Kỹ thuật khai thác đáy sông

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) phân bố ở tỉnh cà mau (Trang 50)

4.4.5.1 Kỹ thuật đóng cọc

Ngư dân thường sử dụng phương tiện cố định lưới đáy bằng cọc gỗ. Gỗ làm cọc là những nguyên liệu có sẵn ởđịa phương như dừa, đước… có chiều dài lớn hơn độ sâu của ngư trường từ 2,5 – 3 m, đường kính khoảng 160 – 220 mm.

Cọc chính: Trước tiên ngư dân chọn vị trí đóng cọc, đồng thời chuẩn bị vật liệu để làm cọc, cọc phụ và vòng trượt. Cọc chính được vạt nhọn đầu (ở phần

đầu lớn) để cắm xuống bùn (nền đáy), khi tất cả các công viêc đã được chuẩn bị xong, ngư dân sẽ đưa cọc và thuyền đến vị trí đã chọn để đóng cọc. Thông thường đóng cọc phụ trước tại 2 điểm đã dự định đóng cọc chính. Vòng trượt thường được thắt qua cọc phụ để chỉnh cho cọc chính nằm xuôi theo dòng nước. Tiếp theo, buộc 4 dây căng ở trên đầu cọc chính, 4 đầu dây còn lại được

đưa về 4 mũi của 2 thuyền và có người giữởđầu dây để luồn xuyên qua vòng trượt, các dây căng này thường đủ bền và một đầu được buộc chặt vào thuyền,

đầu còn lại buộc vào thuyền thứ hai với nút dễ tháo. Tuy nhiên phải đảm bảo cọc không bị chìm khi cọc được dựng đứng lên. Chờđến khi nước rút xuống mức thấp nhất và dòng chảy đã đứng thì tiến hành đỡ đầu cọc và kéo dây để

cọc chính được dựng đứng dọc theo cọc phụ, khi cọc chính đứng thẳng thì giật dây mở nút, khi đó với trọng lượng sẵn có của bản thân cọc, cọc chính sẽ lao nhanh theo hướng thẳng đứng và cắm sâu xuống nền đáy.

Hình 4.20: Kỹ thuật đóng cọc chính vào nền đáy

Cọc táo: là cọc ngắn được đóng sâu xuống đáy bùn để căng dây đỏi. Cọc táo

được ngư dân sử dụng là gỗ tràm, đước bởi vì loại gỗ này nằm dưới nước lâu ngày cũng không bị mục rữa, cọc có chiều dài từ 2 – 3 m, đường kính 60 – 80 mm. Dây đỏi được sử dụng bằng dây kẽm có đường kính 6 mm.

Cọc chính

Dây căng Thuyền

Dây giữđầu cọc Vòng trượt Cọc phụ

Cọc táo được đóng cách cọc chính khoảng tư 7 – 8 m, mỗi cọc chính sẽđược căng 2 dây đỏi, điểm đóng 2 cọc táo và cọc chính phải tạo thành một đường thẳng song song với hướng của dòng chảy.

4.4.5.2 Kỹ thuật khai thác Gồm có 4 bước:

Chun b

Bao gồm tất cả các kiểu cố định vàng đáy như vá lại những chỗ bị rách, thay thế những chỗ bị hỏng và những bộ phận không đảm bảo an toàn. Đồng thời kiểm tra xem các cọc đáy có bị mục, gãy hoặc dây cáp căng cọc có bị gãy hay không để kịp thời sữa chữa. Cuối cùng là di chuyển lưới đến nơi thảđáy.

Th lưới (chy đáy)

Chọn thời điểm nước rút xuống và dòng chảy vừa đủ để làm trôi lưới về phía sau thì bắt đầu thả lưới, khi miệng lưới được mở thì dòng chảy sẽ tác động làm cho lưới từ từ rơi xuống nước và dần đi về phía sau. Đụt lưới được giữ lại để

kiểm tra tránh làm lưới bị xoắn và buộc dây thắt đụt. Sau cùng buột dây đổđụt

đến hết chiều dài lưới, phần đầu dây đổ đụt còn lại được liên kết với một dây mảnh được buộc sẵn ở thanh rượng.

Tiếp đến là thời gian chảy đáy, thời gian này phụ thuộc vào chu kỳ thủy triều, tốc độ dòng chảy… mà có thời gian chảy đáy khác nhau.

Đổđụt (thu cá)

Đổđụt là khâu thu hoạch cá từđụt lưới. Mùa vụ chính ngư dân có thểđổđụt 2

đến 3 lần/ngày, những tháng thu hoạch cá kèo năng suất không cao có thể tiến hành cùng một lúc với khâu thu lưới. Thu dần theo dây đổ đụt đến miệng đụt, cột dây đổ đụt vào môt cọc ngắn trên thuyền, tháo dây thắt đụt rồi xổ cá vào dụng cụ chứa cá. Thắt chặt dây thắt đụt và thả trở lại xuống nước. Trường hợp

đáy lớn hoặc dòng chảy mạnh thì phải có thuyền đậu sẵn ở phía đụt. Dựa vào phao mà ta có thể xác định được vị trí của đụt, đụt được kéo lên thuyền nhờ

vào dây kéo đụt và dây đụt (dây nối đụt với phao). Trường hợp dòng chảy nhỏ

có thể thu cá trên hai thanh ngang trên hai cọc chính của đáy sông.

Hình 4.21: Đổđụt Hình 4.22: Phơi lưới

Thu lưới

Tháo chốt cài của hai đầu lưới và tháo một bên đầu lưới trước và giũ rác bám vào lưới, giũ dần sang đầu lưới bên kia cũng tháo chốt cài để trên thuyền, sau

đó giũ lưới dần dần xuống đụt lưới. Trong quá trình thu lưới phải rữa sạch lưới và xếp lưới theo thứ tự là phần lưới được thu trước để phía dưới, phần thu sau

để phía trên để tránh làm rối lưới, cuối cùng là thu phần đụt lưới. Giũ sạch rác có trong đụt lưới, sau đó tiến hành thu cá. Sau khi thu lưới xong phải vệ sinh lưới cho sạch và phơi khô lưới, chuyển lưới vào bờ là hết một con nước khai thác lưới đáy. Nếu khai thác liên tục thì phơi lưới trực tiếp trên hai thanh ngang giữa hai cọc đáy, khi có dòng chảy sẽ thả lưới tiếp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) phân bố ở tỉnh cà mau (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)