Theo Trần Thị Tuyết Hoa (2004) thì phương pháp PCR có các ứng dụng như: Phát hiện nhanh các tác nhân gây bệnh ở dạng tiềm ẩn giúp cho quá trình chọn lọc cá thể thuỷ sản có chất lượng tốt trong sản xuất giống và ương nuôi.
Chẩn đoán bệnh: điều tra nguyên nhân bùng nổ bệnh và cách giải quyết. Phòng bệnh: kiểm tra tôm bố mẹ và tôm giống ở trại sản xuất giống.
Kiểm soát bệnh: theo dõi / kiểm tra theo khu vực; kiểm tra giống tôm nhập khẩu.
Ứng dụng trong đánh giá sự an toàn hàng thuỷ sản (xuất khẩu) – Sự nhiễm khuẩn hàng thuỷ sản bởi Vibrio parahaemolyticus, Escherichia coli
Góp phần vào qui trình xác định trình tự nucleotide đột biến của các tác nhân gây bệnh, hay có thể là các loài động vật thuỷ sản.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PCR có nhiều ứng dụng vào các mục đích khác nhau, như phân tích hệ gen của động vật vì nó cho phép tạo ra một lượng lớn các đoạn trình tự đặc hiệu, xác định trình tự của ADN được nhân bản, nhân bản quần thể mARN để làm mẫu lai, xác định trình tự đặc hiệu từ cDNA để làm mẫu lai, xác định sinh vật chuyển gen.
PCR là một công cụ hữu hiệu cho việc phát hiện mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. Một số mầm bệnh thuỷ sản quan trọng ở cá và tôm nuôi hiện nay được chẩn đoán bằng PCR gồm có: (i) ở cá có virus gây bệnh ở cá nheo mỹ (channel catfish virus-CCV), virus gây nhiễm trùng và hoại tử cơ quan tạo máu (IHNV), virus gây nhiễm trùng và hoại tử tuyến tụy (IPNV), virus gây xuất huyết và nhiễm trùng máu (VHSV), virus gây hoại tử hệ thần kinh (VNNV) và Renibacterium salmoninarum; (ii) ở tôm có virus đốm trắng (WSSV), virus đầu vàng (YHV), virus gây hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV), virus gây hội chứng Taura (TSV), nội ký sinh trùng và vi khuẩn đặc biệt là nhóm Vibrio.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU