Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) phân bố ở tỉnh cà mau (Trang 34)

4.3.1. Tốc độ dòng chảy

Dòng chảy của vùng chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu Thái Bình Dương

đổ vào. Các dòng hải lưu biến đổi theo thời gian do tác động chủ yếu của chế độ gió mùa. Theo Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản (2005), tốc độ dòng chảy vào mùa Hè tương đối nhỏ (0,1 – 0,15 m/s), ngược lại vào mùa Đông tốc

độ dòng chảy tương đối mạnh (0,4 – 0,9 m/s). Ngoài ra dòng chảy còn bị chi phối bởi các yếu tốđịa lý khác như đường bờ, địa hình đáy biển và các yếu tố

dòng chảy nội địa.

Tốc độ dòng chảy ảnh hưởng nhều đến quá trình khai thác của đáy sông, khoảng 85% (Hình 4.9a). Nhân tố này quy định thời điểm bắt đầu khai thác và thời gian khai thác vì chỉ khi có dòng chảy thì ngư cụ mới hoạt động được, nhưng nếu dòng chảy quá mạnh thì việc khai thác sẽ gặp nhiều khó khăn. Tốc

độ dòng chảy thuận lợi cho khai thác nhất vào khoảng 0,2 – 0,5 m/s. Nước chảy mạnh quá hay yếu quá đều không có lợi cho quá trình khai thác. Nếu mạnh quá thì dễ gây hư hỏng lưới do tác động của lực cản ở đụt lưới vì trong quá trình khai thác thì dòng chảy mang theo tôm cá vào đụt lưới, đồng thời cũng mang theo nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải tự nhiên vào đụt lưới. Hơn nữa, khi tốc độ nước quá lớn ngư dân rất khó khăn trong việc thu hoạch sản phẩm để khai thác tiếp. Khi tốc độ dòng chảy nhỏ thì có thể không khai thác

được hoặc nếu khai thác thì sản lượng không cao. Tốc độ dòng chảy không

ảnh hưởng nhều đến quá trình khai thác của lú (Hình 4.9b) vì lú hoạt động ở

các bãi ven sông, tốc độ dòng chảy không mạnh và lú có thể khai thác cả khi không có dòng chảy. a: Đáy sông b: Lú 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Hàm Rồng TT Năm Căn Hàng Vịnh k g /n g à y Cách đây 5 năm Hiện tại 0 1 2 3 4 5 6 7

Lâm Hải TT Năm Căn Hàm Rồng

k g /n g à y Cách đây 5 năm Hiện tại k g /h ộ /n g ày k g /h ộ /n g ày

4.3.2. Độ trong

Độ trong là khả năng ánh sáng xuyên qua nước, phụ thuộc rất nhiều vào vật chất lơ lững và sự phát triển của tảo trong thủy vực. Độ trong tác động đến quá trình khai thác nhưng không đáng kể, nhưng ảnh hưởng nhiều đến sản lượng thu hoạch của cả hai loại ngư cụ. Thông thường độ trong càng lớn thì sản lượng khai thác càng thấp và ngược lại vì trong những ngày thuộc hai con nước rong và kém có nhiều phiêu sinh động thực vật vào vùng nước nội địa cộng thêm sự khuấy động nền đáy của dòng chảy nên độ trong của nước rất thấp. Ngư dân thường tăng cường khai thác vào những ngày này vì tảo là thức

ăn chủ yếu của cá kèo, sản lượng thường cao hơn các ngày còn lại. Và một

điểm nữa là nước đụt thì các động vật thủy sản khó có thể phát hiện ra ngư cụ

khai thác.

Hình 4.9: Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình khai thác

4.3.3. Chế độ thủy triều

Thủy triều là nhân tốảnh hưởng mạnh mẽ nhất (100%) đến quy trình khai thác của đáy sông (Hình 4.9a). Dựa vào chế độ thủy triều ngư dân mới có cách bố

trí thời gian khai thác sao cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất. Đối với đáy sông, căn cứ theo chế độ thủy triều mà ngư dân có thể cho chảy đáy bao nhiêu lần mỗi ngày. Vào những ngày thuộc hai con nước kém và rong thì mực nước triều dao động cao, thời gian khai thác nhiều hơn những ngày còn lại, và số lần

đặt đáy cũng tăng theo. Những ngày này là điều kiện tốt nhất để khai thác, các yếu tố như độ trong, dòng chảy đều phù hợp. Mực nước triều thay đổi theo mùa, yếu tố này cũng tác động mạnh đến khả năng khai thác của lú vì ngư cụ

này được đặt ở những bãi bồi ven sông, khi triều cường thì ngư cụ này mới hoạt động được, còn với đáy sông ngư dân có thể khai thác quanh năm. Lú chỉ

hoạt động mạnh vào những tháng triều cường (9, 10, 11, 12, 1), những tháng khác do nước không đủ độ cao và sản lượng rất thấp nên ngư dân thường không khai thác, ngư cụ sẽđược tháo gỡ và sẽ khai thác tiếp vào mùa sau.

