* Vị trí địa lý
Xã Tiên Phong nằm ở phía Đông Nam của huyện Phổ Yên, địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương như sau:
- Phía Đông tiếp giáp với xã Hà Châu, xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam tiếp giáp với xã Hóa Sơn, xã Thái Sơn, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Bắc tiếp giáp với xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Tây tiếp giáp với xã Đông Cao, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Địa hình: Đồi thấp xen kẽ đồng bằng, là địa phương có địa hình tương đối bằng phẳng. Với vị trí địa lý, địa hình như trên rất thuận lợi cho xã Tiên Phong phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội giữa các vùng, những tiến bộ KHKT nhanh chóng được lan rộng vào trong và ngoài vùng, từng bước đưa địa phương hoà nhập với nền kinh tế của huyện, của tỉnh và khu vực.
* Thời tiết khí hậu
Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ vì vậy khí hậu Tiên Phong cũng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Điển hình có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mưa khô.
+ Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng mưa trung bình ở Tiên Phong là 1568,3 mm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8. Với lượng mưa
và nhiệt độ như vậy thì độ ẩm tương đối cao, trung bình 82% và cao nhất có thể là 90% chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4 còn thấp nhất là 64% chủ yếu vào khoảng tháng 12. Thời tiết nóng cộng với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ phát triển nhưng cũng là điều kiện tốt cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng và vật nuôi cần phải được thực hiện nghiêm túc.
+ Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, vào mùa này nhiệt độ lượng mưa thấp đồng thời mưa phùn đôi khi kèm theo sương muối xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Theo kết quả điều tra của phòng khí tượng thuỷ văn huyện Phổ Yên nhiệt độ trung bình hàng năm 240C. Trong đó nhiệt độ cao nhất là 36,40C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 11,60C vào tháng 1. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm thuận lợi cho phát triển các cây trồng vụ đông: Lạc, khoai tây, cùng các loại cây rau màu khác. Tiên Phong chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính đó là: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông thường mang theo không khí lạnh và khô, độ ẩm thấp gây bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống vật nuôi và cây trồng. Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè thường mát mẻ và có thể mang theo mưa nên độ ẩm tương đối cao. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp ở Tiên Phong là tương đối ổn định. Tuy nhiên còn ẩn chứa nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến đời sống của vật nuôi và cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết đến sản xuất.
* Điều kiện về đất đai thổ nhưỡng
Nhìn chung xã Tiên Phong có tiềm năng và điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: Ngô, lúa, cây hoa màu, cây ăn quả lâu năm và các loại cây khác.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong năm 2014
TT Mục đích sử dụng đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.493,48 100,00
I Đất nông nghiệp 1.156,51 77,44
1.1 Đất trồng lúa 658,80 56,96
1.2 Đất trồng cây hàng năm 170,33 14,73
1.3 Đất trồng cây lâu năm 283,04 24,47
1.4 Đất rừng sản xuất 18,18 1,57
1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 26,16 2,26
II Đất phi nông nghiệp 328,71 22,01
2.1 Đất ở 113,58 34,55
2.2 Đất chuyên dùng 48,29 14,69
2.3 Đất tôn giáo tín, tín ngưỡng 5,0 1,52
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 23,79 7,24
2.5 Đất phát triển hạ tầng 122,75 37,34
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 15,3 4,65
III Đất chưa sử dụng 8,26 0,55
(Nguồn: Cán bộ địa chính xã Tiên Phong, 2015)
Qua bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của xã Tiên Phong là 1.493,48ha, bao gồm các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
- Đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp xã năm 2014 là 1.156,51ha. Đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ rất lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chiếm 77,44%.
- Đất phi nông nghiệp:
+ Đất ở: dân số đông, do đó nhu cầu nhà ở càng tăng lên theo đó gây ra áp lực cho phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhà ở tăng, trong khi đó đất đai không tăng, như vậy để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân thì địa phương phải cắt giảm các loại đất nông nghiệp, đất khác để chuyển đổi sang đất làm nhà. + Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng chiếm 14,69% so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này có chiều hướng gia tăng nhẹ.
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn 8,26ha chiếm 0,55% trong cơ cấu đất chủ yếu đó là đất đồi và đất không sử dụng được.