ÐƠN VỊ TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần I- Chương 1-3 ppt (Trang 39 - 40)

Thông qua số lượng đơn vị tiền tệ được dùng để trao đổi lấy nó, hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng cái mà chúng ta vẫn gọi là giá cả. Chúng ta gọi hàng hóa A có giá là l0.000 VND, vì để có hàng hóa A, người có nhu cầu (hay người mua) cần phải dùng 10.000 đơn vị tiền tệ Việt Nam để trao đổi. Giá cả do vậy được xác định, được so sánh cao thấp, được đánh giá “mắc” hay “rẻ” thông qua số lượng đơn vị tiền tệ phải bỏ ra để có được hàng hóa.

Hàng tháng chúng ta nhận tiền lương, trợ cấp, chi tiêu..., mức lương cao hay thấp, chi tiêu nhiểu hay ít, học phí cao hay không cao..., những nhận định này cũng phải dựa trên cơ sở của số lượng đơn vị tiền ta đã nhận được hay phải chi ra. Tiền giúp cho mọi việc đều có thể

Tin và hot động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh

được định lượng và đánh giá, từ GNP, thu nhập, thuế khóa, chi phi sản xuất, vay nợ, trả nợ cho đến sở hữu...

Từ chỗ là đơn vị tính toán, tiền kiêm cả chức năng đo lường giá trị. Trong những nền kinh tế phát triển cao, mọi thứ đều được xem là hàng hóa từ rau, đậu, gạo, muối cho đến tàu chiến, máy bay, nhà cửa, con người, chẩt xám và cả uy tín. Ở Hoa Kỳ, uy tín cá nhân cũng là một loại hàng hóa, một loại tài sản được lượng giá thành tiền để đóng góp vào cổ phần các công ty khi có một nhân vật quan trọng tham gia. Vì mọi thứ đều được xem là hàng hóa, loại thước đo cần để phân biệt giá trị của các loại hàng hóa này cái nào cao, cái nào thấp cũng là tiền, là số lượng tiền phải bỏ ra để có được hàng hóa ấy. Cho nên khi tiền là đơn vị tính toán, nó đồng thời là tiêu chuẩn, là thước đo của các loại giá trị khác nhau của mọi vật chất.

Dĩ nhiên có một số ngoại lệ. Đó là khi các biến động của cung và cầu trong nền kinh tể khiến giá cả hay số lượng đơn vị tiền tệ phải bỏ ra để sở hữu hàng hóa không phản ánh đúng giá trị thực của loại hàng hóa ấy. Trường hợp ngoại lệ này (mà chúng ta sẽ có dịp nói đến sau) làm cho thước đo giá trị của tiền trở nên sai lệch. Tuy nhiên, mức độ sai lệch sẽ không nhiều vì bản thân sự khan hiếm có thể làm cho giá cả vượt quá giá trị thực, nhưng khan hiếm cũng là một nhân tố làm cho giá trị thực của hàng hóa được nâng lên, bởi vì nó phản ánh một điều là các nguồn lực cần để tạo ra loại hàng hóa khan hiếm nói trên trở nên ít và đắt đỏ hơn. Vì những lý do đó, giá cả hay số lượng đơn vị tiền tệ thực cần phải bỏ ra để có được hàng hóa vẫn luôn luôn là thước đo tương đối chính xác mọi giá tri vật chất trong các nền kinh tế hiện đại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần I- Chương 1-3 ppt (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)