Hình a: Đáy sông Hình b: Lú 85% 55% 39% 30% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dòng chảy Độ trong Mùa vụ Nước ô nhiểm Chếđộ thuỷ triều Các yếu tố T n s u t 27% 61% 82% 0% 73% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dòng chảy Độ trong Mùa vụ Nước ô nhiểm Chếđộ thuỷ triều Các yếu tố T n s u t

4.3.4. Mùa vụ

Trong chu kỳ một năm thì sản lượng khai thác biến động theo từng tháng. Đó chính là yếu tố mùa vụ tác động lên sản lượng khai thác. Theo Võ Thành Toàn (2005a) cá kèo thịt xuất hiện nhiều nhất vào những tháng 11, 12, 1. Những tháng này mực nước dâng cao nên lú được hoạt động thường xuyên trong ngày. Đáy sông ít chịu ảnh hưởng của yếu tố này, đặc điểm của ngư cụ

này là có thể khai thác quanh năm, nhưng lú lại chịu ảnh hưởng của yếu tố này

ở mức độ cao nhất (Hình 4.9b).

4.3.5. Môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước do rất nhiều nguyên nhân gây ra, mà nguyên nhân lớn nhất là do chính con người. Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (2005), các nhà máy chế biến thủy sản thả xuống các dòng sông ở Cà Mau ít nhất là 500 m3 nước thải/ngày đêm. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên đã giảm đi một cách đáng kể kéo theo sản lượng khai thác cũng giảm mà nguyên nhân một phần là do môi trường nước bị phá hủy.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước không kém phần quan trọng chính là việc cải tạo ao vuông nuôi tôm của nông dân. Trước đây công việc này được thực hiện một cách thủ công, vất vã; nhưng ngày nay do tiến bộ kỹ

thuật nên máy bơm đã thay thế cho cách làm bằng tay. Các hợp chất giữa đất và mùn bã hữu cơđược lắng đọng lâu ngày đã bị khuấy động lên và được đưa ra ngoài theo một hệ thống ống dẫn. Nếu không có chỗ chứa lại thì người dân sẵn sàng đổ chúng ra sông rạch. Kết quả khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Cà Mau (2005) cho thấy hàm lượng sắt, COD, N-NH3 của các con sông cao hơn tiêu chuẩn cho phép (Bảng 4.2) và có xu hướng ngày càng tăng,

đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ và sắt.

Bảng 4.2: Hàm lượng và chỉ tiêu các chất gây ô nhiễm

COD(mg/l) Fe (mg/l) N-NH3(mg/l) TCVN 5942-1995 <35mg/l <2mg/l <1mg/l UBND huyện Ngọc Hiển 60 1,88 4,5 Thị trấn Năm Căn 79 4,95 4,4 Ngã ba Hàng Vịnh 69 1,00 4,6 Ngã ba Cái Keo 81 1,44 4,6

Sở Tài Nguyên và Môi Trường

Hoạt động cải tạo ao vuông gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời còn làm cho hoạt động khai thác của lưới đáy gặp nhiều khó khăn, vào mùa sên vuông thì mỗi lần đổ đụt thường thu được sản phẩm mong đợi mà hầu hết là các chất mùn bã hữu cơ, rong rêu. Các chất này tạo ra lực cản ở đụt rất lớn và nếu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

không thường xuyên đổ đụt thì có thể gây hư hỏng lưới. Nếu lượng các chất này quá lớn thì lưới đáy sẽ không khai thác được. Công việc giặt giũ lưới sau khi khai thác cũng rất nặng nhọc hơn bình thường do các chất này bám vào lưới.

Chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều trong lòng các con sông do sự thiếu ý thức của con người. Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2005) thì nhận thức bảo vệ môi trường còn thấp nên phần lớn các chất thải sinh hoạt được thải trực tiếp vào sông rạch dẫn đến chất lượng nước ở các dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ

trầm trọng. Không những lưới đáy mà nhiều ngư cụ khai thác khác cũng chịu

ảnh hưởng nhiều bởi rác thải trên sông. Điều này mang lại sản phẩm không mong muốn, đồng thời tăng lực cản cho ngư cụ khi đang hoạt động.

