Ô nhiễm môi trường nước do rất nhiều nguyên nhân gây ra, mà nguyên nhân lớn nhất là do chính con người. Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (2005), các nhà máy chế biến thủy sản thả xuống các dòng sông ở Cà Mau ít nhất là 500 m3 nước thải/ngày đêm. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên đã giảm đi một cách đáng kể kéo theo sản lượng khai thác cũng giảm mà nguyên nhân một phần là do môi trường nước bị phá hủy.
Một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước không kém phần quan trọng chính là việc cải tạo ao vuông nuôi tôm của nông dân. Trước đây công việc này được thực hiện một cách thủ công, vất vã; nhưng ngày nay do tiến bộ kỹ
thuật nên máy bơm đã thay thế cho cách làm bằng tay. Các hợp chất giữa đất và mùn bã hữu cơđược lắng đọng lâu ngày đã bị khuấy động lên và được đưa ra ngoài theo một hệ thống ống dẫn. Nếu không có chỗ chứa lại thì người dân sẵn sàng đổ chúng ra sông rạch. Kết quả khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Cà Mau (2005) cho thấy hàm lượng sắt, COD, N-NH3 của các con sông cao hơn tiêu chuẩn cho phép (Bảng 4.2) và có xu hướng ngày càng tăng,
đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ và sắt.
Bảng 4.2: Hàm lượng và chỉ tiêu các chất gây ô nhiễm
COD(mg/l) Fe (mg/l) N-NH3(mg/l) TCVN 5942-1995 <35mg/l <2mg/l <1mg/l UBND huyện Ngọc Hiển 60 1,88 4,5 Thị trấn Năm Căn 79 4,95 4,4 Ngã ba Hàng Vịnh 69 1,00 4,6 Ngã ba Cái Keo 81 1,44 4,6
Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Hoạt động cải tạo ao vuông gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời còn làm cho hoạt động khai thác của lưới đáy gặp nhiều khó khăn, vào mùa sên vuông thì mỗi lần đổ đụt thường thu được sản phẩm mong đợi mà hầu hết là các chất mùn bã hữu cơ, rong rêu. Các chất này tạo ra lực cản ở đụt rất lớn và nếu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không thường xuyên đổ đụt thì có thể gây hư hỏng lưới. Nếu lượng các chất này quá lớn thì lưới đáy sẽ không khai thác được. Công việc giặt giũ lưới sau khi khai thác cũng rất nặng nhọc hơn bình thường do các chất này bám vào lưới.
Chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều trong lòng các con sông do sự thiếu ý thức của con người. Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2005) thì nhận thức bảo vệ môi trường còn thấp nên phần lớn các chất thải sinh hoạt được thải trực tiếp vào sông rạch dẫn đến chất lượng nước ở các dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ
trầm trọng. Không những lưới đáy mà nhiều ngư cụ khai thác khác cũng chịu
ảnh hưởng nhiều bởi rác thải trên sông. Điều này mang lại sản phẩm không mong muốn, đồng thời tăng lực cản cho ngư cụ khi đang hoạt động.