Giải pháp về công tác khuyến nông, nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 67)

- Cần xây dựng cơ chế quản lý và hỗ trợ các nhóm nông dân cùng sở thích và câu lạc bộ khuyến nông.

- Gắn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ khuyến nông với công việc thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của các nhóm cùng sở thích và câu lạc bộ khuyến nông. Phản ánh những vấn đề mà các nhóm câu lạc bộ kiến nghị và đề xuất thông qua các buổi giao ban. Dựa vào các nhóm, câu lạc bộ khuyên nông để tìm hiểu xây dựng mô hình trình diễn và định kỳ phát tài liệu kỹ thuật cho các nhóm, câu lạc bộ.

- Bên cạnh đó chính quyền địa phương vận động người dân tích cực tham gia thành lập thêm nhiều câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích, thực hiện xã hội hoá công tác khuyến nông.

- Tăng cường thêm cán bộ khuyến nông xã còn thiếu, đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông cơ sở.

* Giải pháp về hoạt động thông tin tuyên truyền

- Để đạt được hiệu quả trong tuyên truyền nội dung thông tin cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và đúng thời điểm. Thông tin tuyên truyền cũng cần phải chú ý tới định kỳ và có lịch cụ thể để nông dân có nhu cầu và quan tâm tới nội dung tuyên truyền sẽ nắm bắt được thông tin một cách chủ động và có hiệu quả hơn. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng nông dân tiếp nhận thông tin một cách bị động do bận công việc hoặc do chưa động não mày mò tìm hiểu vấn đề.

* Giải pháp về đào tạo tập huấn

- Khuyến nông viên xã cũng cần được trang bị các thiết bị máy móc như: Máy tính, máy chiếu... để phục vụ quá trình làm việc. Khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, giúp họ hiểu và thảo luận sôi nổi các chuyên đề, để lớp tập huấn đạt được kết quả cao.

- Tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi tập huấn, đặc biệt khuyến nông cơ sở phải tổ chức được các buổi họp, sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, xóm để trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

- Người cán bộ tập huấn cần phải hiểu rõ năng lực, nhận thức của từng thành viên trong lớp để có cách truyền đạt cho người dân hiểu một cách nhanh nhất, trước khi tiến hành tập huấn người cán bộ tập huấn phải chuẩn bị kỹ đầy đủ tài liệu bài giảng. Nội dung tập huấn cần ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với người nông dân cụ thể phù hợp với từng giai đoạn sản xuất có như vậy người dân mới dễ tiếp thu và có hứng thú với bài giảng.

- Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất.

* Giải pháp về xây dựng mô hình trình diễn

- Xây dựng mô hình sao cho phải phát huy được cao hơn sự tham gia của người dân bằng việc tăng cường, tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các hộ tham gia xây dựng mô hình. Đối với các hộ tham gia mô hình cần phải có thông tin về nhau, nắm được tình hình sản xuất của nhau bằng việc trực tiếp trao đổi hoặc

phải tổ chức hội thảo trao đôi về tình hình sản xuất để tìm ra vấn đề vướng mắc cùng nhau giải quyết.

- Xây dựng các mô hình được người dân ủng hộ, và tích cực tham gia.

- Tăng cường trao đổi thường xuyên giữa các hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Có sự giám sát mô hình thường xuyên của cán bộ khuyến nông.

- Mở rộng một số mô hình và loại mô hình theo cụm để người dân tiện tham gia và thăm quan học tập.

* Giải pháp khác

- Nông dân họ chỉ làm theo cái mới khi họ tận mắt nhìn thấy, hiểu tin và sử dụng kết quả mới khi thấy người khác sử dụng thành công, vì vậy khuyến nông xã cần phải đưa ra các nhu cầu của người dân lên Trạm Khuyến nông huyện để tổ chức nhiều các mô hình trình diễn, cuộc thăm quan hội thảo để nông dân trong vùng cùng nhau trao đổi chia sẻ. Họ nhìn thấy kết quả thực tế khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới từ đó giúp họ tin tưởng và làm theo.

- Kết hợp với Trạm khuyến nông cung ứng giống cây trồng mới để đáp ứng nhu cầu của nông dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt ở xã Tiên Phong đề tài thấy và có một số kết luận như sau: Trong những năm qua cán bộ khuyến nông đã thực sự có vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của xã Tiên Phong. Cán bộ khuyến nông đã nắm vững cơ bản tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương để từ đó cố gắng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới về nông nghiệp đến nông dân, trên cơ sở thực hiện các hoạt động khuyến nông chính là: Chỉ đạo sản xuất, thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn.

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp chặt chẽ với Trạm KN, phòng nông nghiệp, trạm BVTV, trung tâm dạy nghề của huyện và các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan ban ngành của xã và hơn thế nữa cán bộ khuyến nông còn thường xuyên trao đổi thông tin và nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp xã với các trưởng thôn (xóm) của xã Tiên Phong để có thể giải quyết những khó khăn (hiện tượng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi) một cách nhanh và hiệu quả nhất.

