Tình hình công tác khuyến nông xã Tiên Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 43)

* Đặc điểm nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông xã Tiên Phong

Đối với xã Tiên Phong là một xã có diện tích rộng, dân cư sống tập trung. Cán bộ khuyến nông phụ trách tại xã chỉ có một do vậy việc chuyển giao các kỹ thuật mới, các cách chăm sóc giống cây trồng vật nuôi, hay các buổi tập huấn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà trước đây sản xuất nông nghiệp chưa đạt kết quả cao. Do vậy mà các cấp chính quyền tại địa phương đã thường xuyên quan tâm gần gũi và giúp đỡ bà con nông dân nhiều hơn, hiện nay ở xã cũng đã thành lập được các câu lạc bộ khuyến nông, các làng khuyến nông tự quản, các nhóm cùng sở thích và hội nông dân,... các hộ nông dân làm kinh tế giỏi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để mọi người học hỏi lẫn nhau.

+ Các câu lạc bộ khuyến nông, các làng khuyến nông, các nhóm cùng sở thích,... tất cả mọi người đều có chung một mục đích, chung một hướng đi và cùng đặt ra một câu hỏi nên trồng cây gì và nuôi con gì để thích hợp với điều kiện khí hậu, địa hình và tập quán canh tác của người dân nhưng đây là một vấn đề khó và càng khó hơn khi trình độ chuyên môn của họ còn thấp. Vì vậy cần phải mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ.

+ Với cán bộ khuyến nông xã vai trò chính là thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất giao ban hàng tháng và trao đổi phản ánh, rút kinh nghiệm định kỳ 1 lần trong một tháng, đồng thời với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên cán bộ khuyến nông xã còn có nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ và nhận phản hồi từ các câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, các nhóm cùng sở thích,... phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong kết hợp với hoạt động khuyến nông giúp hỗ trợ sản xuất có hiệu quả và giúp nông dân tự trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Trong những năm qua uy tín của khuyến nông xã với người dân ngày càng cao, hầu hết các chương trình khuyến nông đều được người dân ủng hộ.

Dưới đây là sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Tiên Phong.

: mối quan hệ. : mối quan hệ phối hợp.

(Nguồn: Cán bộ khuyến nông xã Tiên Phong, 2015)

Biểu đồ 4.2 : Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Tiên Phong

Qua hệ thống tổ chức trên nông dân sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia vào các mô hình trình diễn và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới khi được thông qua Câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích, tại đó tập hợp những nông dân sản xuất giỏi, có tâm huyết với nghề, có uy tín, tín nhiệm nên được đông đảo nông dân tham gia và nhiệt tình ủng hộ. Cùng với đó là sự phối kết hợp trực tiếp của cán bộ khuyến nông cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân, tiếp nhận và phản ánh nguyện vọng của dân. Để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần phải phát huy những thế mạnh của tổ chức cần có thêm nhiều hơn nữa các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm cùng sở thích để người nông dân có thể học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất.

Trạm KN KN viên (01 người) Câu lạc bộ KN (số lượng 02) Nhóm cùng sở thích (số lượng 05) Nông dân Cộng tác viên KN (10 người)

* Vai trò của cán bộ khuyến nông xã trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Tham mưu giúp UBND xã về lĩnh vực khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư trên địa bàn toàn xã.

- Triển khai các mô hình trình diễn khuyến nông.

- Tham gia việc phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tại địa bàn xã theo hướng dẫn, quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Phối hợp với tổ chức đoàn xã để khuyến khích, hướng dẫn nông dân thực hiện làm theo các quy trình kỹ thuật nông lâm nghiệp tiến bộ, các mô hình trình diễn kết quả tại địa phương.

- Cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi cho người nông dân và đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, giúp nông dân sản xuất tốt và đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình họ.

- Xây dựng nhóm cùng sở thích, câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn xã, các làng khuyến nông tự quản...

- Thường xuyên thống kê, cập nhật thông tin báo cáo UBND xã và Trạm Khuyến nông huyện về nhu cầu khuyến nông trên địa bàn xã và báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ được giao.

