (BG)

Xét mô hình: Y= 0 + 1X + 

t= 1t-1 + 2t-2 + … + pt-p + t

H0: 1 = 2 = … =  = 0, có nghĩa là không tồn tại tự tương quan ở bất kỳ bậc nào trong số từ bậc 1 đến bậc p.

Bước 1: Ước lượng mô hình mô hình hồi qui ban đầu bằng OLS, tìm phần dư t

Bước 2: Dùng OLS để ước lượng mô hình

t = 0 + 1X + 1t-1 + 2t-2 + … + pt-p +’t từ đây ta thu được R2.

3.4.3.6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Đại lượng R2 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi qui. Muốn biết với R2 khác 0 có ý nghĩa thống kê không, mô hình có phù hợp hay không cần tiến hành kiểm định giả thiết.

Giả thiết:

H0: R2=0  H0: j=0 j1,k

H1: R20  H1: j0

Với mức ý nghĩa miền bác bỏ là: F> F;(k-1,n-k) hay p-value<

Chấp nhận H0: Mô hình không phù hợp . Bác bỏ H0: Mô hình phù hợp.

Tóm tắt chương 3

Ở chương 3, nghiên cứu đã chi tiết hóa phương pháp nghiên cứu. Cụ thể, từ các nghiên cứu đi trước, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 8 nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả đi vào trình bày phương pháp tính các chỉ tiêu trên, các giả thiết nghiên cứu trong mô hình. Dữ liệu trong mô hình được thu thập từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các quý, từ năm 2004 đến 2014 và được xử lý trên phần mềm Eviews 8. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả, hồi quy mô hình, kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, kiểm định các giả thiết thống kê, sự phù hợp của mô hình.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TỶ XUÂN

4.1.1. Giới thiệu

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Chính Phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sản xuất tiêu dùng và sản xuất xuất khẩu. Ngành da giày không chỉ là một trong những ngành kinh tế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn trong những năm vừa qua, các sản phẩm da giày Việt Nam còn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính những điều kiện thuận lợi dẫn đến sự ra đời của Công ty TNHH Tỷ Xuân vào năm 2003

Công ty TNHH Tỷ Xuân được chuyển đổi từ Công ty Liên doanh Tỷ Xuân (đăng ký lần đầu theo giấy phép đầu tư số 2370/GP ngày 31/12/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) theo Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu số 542022000010 ngày 30/08/2007, và Giấy chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 18/10/2013 do Ban Quản lý Khu công nghiệp Vĩnh Long cấp.

Trụ sở của công ty đặt tại: Khu công nghiệp Hòa Phú – Tỉnh Vĩnh Long.

Các bên tham gia liên doanh là:

- Bên Việt Nam: Công ty TNHH TM – SX Tiến Hùng

Trụ sở chính: 150-152 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh - Bên nước ngoài: Công ty cổ phần hữu hạn Lai Tỷ

Trụ sở chính: 298-18 Ya Tan Road, San Ho Village, Ta Ya Hsiang, Tai Chung Hsien, Taiwan

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 40.000.000 USD

Trong đó:

Bên Việt Nam góp 6.000.000 USD, chiếm 15% vốn điều lệ, bằng tiền mặt.

Bên nước ngoài góp 34.000.000 USD, chiếm 85% vốn điều lệ, bằng tiền mặt và máy móc thiết bị sản xuất.

Thời gian hoạt động: 50 năm Diện tích đất sử dụng : 330.000 m2 Thị trường tiêu thụ và sản phẩm

Hiện nay sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu chiếm 99,9% còn lại tiêu thụ nội địa . Sản phẩm công ty xuất khẩu sang thị trường Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và chủ yếu là Châu Âu.

Sản xuất các loại giày thể thao, giày lưu hóa, giày da và hàng dụng cụ thể thao xuất khẩu.

Đế giày, các loại cao su bán thành phẩm (phục vụ sản xuất giày), miếng lót giày (mousse cao cấp) xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam.

Công ty sản xuất cho các nhãn hàng CONVERSE, ADIDAS, KWISS, G-STAR... Mẫu mã ngày càng đa dạng, quy trình sản xuất và kỹ thuật tiên tiến, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Quản lý chất lượng

Công ty đang thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 :2008, hệ thống quản lý môi trường: ISO 14001 : 2004, hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe OHSAS 18001 : 2007, hệ thống quản lý năng lượng ISO 50 001 : 2011.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các bộ phận

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Tính đến nay lực lượng CBCNV của công ty trên 14.000 lao động.

Cơ quan cao nhất của công ty là Hội Đồng Thành Viên . Quy chế hoạt động phù hợp với nhiệm vụ, lợi ích của công ty và pháp luật của các bên tham gia.

