Séc và các loại chứng thư tiền gửi hay phiếu nợ khác (ngoài tiền mặt) là những cuốn sổ hoặc những tờ giấy do các NHTG và công ty tài chính cấp, có thể dùng để thanh toán dễ dàng. Nhưng khi người cầm nó muốn đổi trở lại thành tiền mặt, anh ta buộc phải đến các đơn vị nói trên hoặc đem nó ra bán trên thị trường.
Giữa các ngân hàng với nhau, tình hình không như thế. Giả sử một ngân hàng thương mại A nào đó muốn chuyển trả cho một ngân hàng B một khoản tiền là 100 tỷ. Hai ngân hàng sẽ dựa vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng (clearing house interbank payment system) của NHTW, vì cả 2 ngân hàng này đều có tài khoản tại NHTW. Ngân hàng A sẽ gửi một điện tín đến NHTW yêu cầu chuyển 100 tỷ từ tài khoản của nó tại NHTW vào tài khoản của ngân hàng B. Chừng 1 đến 2 phút sau đó, NHTW sẽ gửi một điện tín đến ngân hàng A xác nhận đã chuyển và trong cùng lúc ấy, NHTW gửi cho ngân hàng B một điện tín thông báo về việc
Chương 2 - Hệ thống tiền tệ
31
chuyển vừa rồi và cho B biết nó hoàn toàn có thể sử dụng ngay 100 tỷ vừa nhận được. Toàn bộ quá trình diễn ra chừng 5 phút trên máy tính nối mạng giữa các ngân hàng, có giá trị tương đương với việc dùng xe chở 100 tỷ giấy bạc từ kho của ngân hàng A qua ngân hàng B với thời gian nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Thanh toán qua hệ thống nói trên (hệ thống CHIPS) chỉ tốn 10 USD cho toàn bộ các dịch vụ tại Hoa Kỳ.
Từ năm 1946, thông qua Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund), NHTW một số nước cũng đã thanh toán với nhau như thế. Đến những năm của thập niên 70, 80, hầu hết các NHTG lớn trong các nước đều thanh toán tự động qua các quốc gia khác. Các nhà ngân hàng đã sớm nghĩ ra rằng liệu giữa ngân hàng và nhân dân (người gửi và vay) có thể thanh toán với nhau được như thế hay không. Nghĩa là thanh toán qua hệ thống tự động (automated clearing house) hoặc qua hệ thống điện tử (electronic fund transfer system).
Sự bành trướng sử dụng của máy tính điện tử trong thập niên 80 kết hợp với sự phát minh ra cạc nhựa trong thập niên 70 đã cùng giúp giải quyết câu hỏi này. Hệ thống máy tính nối mạng đã cho phép các NHTG theo dõi kết số thanh toán lẫn nhau từng phút mỗi ngày. Đến khoảng giữa thập niên 80, thanh toán điện tử giữa ngân hàng thương mại và nhân dân đã bắt đầu phổ biến ở các nước công nghiệp. Ngân hàng thương mại bắt đầu lập ra các hệ thống thanh toán ở ngoài ngân hàng nằm rải rác khắp thành phố, chợ búa, siêu thị, phi trường. Hệ thống thanh toán tự động này - còn được gọi là hộp ATM (automated teller machine) - bao gồm một hệ thống máy tính điện tử nối mạng với toàn bộ hệ thống NHTG và một hầm chứa tiền mặt của chính phủ. Khi chúng ta đến một NHTG gửi tiền, bên cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền, chẳng hạn như số tiền gửi…, ngân hàng (trong lần gửi đầu tiên) với việc mở một tài khoản mới, trao cho chúng ta một tấm cạc bằng nhựa. Bên trong đã được mã hóa điện tử với một mật mã từ 3 đến 5 số để sử dụng. Hai phút sau khi chúng ta gửi tiền (giả sử 1.000.000 VND), toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản của chúng ta, được máy tính điện tử thông báo trên toàn thành phố, và có thể trên phạm vi cả quốc gia, nếu ngân hàng của chúng ta gửi tiền có chi nhánh và quan hệ khắp nơi trên lãnh thổ.
Với tấm cạc nhựa trên tay, không phải là tiền giấy, tiền kim loại hay một số séc hoặc các loại chứng thư khác (hình 5), chúng ta có thể ở bất cứ vị trí nào của thành phố, của quốc gia khi cần tiêu thụ bằng tiền mặt, khi cần chuyển tiền vào tài khoản một người nào khác…, chỉ việc nhét tấm card ấy vào khe của hộp ATM. Sau khi bấm mật mã, màn hình của máy tính hộp ATM sẽ xin lệnh. Trong vòng 1.000.000 VND đã gửi, chúng ta có thể rút tiền mặt hoặc chuyển tiền qua ngân hàng. Sau nửa phút, tất cả mọi việc hoàn tất. Chúng ta sẽ có tiền mặt trên tay hoặc đã chuyển tiền xong với một phiếu thông báo quyết toán (hình 5) được máy tính của hộp ATM in ra ngay tức khác sau khi chúng ta rút hoặc chuyển tiền. Phiếu thông báo giao dịch, như hình 5 cho biết, trình bày rõ ràng ngày giờ đã chuyển hoặc rút tiền mặt. Số tài khoản, số cạc, số tiền đã chuyển hoặc rút và số dư còn lại trong tài khoản…
Tấm cạc ấy là tiền. Một loại tiền hầu như không thể mất và chỉ duy nhất người vừa có cạc, vừa có mật mã mới sử dụng được. Đến đầu thập niên 90, nhiều nước đã lắp đặt hộp ATM trong nội địa hoặc trong những thành phố lớn. Những nước phát triển đã tiến thêm một bước bằng hai động tác mới là (1) đưa hệ thống ấy vào tận một số nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bách hóa hoặc siêu thị, và (2) là thanh toán thông qua chữ ký chứ không cần phải rút tiền mặt. Người dùng một bữa ăn trong nhà hàng chỉ cần ký vào hóa đơn tính tiền, đưa cạc và hóa đơn cho người tính. Nhân viên phục vụ cho cạc vào hộp ATM cùng với phiếu tính tiền, trong vòng nửa phút, máy tính điện tử thanh toán hoàn tất việc chuyển số tiền trên hóa đơn qua tài khoản của nhà hàng. Cạc và hóa đơn được trả lại cho chủ nhân. Không có một đồng tiền mặt nào cần phải trao tay.