+ Về công tác chỉ đạo sản xuất: Việc đưa các giống mới vào sản xuất đại trà còn chậm. Sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tập chung đầu tư cao.

+ Về hoạt động thông tin tuyên truyền: Cũng đã được triển khai trên toàn xã trong các buổi tập huấn có sử dụng tài liệu phát tay, thăm quan mô hình, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ nông dân nhưng hoạt động này vẫn còn chưa được mạnh do trình độ của cán bộ khuyến nông về lĩnh vực này còn yếu, và kinh phí đầu tư còn ít.

+ Về hoạt động đào tạo tập huấn: Nhìn chung thì qua các năm gần đây hoạt động đào tạo tập huấn của xã về sản xuất nông nghiệp (các cây, con mới,các kỹ thuật mới) cũng đã có sự thay đổi, số lượng các lớp tập huấn tăng lên số lượng

người tham gia tập huấn cũng nhiều hơn chứng tỏ rằng bà con nông dân cũng đã dần nhận thức và muốn thay đổi phương thức canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

+ Về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn: Tuy các mô hình còn dàn trải, chất lượng chưa cao nhưng đã đưa được một số giống cây trồng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

5.2. Kiến nghị

+ Đối với các cấp chính quyền và cơ quan ban ngành.

- UBND huyện quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến nông, khuyến lâm và có các chính sách ưu tiên về các nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông.

- Phòng nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện cũng cần phải bổ sung thêm cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn đến cơ sở.

- Các cấp lãnh đạo địa phương cần quan tâm, chú trọng và hợp tác với cán bộ khuyến nông xã cùng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng CNH - HĐH, cần phát triển đầu tư vào cây trồng được coi là thế mạnh của vùng (cây lúa ...).

- Trong công tác khuyến nông cần có sự phối hợp tỉnh - huyện - cơ sở -bà con nông dân, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể.

- Kế hoạch kinh phí hàng năm cần sớm được phê duyệt để đảm bảo triển khai hoạt động khuyến nông kịp thời, đúng thời vụ.

- Tăng cường mở thêm các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo, thăm quan học hỏi, tổ chức thực hiện nhiều mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức nêu gương khen thưởng những hộ nông dân làm kinh tế, sản xuất giỏi điển hình tại xã, để khuyến khích cho các hộ nông dân khác học hỏi và tham gia sản xuất, giúp cho các hoạt động khuyến nông xã ngày càng phát triển và đạt hiệu quả.

+ Đối với cán bộ khuyến nông xã Tiên Phong.

- Cần nâng cao năng lực cho khuyến nông viên và cộng tác viên KN về phương pháp và trình độ chuyên môn.

- Cán bộ khuyến nông cần lưu ý xây dựng mô hình trình diễn cần phải được tìm hiểu, đánh giá để phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình thực tế tại địa phương.

+ Đối với bà con nông dân xã Tiên Phong.

- Nông dân nên tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất cùng theo dõi, cùng giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn.

- Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn đóng góp ý kiến để có thể có những mô hình tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. A.W.Van den Ban và H.S Hawkins (1988), khuyến nông.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2012-2013.

3. Nguyễn Hữu Giang (2011), Bài giảng Tổ chức công tác khuyến nông.

4. Mai Thị Lý (2014), Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh – huyện Yên Minh – Hà Giang.

5. Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông.

6. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng Nguyên lý và phương pháp khuyến nông.

7. UBND xã Tiên Phong năm 2012(2013), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Tiên Phong.

8. UBND xã Tiên Phong năm 2013 (2014), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Tiên Phong.

9. UBND xã Tiên Phong năm 2014 (2015), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Tiên Phong.

II. Tài liệu internet

10. http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/hoat-dong-khuyen-nong/thong-tin- huan-luyen/thai-nguyen-tong-ket-cong-tac-khuyen-nong-nam- 2014_t114c31n11588. 11. http://www.khuyennongtphcm.com/?mnu=5&s=1&id=4515. 12. http://www.phoyen.gov.vn/tabid/89/catid/400/item/4247/tram-khuyen-nong- huyen-phoi-hop-mo-tren-20-lop-so-cap-nghe-theo-de-an-1956.aspx. 13. http://sonongnghiepthainguyen.gov.vn/Tin-noi-bo/chi-tiet/Trung-tam-khuyen- nong-Thai-Nguyen/119.html#.VXDiALu7qO8.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA (Phỏng vấn người dân địa phương)

Phiếu số ...

Ngày điều tra ...

I. Thông tin chung Họ và tên: ... nam/nữ ...

Tuổi ... Dân tộc ... ...

Trình độ học vấn ... ... ... ...

Đi ̣a chỉ: Thôn ... xã ... ...huyện...