Tổng Giám Đốc:

- Trực tiếp chỉ đạo và điều hành hoạt động công ty,

- Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các quyết định của Hội Đồng Thành Viên và báo cáo kết quả với Hội Đồng Thành Viên,

- Thay mặt công ty ký các hợp đồng trong phạm vi quyền hạn của mình và thực hiện hợp đồng đó,

- Đại diện công ty trước các Cơ quan Nhà Nước, Toà án và bên thứ ba về các vấn đề có liên quan đến hoạt động công ty trong quyền hạn.

Phó Tổng Giám Đốc:

- Hỗ trợ đắc lực cho Tổng Giám Đốc hoàn thành các trách nhiệm do Hội Đồng Thành Viên giao phó

- Thay mặt Tổng Giám Đốc quản lý chung toàn bộ hoạt động công ty khi Tổng Giám Đốc không có mặt theo uỷ quyền của Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình trong thời gian được uỷ quyền.

- Trực tiếp chỉ đạo và điều hành hoạt động của các bộ phận thuộc văn phòng công ty: bộ phận hành chánh / nguồn nhân lực, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán…

Hiệp lý, giám đốc xưởng:

- Phụ trách điều hành và chỉ đạo một khu vực sản xuất

- Chịu trách nhiệm chính toàn bộ tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí giá thành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quản lý quy trình sản xuất sản phẩm của xưởng và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Giám Đốc về hiệu quả hoạt động kinh doanh của xưởng do mình phụ trách.

Bộ phận khai thác mẫu:

- Phụ trách thiết kế mẫu mới

- Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên liệu phù hợp để sản xuất các sản phẩm mới, tính toán giá thành ban đầu của các sản phẩm này.

- Sản xuất thử các sản phẩm mới và đàm phán với khách hàng đặt hàng đối với các sản phẩm mới

Bộ phận văn phòng xưởng:

- Bộ phận nghiệp vụ: nhận, theo dõi đơn đặt hàng đàm phán với khách hàng. - Bộ phận định mức: xây dựng định mức vật tư và định mức thời gian đối với

từng dạng giày từng đơn đặt hàng. Từ đó làm căn cứ để giao sản lượng cho từng tổ, từng khâu sản xuất.

- Bộ phận thu mua: đặt mua vật tư theo định mức và tiến độ sản xuất, theo dõi vật tư mang đi gia công ngoài

- Các bộ phận nghiệp vụ xưởng khác: sinh quản, kho vật tư, kho thành phẩm…

Bộ phận văn phòng công ty

- Bộ phận hành chánh/ nguồn nhân lực: lập kế hoạch nguồn nhân lực, thực hiện tuyển dụng lao động. Theo dõi tình hình lao động, tổ chức huấn luyện, điều phối lao động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu lao động tại các xưởng. Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định công ty nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Trực tiếp quản lý, mua sắm và phân phát các dụng cụ, và các vật dụng cần thiết cho các đơn vị . Là nơi tiếp nhận, gửi, quản lý các công văn đi, công văn đến của toàn công ty…

- Bộ phận xuất nhập khẩu: thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập hàng: Khai báo Hải Quan, đặt chỗ các hãng tàu, điều phối xe xuất nhập hàng, đăng ký định mức, hoàn thuế nhập khẩu, đăng ký CO…

- Bộ phận kế toán: Quản lý và thực hiện các công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính công ty. Đề xuất tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán. Trực tiếp thực hiện chi trả các chế lương và bảo hiểm cho người lao động.

- Các bộ phận văn phòng khác: bộ phận kế hoạch, IT…

4.1.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động:

Thuận lợi:

- Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều điều kiện để phát triển trong hiện tại và tương lai. Vĩnh Long cũng có nhiều chính sách thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động ổn định trong khu công nghiệp.

- Là một trong những công ty đầu tư đầu tiên tại Khu Công nghiệp Hoà Phú, công ty đã được miễn và giảm tiền thuê đất.

Yếu tố bên trong:

- Công ty được thành lập do sự liên doanh của hai công ty Đài Loan và Việt Nam đều có thời gian hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày lâu năm, và có uy tín trên thị trường, đặt biệt là thị trường thế giới.

- Công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng và lao động tuổi đời bình quân còn trẻ, năng động, và không ngừng học hỏi rèn luyện nâng cao tay nghề.

Khó khăn:

Yếu tố bên ngoài:

- Sự cạnh tranh với các công ty FDI ở Việt Nam với quy mô lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia cùng hoạt động trong ngành sản xuất, gia công da giày như Công ty Pouyuen Việt Nam, Công ty Chang Shin Việt Nam, Công ty Freetrend Industrial Việt Nam..

- Ngoài sự canh tranh với các công ty trong cùng ngành nghề thì tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động: lạm phát, nợ công, thiên tai.. nên cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng đối với mặt da giày. Từ đó, cạnh tranh giữa các công ty gay gắt và thị phần ngày càng thu nhỏ.

Yếu tố bên trong:

- Sự bất đồng ngôn ngữ giữa chuyên gia trực tiếp quản lý và người lao động gây khó khăn trong đào tạo công nghệ mới, và triển khai sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn tỷ xuân (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)