Các trang thiết bị

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) phân bố ở tỉnh cà mau (Trang 40)

4.4.2.1. Dây giềng

– Dây giềng miệng: gồm các dây giềng trên, giềng dưới và giềng biên. Hầu hết các vàng lưới đáy đều chọn thừng Polyetylen làm dây giềng, đường kính của dây dao động khoảng 10 – 12 mm đối với dây nhỏ và 16 – 20 mm đối với dây lớn (giềng miệng có hai sợi). Dây giềng trên và dây giềng dưới có chiều dài bằng nhau và biến đổi từ 9 – 12 m tùy theo độ mở ngang của đáy sông mà ráp dây giềng dài hay ngắn. Vật liệu làm dây giềng biên thường được chọn giống như dây giềng trên và giềng dưới, chỉ khác nhau ở chiều dài. Giềng biên có chiều dài biến đổi từ 4 – 6 m, mỗi vàng lưới có hai giềng biên.

– Dây đụt: là dây nối giữa phao với đụt lưới. Tác dụng của phao và dây đụt là để dể dàng thu hoạch sản phẩm trong khi đang khai thác (phải có sự hổ trợ

của xuồng). Thừng Polyetylen cũng được chọn làm dây đụt nhưng có đường kính nhỏ hơn (10 mm), chiều dài của dây đụt khoảng 4 – 5 m. Dây này không nằm cuối đụt mà cách đụt khoảng 2 m.

– Dây thắt đụt: thường trong một vàng lưới người ta sử dụng một sợi dây nối từ cọc đến đụt lưới, chiều dài của dây lớn hơn chiều dài kéo căng của lưới khoảng 1 – 1,5 m. Dây có tác dụng thu hoạch sản phẩm khai lưới đang hoạt

động. Dây thắt đụt có quy cách giống như dây đụt.

– Dây nối điêu lưới với cọc chính: có quy cách giống như dây giềng miệng.

4.4.2.2. Cọc và các trang thiết bị

Cọc chính: Mỗi vàng lưới đáy được cố định bằng hai cọc chính, mỗi cọc có chiều dài 9 – 11 m tùy theo độ sâu của ngư trường, chiều dài của cọc phải đảm bảo khi cọc đã đóng xuống nền đáy thì vẫn còn nhô lên mặt nước khoảng 2 m. Cọc thường được làm bằng gỗ cây đước hoặc cây dừa, có đường kính từ 160 – 220 mm. Nếu làm bằng cây đước thì đường kính nhỏ hơn làm bằng cây dừa. Phía trên mặt nước, hai cọc được nối với nhau bởi hai thanh rượng, hai thanh này ngoài việc góp phần giữ hai cọc chính còn có tác dụng giúp ngư dân dễ

dàng thao tác lưới và phơi lưới trước và sau khi khai thác.

Cọc táo: dùng để căng dây đỏi tăng lực cho cọc chính. Mỗi cọc chính sẽđược

đóng tăng lực hai cọc táo và được đóng sao cho khả năng tăng lực là tốt nhất, tức là ba điểm đóng cọc sẽ tạo thành một đường thẳng song song với dòng chảy. Ngư dân thường chọn gỗđước để làm cọc táo.

Dây đỏi: là dây thép mạ kẽm, có đường kính φ=6 mm. Mỗi cọc chính sẽđược căng 2 dây đỏi và mỗi dây đỏi có chiều dài từ 7 – 9 m. Dây đỏi được căng theo chiều song song với dòng chảy, góc căng dây đỏi thường dao động trong khoảng 40 – 50o tùy theo ngư trường hoạt động.

Chốt cài: có dạng hình chử T có tác dụng cài dây nối và đầu cánh lưới lại với nhau. Chốt cài thường được làm bằng gỗ và có đường kính dao động trong khoảng 25 – 30 mm.

Nài: tác dụng của nài là dùng để đưa giềng dưới xuống sát nền đáy và kéo giềng dưới lên khi thu lưới. Nài gồm 3 bộ phận là cán nài, nài và dây đỏi và

được liên kết với lưới thông qua chốt cài bằng gỗ. Nài là vòng kim loại (thường là sắt hoặc kẽm) có φ=8 mm. Giữa nài và dây đỏi phải liên kết với nhau sao cho tạo thành một cái vòng có đường kính lớn hơn đường kính của cọc chính để có thể luồn cọc chính vào. Cán nài phải có độ sâu lớn hơn độ sâu ngư trường khoảng 1m để quá trình thả và thu lưới được dễ dàng.

Hình 4.11: Bản vẽ tổng thểđáy sông

Phao: phao được nối với đụt lưới qua dây đụt để dễ dàng phát hiện ra đụt lưới.

Ở lưới đáy, có duy nhất một phao, vật liệu làm phao rất đa dạng tùy theo điều

2 8 5 6 9 1 3 7 4 11 12 1 13 14 10 1: Cọc chính 2: Thân lưới 3: Dây thắt đụt 4: Dây đỏi 5: Dây giềng trên 6: Dây giềng biên 7: Phao 8: Dây đụt 9: Cọc táo 10: Nài 11: Chốt cài 12: Điêu lưới

13: Dây nối điêu lưới với cọc chính 14: Đụt lưới

kiện kinh tế của từng người, ngư dân thường tận dụng những vật nổi có sẵn để

làm thành một chiếc phao như can nhựa, xốp..., phao plastic của Thái Lan cũng được sử dụng bởi độ bền của nó. Can nhựa được dùng là can có thể tích 30 lít trở lên để có thể nổi lên mặt nước khi dòng chảy mạnh. Đối với xốp, do dễ gãy vỡ nên các tấm xốp được cho vào một túi lưới có kích thước 2a bằng với đụt. Khi có dòng chảy tác dụng, các tấm xốp dù vỡ nhưng vẫn được giữ lại bởi túi lưới. Hai vật liệu này khá phổ biến trong các vàng lưới đáy ở Cà Mau bởi dễ tìm, nhưng nó có nhược điểm rất mau hỏng. Còn với phao plastic, tuy tuổi thọ cao nhưng không được phổ biến do vật liệu làm phao đã có sẵn xung quanh. Phao plastic được dùng trong lưới đáy có kích thước Ф=240 mm. Bảng 4.4: Các trang thiết bị của đáy sông được điều tra

Tên gọi Số lượng Vật liệu Đường kính(mm) Chiều dài(m) Giềng miệng 2 Polyetylen 10 và 18 27,6±4,3 Dây thắt đụt 1 Polyetylen 10 46±8,5

Dây đụt 1 Polyetylen 10 4 – 5

Dây nối điêu với cọc 4 Polyetylen 18 1

Phao 1 Plastic 240 - Cọc chính 2 Gỗ 160 – 220 9 – 12 Cọc táo 4 Gỗ 60 – 80 2 – 3 Dây đỏi 4 Kẽm 6 7 – 9 Nài 2 Kẽm 8 6 – 7 Chốt cài 4 Gỗ 25 – 30 0,12 – 0,18

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) phân bố ở tỉnh cà mau (Trang 40)