II. Thông tin chi tiết 1. Gia đình bác có tham gia vào các hoa ̣t đô ̣ng khuyến nông do xã tổ chức không ? Có Không 2. Gia đình bác thấy chương trình hoạt động khuyến nông này có bổ ích không? Rất bổ ích Không bổ ích Bổ ích

3. Gia đình đã tiếp nhận thông tin khuyến nông từ đâu?

Từ đào ta ̣o, tâ ̣p huấn, hô ̣i thảo Từ tivi, đài, báo, sách, tạp chí Trực tiếp từ cán bô ̣ khuyến nông Từ hàng xóm, bạn bè

4. Bác đã tham vào các khóa đào tạo tập huấn, và mô hình trình diễn với mức độ như thế nào?

Lĩnh vực Mức độ

Nhiều Ít Không tham gia

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp

5. Mô hình trồng trọt bác đã tham gia về các loại cây trồng nào với mức độ nào?

Loại cây Mức độ

Nhiều Ít Không tham gia

Cây lương thực Cây hoa màu

Cây rau xanh

Cây ăn quả Cây lâm nghiệp

6. Khi tham gia mô hình trình diễn gia đình bác có được hỗ trợ không? Có Không

7. Bác hãy đánh dấu * vào từng chỉ tiêu với mức độ được hỗ trợ

Chỉ tiêu

Mức độ

Hoàn toàn Một phần Không hỗ trợ

Phân bón Giống Kiến thức KHKT

Thuốc BVTV Vốn

8. Gia đình bác nhâ ̣n đươ ̣c những lơ ̣i ích gì khi tham gia vào các hoa ̣ t đô ̣ng khuyến nông này?

Kiến thứ c khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t mới Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng Tăng thu nhập

Lợi ích khác

9. Các thông tin và biện pháp kỹ thuật từ những buổi tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình khi áp dụng vào thực tiễn cho kết quả ra sao?

Rất tốt Không áp dụng được Bình thường

10. Nếu không áp dụng được lý do tại sao? ... ... ... ...

11. Các bác có cần sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt không ?

TT Kiến thƣ́c cần hỗ trơ ̣ Mƣ́c đô ̣ cần thiết Rất cần Cần Không cần

1 Kiến thức mới về cây lương thực 2 Kiến thức mới về cây thực phẩm 3 Kiến thức mới về cây công nghiê ̣p 5 Kiến thức phòng trừ sâu bê ̣nh 6 Kiến thức bảo quản nông sản 8 Giá cả - thị trường

`

12. Các bác có mong muốn, đề nghị gì đối với công tác khuyến nông đang thực hiện và hoa ̣t đô ̣ng khuyến nông sắp tới? ... ...

... ...

Điều tra viên

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngƣời cung cấp thông tin

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Phỏng vấn cán bộ khuyến nông)

Phiếu số ...

Ngày điều tra ...

I.Thông tin chung Họ và tên ... Nam/nữ ...

Tuổi ... dân tôc ...

Đơn vi ̣ công tác ... Chức vụ ...

Nơi cư trú ... ...

II. Thông tin chi tiết 1. Anh(chị) tốt nghiệp trình đô ̣ gì? Đại ho ̣c Trung cấp Cao đẳng

2. Anh(chị) đã đươ ̣c đào ta ̣o chuyên ngành nào? Trồng trọt Chăn nuôi - thú y Lâm nghiệp Kinh tế Nuôi trồng thủ y sản Ngành khác 3.Thời gian bắt đầu tham gia công tác khuyến nông ? Năm ...

4. Anh(chị) đã tham gia chương trình hoạt động khuyến nông nào chưa? Rất nhiều Nhiều

5. Anh (chị) đánh giá như thế nào về số lượng các hoạt động khuyến nông? Lĩnh vực Số lƣợng Nhiều Ít Không có Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản

6. Anh (chị) đánh giá như thế nào về mức độ các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt?

Loại cây Mức độ

Nhiều Ít Không có

Cây lương thực Cây hoa màu Cây rau xanh Cây ăn quả Cây lâm nghiệp

7. Theo anh (chị) các hoạt đô ̣ng này có xuất phát từ nhu cầu của người dân không? Có Không

8. Theo anh (chị) các hoạt đô ̣ng này có phù hợp với thực tiễn của địa phương không?

Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

9. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mình anh (chị) cảm thấy mình đã đáp ứng được yêu cầu khi tham gia chương trình hoạt động khuyến nông không? Được Một phần Chưa

10. Anh(chị) có mong muốn được đào tạo thêm để hoàn thành tôt nhiệm vụ không? Có Không

11. Anh(chị) hãy tích dấu * vào ô kiến thức muốn được đào ta ̣o thêm

Kiến thức Không

Phương pháp, kỹ năng Trình độ chuyên môn

Kiến thức kinh tế xã hô ̣i Nô ̣i dung khác

12. Nếu được đào tạo thêm về phương pháp kỹ năng anh (chị) muốn được đào ta ̣o thêm về?

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng tổ chức làm việc nhóm Phương pháp khuyến nông cá nhân

13. Mong muốn , đề nghị của anh (chị) cho những chương trình hoạt động khuyến nông về lĩnh vực trồng tro ̣t trong thời gian tới?

... ...

Điều tra viên

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngƣời cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)