4.4. Đáy sông

Cà Mau là một bán đảo phía cực nam của Tổ quốc, sông ngòi có mật độ dày

đặt được nối với nhau thành mạng lưới chằng chịt. Vì vậy mà nghề đáy sông có thể nói là rất phát triển ở vùng này. Trên sông cứ cách khoảng 2 đến 3 km,

đôi khi chỉ vài trăm mét là có thể tìm thấy một loại ngư cụ khai thác cá mà phần lớn là đáy sông.

Hình 4.10: Đáy sông ở Cà Mau

Đáy sông là một loại ngư cụ cốđịnh đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy cá nhưng nó đánh bắt thụ động, lượng cá tôm khai thác được là nhờ dòng chảy

đẩy vào miệng lưới mà được giữ lại ởđụt lưới. Do đó đáy sông khai thác được nhiều đối tượng khác nhau. Đáy sông có dạng hình phễu, thuôn dần từ miệng tới đụt lưới. Lưới có cấu tạo đơn giản bao gồm cánh lưới, thân lưới và đụt lưới. Toàn bộ áo lưới được liên kết với dây giềng. Ưu điểm của đáy sông là làm việc ổn định, ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu không đáng kể, sóng to gió lớn không ảnh hưởng mạnh đến quá trình khai thác.

4.4.1. Cấu tạo

Khi lắp ráp một miệng đáy ngư dân thường tiến hành thăm dò và tìm hiểu về điều kiện ngư trường có ảnh hưởng gì đến quá trình vận hành của miệng đáy như tốc độ và hướng dòng chảy. Tìm hiểu chiều rộng và độ sâu của dòng sông mà quy định kích thước của vàng đáy, sau đó chọn kích thước mắt lưới của các phần trong vàng lưới cho phù hợp. Ngư dân Cà Mau đang sử dụng loại lưới có chiều dài giềng miệng trong khoảng 27,6±4,3 m (tùy vào kích cỡ của dòng

sông và mức độ của dòng chảy). Kích thước mắt lưới 2a ở đụt đa số các lưới

đều chọn 2a=14 mm. Chiều dài toàn bộ vàng lưới (kéo căng) từ 45±8,5 m, số

mắt lưới ở miệng trong khoảng 2000◊ – 2500◊.

Chiều dài

Chiều dài áo lưới đáy sông cũng là một trong những thông số quan trọng trong lắp ráp một vàng lưới đáy bởi hoạt động của lưới đáy phụ thuộc vào tốc độ

dòng chảy ở khu vực đặt đáy. Khi thiết kế lưới người ta phải dựđoán chiều dài sao cho dưới tác động của dòng chảy, chiều dài lưới phải đủđể cá tôm đã vào lưới thì không có khả năng thoát ngược ra khỏi miệng lưới. Lưới đáy ở Cà Mau có chiều dài dao động trong khoảng 45±8,5 m.

Chiều cao (độ mở đứng)

Chiều cao áo lưới đáy sông phụ thuộc vào độ sâu của ngư trường và đối tượng khai thác. Tuy nhiên, nếu chiều cao quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sức chịu lực của cọc và lưới. Chiều cao của đáy sông ở Cà Mau từ 4,7±0,9 m tùy theo ngư

trường khai thác.

Độ mở ngang

Là khoảng cách giữa hai cọc đáy. Độ mở ngang của đáy sông ở Cà Mau biến

động trong khoảng 9,1±1,2 m tùy theo độ rộng của khu vực khai thác, sức

chịu lực của cọc và tốc độ dòng chảy.

Bảng 4.3: Giá trị trung bình và độ lệch các thông số kỹ thuật của đáy sông Các thông số kỹ thuật (m)

Chiều dài Độ mở ngang Độ mởđứng

Trung bình 45 9,1 4,7

Độ lệch 8,5 1,2 0,9

Kích thước mắt lưới và độ thô áo lưới

– Cánh lưới:

