CÔNG CỤ ĐỂ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần I- Chương 1-3 ppt (Trang 40 - 41)

Số lượng tiền tệ được cung ứng cho mỗi thời điểm của nền kinh tế tùy thuộc vào 2 điều: (1) Nhu cầu tiền tệ (Demand for money) của nền kinh tế vào thời điểm nói trên. Thông thường, nhu cầu về tiền, nếu để tự nhiên, nó phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của nền kinh

Chương 3 - Chc năng và vai trò ca tin t

37

tế. Đây là nhân tố xác định thụ động; (2) Số lượng cung ứng tiền phụ thuộc vào quyết định của mỗi chính phủ thông qua NHTW của minh, và đây là nhân tố xác định chủ động.

Vì tiền tệ là phương tiện của trao đổi, thanh toán, đo lường giá trị, bảo tồn giá trị, cho nên mọi sự thay đổi của số lượng tiền sẽ làm cho trao đổi trở nên dễ dàng hay khó khăn hơn, thanh toán thuận tiện hơn hay là trở ngại, giá trị (hay giá cả) của các loại hàng hóa trở nên cao hơn hay thấp hơn, mất giá hay được giá. Tài sản mà nhân dân đang giữ trong tay (như các loại tiền hoặc được đo lường thông qua tiền) trở nên lợi hơn, sinh lãi hơn hay bị bốc hơi giá trị đi...

Vì thái độ và các quyết định sản xuất, lao động, phục vụ, buôn bán... của tất cả nhân dân phụ thuộc một cách thực tế vào các vẩn đề trên, do vậy, khi cung ứng tiền thay đổi, nó gián tiếp làm chuyển đổi tình trạng sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế, thông qua thái độ và phản ứng của các cá nhân trong đời sống. Nói một cách khác, thay đổi trong cung ứng tiền ảnh hưởng toàn diện và sâu rộng đến GNP, sản lượng và giá cả.

Biểu đồ 3.1: Tương tác giữa cung ứng tiền M1 và GNP thực trong nền kinh tế Hoa Kỳ từ năm 1980 đến thảng 6-1996.

Mỗi khi cung ứng tiền tăng hoặc giảm, sau một khoảng thời gian nhất định thường là từ 6 tháng đến 1 năm, tùy theo phản xạ của mỗi nền kinh tế để các tác động của thay đổi cung ứng tiền đủ thời gian ngấm vào các hoạt động kinh tế, các nhân tố như sản lượng, tốc độ trao đổi hay thương mại, giá cả hàng hóa bắt đầu thay đổi. Trong phần IV chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn cơ chế này. Biểu đồ 3.1 trình bày ảnh hưởng sự tăng giảm cung ứng tiền M1 đến GNP thực (thước đo tổng hợp nhất về tình hình kinh tế một quốc gia) của Hoa Kỳ từ năm 1980 đến giữa năm 1996. Điểm đặc biệt quan trọng trong biểu đồ nói trên là: (1) Sự giảm (hoặc tăng) trong cung ứng tiền M1 tất yếu kéo theo sự giảm (hoặc tăng) trong GNP thực của cả nền kinh tế, (2) Cung ứng tiền giảm (hoặc tăng) vào năm trước thì bắt đầu năm sau GNP thực mới giảm (hoặc tăng theo), và (3) Cung ứng tiền giảm (hoặc tăng) liên tục trong mấy năm thì kéo theo GNP cũng giảm (hoặc tăng) liên tục đúng bằng khoảng thời gian ấy. Thí dụ như giai đoạn 4 năm liên tục giảm 1986 - 1989 và 3 năm liên tục tăng 1990 - 1992

Việc cung ứng tiền tệ do vậy gắn bó chặt chẽ cùng chiều với sản lượng quốc gia. Tính chất này đã được các chính phủ và NHTW sử dụng như là một phương pháp để điều tiết sức sản xuất, trao đổi, mức độ thất nghiệp và giá cả trong nền kinh tế. Ðây là chức năng và vai trò thứ 5 của tiền tệ: công cụ để điều tiết kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần I- Chương 1-3 ppt (Trang 40 - 41)