4.2.2. Các hoạt động khuyến nông trong chuyển giao KHKT về lĩnh vực trồng trọt tại xã Tiên Phong.

Công tác khuyến nông của xã trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, thông qua các hoa ̣t đô ̣ng khuyến nông đã nâng cao nhâ ̣n thức của người dân lên mô ̣t tầm cao mới . Từ chỗ chủ yếu sử du ̣ng các giống cây con cũ của địa phương có năng suất, sản lượng thấp nay phần lớn họ đã biết đưa các giống cây con mới có năng suất sản lượng cao vào sản xuất , chăn nuôi góp phần đảm bảo an ninh lương thực tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của chính họ.

Bảng 4.6: Các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt tại địa phƣơng trong thời gia qua

TT Nội dung họat động Đơn vị tính

Trồng trọt

2012 2013 2014

SL Hộ tham

gia (hộ) SL Hộ tham gia (hộ) SL Hộ tham gia (hộ)

1 Tập huấn kỹ thuật Lớp 25 750 25 750 34 1.020 2 Xây dựng mô hình MH 1 13 3 31 7 172 3 Chuyên mục phát thanh Chuyên mục 6 - 9 - 10 -

4 Cung cấp tài liệu KN Quyển - - 1 - 5 -

4 Chỉ đạo sản xuất Buổi 4 100 4 100 5 125

5 Tư vấn dịch vụ Buổi 5 150 5 150 6 180

6 Hội thảo, tham quan Buổi 6 180 7 210 9 315

(Nguồn: Cán bộ khuyến nông xã Tiên Phong, 2015)

Khuyến nông xã đã thường xuyên tổ chức tâ ̣p huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, giúp người dân thay đổi được tập quán canh tác . Đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn về giống cây con mới làm điển hình để người dân tham quan ho ̣c tâ ̣p và làm cơ sở để khuyến cáo nhân ra diê ̣n rô ̣ng . Tình hình công tác đào tạo tập huấn và xây dựng các mô hình trình diễn ra sao? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

4.2.2.1. Công tác đào tạo tập huấn

Sự hiểu biết về kỹ thuật là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng. Vì vậy nâng cao sự hiểu biết, trình độ canh tác cho người dân là nhiệm vụ cần thiết không thể thiếu trong công tác hoạt động của tổ chức KN. Trong giai đoạn 2012 – 2014, xã Tiên Phong đã mở nhiều các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt cho người dân, qua đó năng suất chất lượng cây trồng ngày càng được nâng cao.

* Tình hình công tác đào tạo, tập huấn của KN xã Tiên Phong

Bảng 4.7: Kết quả đào ta ̣o, tâ ̣p huấn cho nông dân qua 3 năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tổng số Tỷ lệ (%) 2012 2013 2014

I. Tổng số lớ p Lớp 33 34 41 108 100,00

1. Trồng trọt Lớp 25 25 34 84 77,78

2. Chăn nuôi Lớp 8 9 6 23 21,29

3. Lâm nghiệp Lớp 0 0 1 1 0,93

II. Tổng số ngườ i tham dự Người 950 975 1.195 3.120 -

III. BQ/lớ p Người/lớp 29 29 29 29 -

(Nguồn: UBND xã Tiên Phong, 2015)[7][8][9]

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ các lớp đào tạo trong các ngành kinh tế của xã Tiên Phong

Qua bảng 4.6 và biểu đồ trên cho thấy trong 3 năm qua xã đã tổ chức được 108 lớ p tâ ̣p huấn chuyển giao KHKT cho 3.120 lượt người bình quân trên 29