Nhiều NHTG ở các nước công nghiệp mở chi nhanh và đặt quan hệ ở khắp các thủ đô, thành phố lớn trên thế giới. Do vậy, cạc nhựa do các ngân hàng này phát ra có thể được sử dụng gần như trên toàn cầu. Bản thân hệ thống vi tính của các ngân hàng sẽ làm công việc chuyển đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác mỗi khi người cầm cạc chi tiêu. Một người cầm các loại cạc nhựa như master card - credit card - visa card của một số
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh
công ty tài chính hàng đầu ở Mỹ, không cần mang theo tiền mặt hoặc USD, có thể chi tiêu và sinh sống một thời gian nhất định trên khắp thế giới một cách dễ dàng, mà không phải bận tâm về việc đổi tiền mặt của nước này sang tiền mặt của nước khác…
Tất cả các loại cạc nhựa nói trên (visa card - master card - ATM card…) là một hình thức tiền hoàn toàn khác với các loại tiền giấy bình thường. Nó là tiền của ngày mai. Nhiều nhà hàng, siêu thị ở Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản… hiện nay hoàn toàn không nhận tiền mặt mà chỉ nhận thanh toán bằng cạc nhựa, tức thanh toán qua ngân hàng. Bảng 2.1 cho thấy rằng trong năm 1993, Hoa Kỳ chỉ có 3.400 tỷ USD thanh toán bằng tiền mặt (= 0,38%), 134.000 tỷ USD thanh toán bằng séc (= 15,16%) nhưng có đến 745.590 tỷ USD thanh toán qua hệ thống điện tử như trên (=83,34%). Có nghĩa là thanh toán bằng tiền mặt, séc chỉ diễn ra ở những giao dịch nhỏ. Những giao dịch lớn hầu hết đều được thanh toán qua hệ thống điện tử tự động (wire transactions).
Bất kỳ nền kinh tế nào, dù ở mức độ phát triển nào, cũng có tính đa dạng nhất định của nó. Và vì thế, sự tồn tại nhiều loại tiền mặt để thỏa mãn tất cả những nhu cầu đa dạng của xã hội, của các cá nhân là điều tất nhiên. Ở Thái Lan, Nhật Bản hay Hoa Kỳ ngày nay, tiền giấy loại nhỏ, tiền kim loại vẫn còn cần thiết cho việc trả tiền xe buýt, gọi điện thoại công cộng… Nhưng bên cạnh đó, nhu cầu cần sự gọn nhẹ, bảo đảm, có lãi cho tài sản, và dễ dàng trong thanh toán ở mọi lúc mọi nơi, vẫn tạo ra các hình thức tiền khác của M2, M3, L và cạc nhựa tín dụng. Nhiều nhà kinh tế tiên đoán rằng, trong tương lai, với sự phát triển của sản xuất, chi phí lắp đặt các hệ thống điện tử như hộp ATM sẽ càng ngày càng thấp hơn, hiện đại hơn đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và địa phương. Lúc đó, kể cả việc mua vé xe buýt…, người ta đều có thể dùng cạc nhựa và thế giới sẽ tiến dần (với từng quốc gia một) đến thế giới của nền kinh tế không có tiền mà chỉ có các thanh toán kín bằng điện tử qua các ngân hàng,
Chương 3 - Chức năng và vai trò của tiền tệ
33
Chương 3 - CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ
Trong thực tế, các hình thức phiếu nợ như chứng thư tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại khác trong M2, M3, L, cho đến card nhựa tín dụng là những loại hình của tài sản mà hàng ngày, hàng tháng người sở hữu nó nhận được những khoản lãi suất nhất định. Các loại tài sản phiếu nợ này được gọi là tiền vì điều quan trọng bậc nhất là chúng thực hiện được những chức năng và vai trò của tiền mặt, mà từ hơn 2000 năm trước Công nguyên từ khi bắt đầu của lịch sử tiền tệ, con người một cách tự phát đã đòi hỏi nó phải có khi thỏa thuận với nhau tạo ra nó.
Thế nhưng những chức năng và vai trò đó là gì. Phần sau đây sẽ trả lời câu hỏi này. Thông qua phân tich, chúng ta sẽ hiểu vì sao hình thái này được gọi là tiền trong khi những hình thái khác thì không. Một vật thể, để được gọi là tiền, phải có đầy đủ 5 chức năng hoặc vai trò chính sau đây: