Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 27)

- Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tiên Phong.

- Nghiên cứu tình hình công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt tại xã Tiên Phong.

- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động khuyến nông của xã về lĩnh vực trồng trọt.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt tại địa phương.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Dựa trên số liệu thứ cấp lựa chọn 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và đặc trưng của xã về trồng trọt:

Thôn Đại Tân đại diện vùng phía Tây Bắc.

Thôn Hảo Sơn đại diện vùng Đông Nam.

Chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân trên một thôn điều tra theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện là tất cả các hộ được điều tra phải tham gia vào các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn xã, tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/ 3 thôn, phỏng vấn 11 cán bộ khuyến nông đang thực hiện công tác chuyển giao TBKT.

3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin

3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thu thập từ tài liệu đã công bố của UBND xã Tiên Phong, các báo cáo tổng kết của UBND xã, số liệu của phòng ban liên quan, tài liệu sách báo và internet. Một số tài liệu thu thập thông tin thứ cấp:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên của xã Tiên Phong. - Số liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong.

- Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của xã Tiên Phong.

3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, phỏng vấn...

3.4.3. Phương pháp phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phản ánh đầy đủ các nội dung cần điều tra.

- Phỏng vấn trực tiếp một số hộ gia đình tham gia vào các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt.

- Phỏng vấn là phương pháp thống kê được sử dụng nhiều nhất , theo đó viê ̣c ghi chép, thu thâ ̣p tài liê ̣u ban đầu được thực hiê ̣n thông qua quá trình hỏi - đáp giữa người điều tra và người cung cấp thông tin . Căn cứ vào tính chất tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời , phương pháp phỏng vấn được chia thành 2 loại: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

4.4.4. Phương pháp xử lý thông tin

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung. - Xử lý thông tin: Các số liệu được thu thập được sử dụng phần mềm Excel và PivotTable để phân tích nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.

4.4.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch thông tin là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra, mã hóa thông tin. Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán theo những phương pháp khác nhau.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh thông tin qua các năm và các tiêu chí khác nhau trong để tài nghiên cứu để thấy được sự biến đổi như thế nào của các thông tin từ đó thấy được hiệu quả của các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã. Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính.

- Phương pháp lịch sử là tìm hiểu các thông tin của nhưng năm trước xem sự thay đổi của các thông tin đó qua các năm như thế nào để thấy được tình hình phát triển của xã và hiệu quả các các hoạt động khuyến nông qua các năm.

- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức về công tác khuyến nông ta ̣i xã Tiên Phong, đặc biệt là các chương trình khuyến nông để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến nông của xã Tiên Phong trong giai đoa ̣n mới.

3.4.6. Chỉ tiêu đánh giá thông tin

Tiêu chí đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động khuyến nông: - Tham gia từ 02 hoạt động khuyến nông trở lên được gọi là mức độ nhiều. - Tham gia 01 hoạt động khuyến nông gọi là mức độ ít.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tiên Phong

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Tiên Phong nằm ở phía Đông Nam của huyện Phổ Yên, địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương như sau:

- Phía Đông tiếp giáp với xã Hà Châu, xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Nam tiếp giáp với xã Hóa Sơn, xã Thái Sơn, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Phía Bắc tiếp giáp với xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Tây tiếp giáp với xã Đông Cao, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Địa hình: Đồi thấp xen kẽ đồng bằng, là địa phương có địa hình tương đối bằng phẳng. Với vị trí địa lý, địa hình như trên rất thuận lợi cho xã Tiên Phong phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội giữa các vùng, những tiến bộ KHKT nhanh chóng được lan rộng vào trong và ngoài vùng, từng bước đưa địa phương hoà nhập với nền kinh tế của huyện, của tỉnh và khu vực.

* Thời tiết khí hậu

Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ vì vậy khí hậu Tiên Phong cũng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Điển hình có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mưa khô.

+ Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng mưa trung bình ở Tiên Phong là 1568,3 mm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8. Với lượng mưa

và nhiệt độ như vậy thì độ ẩm tương đối cao, trung bình 82% và cao nhất có thể là 90% chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4 còn thấp nhất là 64% chủ yếu vào khoảng tháng 12. Thời tiết nóng cộng với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ phát triển nhưng cũng là điều kiện tốt cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng và vật nuôi cần phải được thực hiện nghiêm túc.

+ Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, vào mùa này nhiệt độ lượng mưa thấp đồng thời mưa phùn đôi khi kèm theo sương muối xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

Theo kết quả điều tra của phòng khí tượng thuỷ văn huyện Phổ Yên nhiệt độ trung bình hàng năm 240C. Trong đó nhiệt độ cao nhất là 36,40C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 11,60C vào tháng 1. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm thuận lợi cho phát triển các cây trồng vụ đông: Lạc, khoai tây, cùng các loại cây rau màu khác. Tiên Phong chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính đó là: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông thường mang theo không khí lạnh và khô, độ ẩm thấp gây bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống vật nuôi và cây trồng. Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè thường mát mẻ và có thể mang theo mưa nên độ ẩm tương đối cao. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp ở Tiên Phong là tương đối ổn định. Tuy nhiên còn ẩn chứa nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến đời sống của vật nuôi và cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết đến sản xuất.

* Điều kiện về đất đai thổ nhưỡng

Nhìn chung xã Tiên Phong có tiềm năng và điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: Ngô, lúa, cây hoa màu, cây ăn quả lâu năm và các loại cây khác.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong năm 2014

TT Mục đích sử dụng đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.493,48 100,00

I Đất nông nghiệp 1.156,51 77,44

1.1 Đất trồng lúa 658,80 56,96

1.2 Đất trồng cây hàng năm 170,33 14,73

1.3 Đất trồng cây lâu năm 283,04 24,47

1.4 Đất rừng sản xuất 18,18 1,57

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 26,16 2,26

II Đất phi nông nghiệp 328,71 22,01

2.1 Đất ở 113,58 34,55

2.2 Đất chuyên dùng 48,29 14,69

2.3 Đất tôn giáo tín, tín ngưỡng 5,0 1,52

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 23,79 7,24

2.5 Đất phát triển hạ tầng 122,75 37,34

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 15,3 4,65

III Đất chưa sử dụng 8,26 0,55

(Nguồn: Cán bộ địa chính xã Tiên Phong, 2015)

Qua bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của xã Tiên Phong là 1.493,48ha, bao gồm các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp xã năm 2014 là 1.156,51ha. Đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ rất lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chiếm 77,44%.

- Đất phi nông nghiệp:

+ Đất ở: dân số đông, do đó nhu cầu nhà ở càng tăng lên theo đó gây ra áp lực cho phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhà ở tăng, trong khi đó đất đai không tăng, như vậy để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân thì địa phương phải cắt giảm các loại đất nông nghiệp, đất khác để chuyển đổi sang đất làm nhà. + Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng chiếm 14,69% so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã, loại đất này có chiều hướng gia tăng nhẹ.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn 8,26ha chiếm 0,55% trong cơ cấu đất chủ yếu đó là đất đồi và đất không sử dụng được.

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội xã Tiên Phong

* Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu điều tra dân số, xã Tiên Phong hiện có 2 tổng số dân trên địa bàn trên 14.356 người (kể cả các trường học và tạm trú). Mật độ dân số xã Tiên Phong tương đối đông.

Bảng 4.2: Tình hình dân số lao động xã Tiên Phong giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng (Ngƣời/hộ) cấu (%) Số lƣợng (Ngƣời/hộ) cấu (%) Số lƣợng (Ngƣời/hộ) cấu (%) I. Tổng nhân khẩu 15.633 100 14.522 100 14.356 100 1. Nam 7.802 49,91 7.258 49,98 7.171 49,95 2. Nữ 7.831 51,09 7.264 50,02 7.185 50,05 II. Tổng số hộ 2.950 100 2.963 100 2.990 100 III. Tổng số trong độ tuổi lao động 8.586 100 8.532 100 8.479 100 1. Nông nghiệp 3.852 44,86 3.988 46,74 4.126 48,66 2. Phi nông nghiệp 4.734 55,14 4.544 53,26 4.353 51,34 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. Bình quân khẩu/hộ 5,30 4,90 4,80 2. Bình quân lao động/hộ 2,91 2,88 2,84

Với nguồn lao động dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi lao động của toàn xã là 8.479 người. Trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu với 4.126 người chiếm 48,66 % tổng số lao động, như vậy có thể thấy nguồn lao động nông nghiệp trong xã rất dồi dào có thể dẫn đến dư thừa trong thời gian nông nhàn. Đây là vấn đề cần có phương án giải quyết kịp thời tránh tình trạng thất nghiệp dẫn đến các vấn đề xã hội. Còn 51,34% là lao động phi nông nghiệp song số lao động được đào tạo qua trường lớp còn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Vấn đề giải quyết việc làm ổn định, thường xuyên cho một bộ phận lớn lao động trong xã hiện nay còn khá bức xúc. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được đưa vào giúp người dân chăm lo sản xuất được áp dụng hàng năm. Phần lớn công nhân lao động trong công ty là lực lượng không có tay nghề trước đây sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

Ngoài ra còn nhiều cơ sở hoạt động giải quyết nhiều lao động nông nhàn trong xã. Nhờ sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đời sống tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Các lĩnh vực giao thông vận tải, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục,…đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

* Văn hóa xã hội - giáo dục

Văn hóa: Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn trong năm, phát huy vai trò truyền tải, định hướng dư luận xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được chú trọng; Phong trào sinh hoạt văn nghệ quần chúng phát triển sôi nổi, tạo không khí thi đua trong đời sống lao động sản xuất, học tập của các tầng lớp nhân dân.

Trong năm đã in ấn 70 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương tổ chức được 17 chương trình văn nghệ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp trên hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cho xóm Quyết Tiến.

Xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính Phủ. UBND xã tiếp tục phối hợp tốt với Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, các cơ sở dạy nghề mở được 05 lớp học nghề cho 175 học viên, trong đó 01 lớp sửa chữa quạt động cơ điện và ổn áp, 01 lớp kỹ thuật xây dựng, 01 lớp kỹ thuật gia công bàn ghế, 01 lớp sử dụng thuốc thú y chăn nuôi. Trong năm 2014 đã tạo việc làm mới cho 543 lao động = 105%KH.

Giáo dục: Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS, tiểu học, giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn. Kết thúc năm học 2013-2014, tỷ lệ lên lớp ở các trường đạt từ 98% trở lên. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS là 100%. Trong năm học 2013-2014 vừa qua, các nhà trường trên địa bàn xã có 115 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, 86 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Đặc biệt trường THCS Tiên Phong đã đạt giải nhất tỉnh Thái Nguyên cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật do ngành giáo dục tổ chức, là một trong 5 đội của tỉnh Thái Nguyên tham gia thi toàn quốc vào tháng 3 năm 2015.[9]

Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi toàn xã đã được xây dựng do đó trong các năm gần đây nguồn nước tưới tiêu được đảm bảo.

Cơ sở hạ tầng: Xã Tiên Phong là một trong những xã điểm của huyện về chương trình xây dựng NTM nên về cơ sở hạ tầng đang được nhà nước đầu tư xây dựng như điện, đường, trường, trạm thông tin liên lạc, công trình phúc lợi công

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)