người/lớp. Số lớp tâ ̣p huấn qua các năm biến đổi theo mô ̣t chiều hướng nhất đi ̣nh đó là tăng dần số lớp tập huấn, số lớp tâ ̣p năm 2012 là 33 lớp, đến năm 2013 là tăng lên tổng số là 34 lớp, đến năm 2014 là 41 lớp. Điều này cho thấy tầm quan tro ̣ng của các buổi tập huấn kỹ thuật tới kết quả sản xuất nông nghiệp . Trồng tro ̣t là lĩnh vực đươ ̣c quan tâm đă ̣c biê ̣t số lớ p tâ ̣p huấn về lĩnh vực trồng tro ̣t nhiều nhất , tổng trong 3 năm có 84 lớp chiếm 77,78% trong cơ cấu các ngành , bao gồm các nội dung: Kỹ thuật thâm canh lúa, ngô; Bảo vệ phòng chống dịch bệnh cho cây trồng; Tập huấn kỹ thuật trồng cây khoai tây,… Lĩnh vực được quan tâm thứ 2 đó là ngành chăn nuôi số lớp tâ ̣p huấn là 23 lớp trong 3 năm chiếm 21,29% trong cơ cấu lớp tâ ̣p huấn cho các ngành , gồm các nội dung: Phòng chống dịch bệnh cho gia cầm; Kỹ thuật chăn nuôi lợn sử dụng chế phẩm sinh học...Cuối cùng là lâm nghiê ̣p ngành này không được quan tâm mấy có 1 lớp chuyển giao KHKT về trồng cây keo chiếm 0,93% trong cơ cấ u lớ p tâ ̣p huấn các ngành . Tất cả các lớp tập huấn tổ chức nhận được sự tham gia nhiệt tình của người dân phục vụ chính lợi ích của họ, giảng viên là những người có chuyên môn được cử từ tỉnh, huyện đứng giảng dạy. Người dân tích cực tham gia. 950 975 1195 0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện số ngƣời tham dự đào tạo, tập huấn của KN xã trong 3 năm 2012 - 2014

Qua biểu đồ trên ta thấy , số người tham dự các buổi tập huấn theo chiều hướng tăng lên, cụ thể năm 2012 có 950 người tham dự , năm 2013 tăng lên con số 975 người, đến 2014 đã đạt được là 1.195 người tham dự . Điều đó chứng tỏ rằng công tác khuyế n nông của xã khá ma ̣nh mẽ và theo chiều hướng tích cực , dần dần đáp ứng được nhu cầu, sự tin tưởng của người dân , dân trí của người dân ngày càng cao. Công tác này ưu tiên các lĩnh vực chủ chốt trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuất nông nghiê ̣p đó là ngành trồng trọt, sau đến ngành chăn nuôi, lâm nghiê ̣p, ngành thủy sản chưa thực sự được quan tâm . Do vâ ̣y công tác khuyến nông của xã trong thời gian tới cần hoa ̣t đô ̣ng có hiê ̣u quả hơn và hoa ̣t đô ̣ng ma ̣nh trên tất cả các lĩnh vực.

* Tình hình công tác đào tạo, tập huấn của xã về lĩnh vực trồng trọt

Xã Tiên phong là một xã đi đầu trong huyện về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, lãnh đạo xã luôn chú trọng đến việc thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng những phương thức canh tác mới, tiếp kiệm công lao động và chi phí sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng vật nuôi. Xã Tiên Phong đã phối hợp rất tốt với các cơ quan chức năng như: Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y, Trạm khuyến nông, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Phổ Yên để tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cho người dân về kỹ thuật trồng trọt, các giảng viên đến từ tỉnh, huyện với kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng lên lớp thành thạo, truyền đạt kiến thức dễ hiểu do vậy các buổi tập huấn, hội thảo có kết quả rất thành công, được người dân đánh giá cao. Những kiến thức được học người dân áp dụng vào thực tiễn một cách dễ dàng.

Trong giai đoạn 2012 – 2014, cán bộ khuyến nông xã hoạt động rất tích cực, tích cực chủ động xây dựng các chủ đề, chương trình khuyến nông để phổ biến cho bà con, các chủ đề này rất phù hợp và kịp thời đến với người dân, có hiệu ứng rất tốt. Hầu hết các vấn đề cán bộ khuyến nông đưa ra trao đổi thảo luận là những vấn đề người dân cần như: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa, ngô; kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại... Điều này chứng tỏ các hoạt động tập huấn, hội thảo ở xã Tiên Phong hoạt động rất hiệu quả, sôi nổi. Đáp ứng được nguyện vọng của người dân đặc biệt là những hộ tham gia trồng trọt.