Kích thước 2a của mắt lưới được thường chọn từ 30 – 36 mm tùy theo chu vi giềng miệng của lưới. Cánh lưới thường có chiều cao khoảng 1 – 2 m và độ

thô chỉ lưới lớn 210D/6x3 (tương ứng với d=0,92 mm) nhằm đảm bảo độ chắc chắn cho lưới khi hoạt động. Tiếp theo sau cánh lưới là chao lưới, độ thô và kích thước 2a của chao lưới cũng gống như cánh lưới, nhưng chiều cao của chao lưới rất ngắn, chỉ khoảng 10◊. Đa số áo lưới đáy sông ở Cà Mau đều có lưới chao, đây là điểm tiến bộ của vàng lưới đáy ở vùng này, lưới chao giúp cho áo lưới chịu lực được tốt hơn trong quá trình khai thác. Chao và cánh lưới

được đan với chỉđôi để chịu được lực tác dụng của dây giềng. – Thân lưới:

Thân lưới là phần hướng cá vào đụt, chiều dài của thân được tính toán sao cho khi chảy đáy thì lực cản của phần đụt ít gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của lưới và dễ dàng thao tác lưới. Thường thì chiều dài thân được quy định bởi chu vi giềng miệng, chu vi giềng miệng càng lớn thì chiều dài thân càng lớn. Kích thước mắt lưới của phần này dao động trong khoảng từ 14 – 28 mm, và

độ thô chỉ lưới từ 210D/4x3 – 210D/5x3. – Đụt lưới:

Đụt lưới là phần chứa và giữ cá lại, kích thước mắt lưới ởđụt là nhỏ nhất trong các bộ phận của vàng lưới để cá không thể đóng vào nhưng cũng không quá nhỏ vì sẽ gây ra lực cản lớn ảnh hưởng đến quá trình khai thác và thu hoạch sản phẩm. Ngư dân Cà Mau chọn kích thước 2a ở phần này là 14 mm và độ

thô chỉ lưới tương ứng 210D/4x3. So sánh với kết quả nghiên cứu của Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản (2005) thì kết quả khảo sát này hoàn toàn hợp lý.

Kích thước mắt lưới của đụt lưới đáy ở Cà Mau lớn hơn so với những nơi khác. Ở Kiên Giang, kích thước mắt lưới 2a của đụt lưới đáy là 12 mm (Lê Hữu Phổ, 1986). Nguyên nhân của việc tăng kích thước này là tốc độ dòng chảy ởđây lớn.

Vật liệu cấu tạo và hệ số rút gọn (u1) áo lưới

Vật liệu mà ngư dân Cà Mau sử dụng để ráp lưới chủ yếu là Nilon. Chọn nguyên liệu để làm áo lưới là một trong những khâu quan trọng trong quá trình lắp rắp một vàng lưới vì nó gây ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngư cụ. Hệ số rút gọn tương đối bằng nhau trong một vàng lưới vì ngư dân lắp ráp lưới theo kinh nghiệm. Hệ số này biến đổi từ 0,58 – 0,65.

4.4.2. Các trang thiết bị 4.4.2.1. Dây giềng 4.4.2.1. Dây giềng

– Dây giềng miệng: gồm các dây giềng trên, giềng dưới và giềng biên. Hầu hết các vàng lưới đáy đều chọn thừng Polyetylen làm dây giềng, đường kính của dây dao động khoảng 10 – 12 mm đối với dây nhỏ và 16 – 20 mm đối với dây lớn (giềng miệng có hai sợi). Dây giềng trên và dây giềng dưới có chiều dài bằng nhau và biến đổi từ 9 – 12 m tùy theo độ mở ngang của đáy sông mà ráp dây giềng dài hay ngắn. Vật liệu làm dây giềng biên thường được chọn giống như dây giềng trên và giềng dưới, chỉ khác nhau ở chiều dài. Giềng biên có chiều dài biến đổi từ 4 – 6 m, mỗi vàng lưới có hai giềng biên.

– Dây đụt: là dây nối giữa phao với đụt lưới. Tác dụng của phao và dây đụt là để dể dàng thu hoạch sản phẩm trong khi đang khai thác (phải có sự hổ trợ

của xuồng). Thừng Polyetylen cũng được chọn làm dây đụt nhưng có đường kính nhỏ hơn (10 mm), chiều dài của dây đụt khoảng 4 – 5 m. Dây này không nằm cuối đụt mà cách đụt khoảng 2 m.

– Dây thắt đụt: thường trong một vàng lưới người ta sử dụng một sợi dây nối từ cọc đến đụt lưới, chiều dài của dây lớn hơn chiều dài kéo căng của lưới khoảng 1 – 1,5 m. Dây có tác dụng thu hoạch sản phẩm khai lưới đang hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) phân bố ở tỉnh cà mau (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)