Bảng 4.8: Tình hình đào tạo tập huấn kỹ thuâ ̣t về lĩnh vƣ̣c trồng tro ̣t cho nông dân trong 3 năm 2012 – 2014

(Nguồn: Cán bộ khuyến nông xã Tiên Phong, 2015)

Qua bảng 4.7 ta thấy tổng số lớp tập huấn kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt như vậy là khá nhiều tổng số 84 lớp qua 3 năm. Số lớp tâ ̣p huấn qua các năm biến đổi theo mô ̣t chiều hướng nhất đi ̣nh đó là tăng dần số lớp tập huấn , số lớp tâ ̣p năm 2012, 2013 là 25 lớ p, đến năm 2014 là 34 lớp, điều này chứng tỏ tổ chức khuyến nông đã thấy được tầm quan trọng của các buổi tập huấn tới kết quả sản xuất trồng trọt và đã tăng cường công tác này hơn. Việc tập huấn của khuyến nông xã không những được bà con nông dân tham gia vào các mô hình trình diễn mà cả những nông dân có nhu cầu học tập hưởng ứng nhiệt tình, với số lượng người tham gia tăng,

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ

Tổng Lớp 25 25 34 100,00 140,00 120,00

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

lúa vụ xuân Lớp 8 8 9 100,00 112,5 106,25

Kỹ thuật phòng bệnh cho cây

lúa vụ xuân Lớp 6 6 9 100,00 150,00 125,00

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

lúa vụ mùa Lớp 5 4 6 80,00 150,00 115,00

Kỹ thuật phòng bệnh cho cây

lúa vụ mùa Lớp 5 4 6 80,00 150,00 115,00

Kỹ thuật chăm sóc cây ngô Lớp 1 1 2 100,00 200,00 150,00

Kỹ thuật chăm sóc cây lạc Lớp 0 1 0 - 0 -

Kỹ thuật chăm sóc cây đậu

tương Lớp 0 1 0 - 0 -

Kỹ thuật chăm sóc cây khoai

tây Lớp 0 0 2 0 - -

Số người tham gia Người 750 750 1.020 100,00 136,00 118,00 Bình quân người/ lớp Người/ lớp 30 30 30 100,00 100,00 100,00

trong các buổi tập huấn năm 2012, 2013 là 750 người, năm 2014 là 1.020 nguời. Nhận thức của người nông dân ngày càng nâng cao, họ cũng đã biết rằng khoa học kỹ thuật là rất cần thiết.

4.2.2.2. Công tác xây dựng mô hình trình diễn

* Tình hình triển khai mô hình trình diễn của khuyến nông xã về lĩnh vực trồng trọt.

Bảng 4.9: Các mô hình trình diễn khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt tại xã Tiên Phong qua 3 năm (2012-2014)

(Nguồn: Cán bộ khuyến nông xã Tiên Phong, 2015)

Trong những năm qua xã rất chú trọng tới việc triển khai các mô hình trình diễn về lĩnh vực trồng trọt. Trong 3 năm ( 2012 – 2014) khuyến nông xã đã xây dựng thành công 6 mô hình trình diễn về trồng trọt với quy mô diện tích hơn 46ha thu hút 210 hộ dân tham gia. Thực tế các mô hình trình diễn đã tăng dần qua các năm từ 1 mô hình năm 2012 lên 3 mô hình năm 2014 điều này chứng tỏ hoạt động khuyến nông của xã Tiên Phong đã và đang hoạt động tích cực và có những kết quả đáng khích lệ. Sau đây là một số kết quả cụ thể của hoạt động công tác xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông xã Tiên Phong trong 3 năm 2012 - 2014.

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tổng số Tỷ lệ

(%) 2012 2013 2014

I. Tổng số mô hình MH 1 2 3 6 100,00

1. Mô hình cây lương thực MH 1 1 2 4 66,67

2. Mô hình cây hoa màu MH 0 1 1 2 33,33

II. Diện tích m2 1.400 9.100 450.000 460.500 100,00 1. Mô hình cây lương thực m2 1.400 3.600 350.000 355.000 77,09 2. Mô hình cây hoa màu m2 0 5.500 100.000 105.500 22,91

III. Số hộ tham gia Hộ 13 25 172 210 100,00

1. Mô hình cây lương thực Hộ 13 10 112 135 64,29

- Mô hình trình diễn về cây lương thực

Bảng 4.10: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về cây lƣơng thực của tổ chức khuyến nông xã Tiên Phong (2012 - 2014)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)