Những đồng tiền khổng lồ bằng đá của cư dân quần đảo Yap hay những tờ giấy bạc hiện tại của chúng ta về thực chẩt chỉ có giá trị bản thân rất thấp, nhưng mọi người đều chấp nhận nó như tài sản không ngoài lý do nó là phương tiện trao đổi lẩy những thứ khác mà người ta cần. Phương tiện trao đổi (medium of exchange) là chức năng cổ điển nhất của tiền tệ, và là chức năng quan trọng nhất mà mọi thứ để được gọi là tiền phải có.
Cư dân quần đảo Yap, ông bà ta ngày xưa và chúng ta ngày nay chấp nhận tiền bằng đá, bằng đồng, bằng kim loại khác, bằng giấy, bằng nhựa… không phải vì mọi người có thể ăn đá, ăn kim loại hay giấy, nhựa để sống, mà điều then chốt là từ những loại vật chất gọi là tiền nói trên, con người có thể trao đổi được thực phẩm, vải vóc, vật dụng và các dịch vụ khác trực tiếp cần cho đời sống. Ý nghĩa trung gian trao đổi nằm ở chỗ tiền không là thứ mà mọi người thực sự cần, nhưng từ nó hoặc thông qua nó mọi người có được cái mà họ cần.
Do đã có những khoảng thời gian tiền được làm từ những kim loại quý, nhiều người đã đánh đồng tiền là mục đích, là của cải, là sự giàu có, là quyền lực... Thực ra tiền chỉ là phương tiện để giúp mọi người có những thứ mà họ cần kể cả các mục đích nói trên ở một số nơi. Tiền chỉ là phương tiện, không là cứu cánh. Tiền là loại phương tiện để mọi thứ có thể chuyển hóa lẫn nhau, giúp xã hội phát triển. Từ sức lao động, sự khéo léo và trí óc, con người làm ra những sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ cho xã hội. Thù lao của những công sức ấy là tiền. Từ tiền, họ chuyển đổi nó thành những sản phẩm khác do người khác tạo ra để thỏa mãn cho nhu cầu tồn tại và phát triển của cá nhân như mua gạo, mắm, muối, đường, sữa, vải vóc, xe cộ, nhà cửa, đóng học phí để học nghề hay các loại kiến thức khác cho mình và cho những ngưởi liên hệ.... Thông qua tiền, một con người từ bất kỳ góc nào đó của trái đất vẫn có thể trao đổi được những sản vật không do mình làm ra, không do quốc gia mình làm ra, nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của đời sống. Một người Việt Nam ở Đồng Tháp. Cà Mau, trên Tây Nguyên, Việt Bắc..., có thể mua vải do Mỹ sản xuất, trái cây từ Trung Quốc, kẹo Sewingum từ Singapore, máy ảnh được chế tạo ờ Nhật Bản và đi những chiếc máy bay do Liên bang Nga, Tây Đức, hoặc Boeing của Mỹ sản xuất, thông qua những đồng tiền do sức lao động của họ chuyển hóa thành.
Thương mại và kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người càng trở nên đa dạng và do vậy, nhu cầu cần những loại hình làm trung gian để thỏa mãn sự phức tạp của đời sống càng phát triển. Chính sự đòi hỏi tiện lợi cho trao đổi mà tiền đã đi từ hình thái của những con bò, con lừa, vải vóc, đá, tiến đến tiền kim loại, tiền giấy, và rồi sẽ là card nhựa, có khả năng giúp cho họ trao đổi trên khắp thế giới. Tiền tệ càng nhiều, càng tiện lợi, phổ biến, sự trao đổi càng dễ dàng. Ngược lại, tiền tệ càng khan hiếm, trao đổi càng khó khăn. Thương mại và kinh tế, do đó, sẽ kém phát triển. Những nền kinh tế Barter thời thượng cổ là một ví dụ.
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh
Khả năng trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền và do vậy khả năng trao đổi xét về tính chất rộng hay hẹp, sẽ quyết định việc tiền được chấp nhận nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn. Đồng USD của Hoa Kỳ được chấp nhận dễ dàng trên gần như toàn thế giới, bởi vì lý do đơn giản nó là đồng tiền có khả năng trao đổi mạnh nhất so với những đồng tiền của các quốc gia khác. Trong hệ thống tiền tệ đã phân tích ở chương 2, tiền mặt của chính phủ được chấp nhận dễ dàng và nhanh chóng nhất trên toàn lãnh thổ của mỗi quốc gia, vì khả năng trao đổi của nó thành các loại hàng hoá khác là mạnh hơn hết so với các loại tiền còn lại. người ta gọi nó là “tiền mạnh” cũng một phần xuất phát từ nội dung này.
Khả năng trao đổi xét về lượng, sẽ quyết định giá trị của tiền. Có nghĩa là một đồng tiền càng trao đổi được nhiều hàng hóa thì càng có giá trị hơn. Tháng 4 năm 1996, một cây bút máy hiệu Uni-ball 150 của Nhật có thể được trao đổi bởi các đơn vị tiền như sau (theo sửc mua tương đương).
1 bút máy Uni-ball-150 = 1 USD
= 106 Yen Nhật = 1 1.000 VND = 25 Baht Thái Lan = 1,4 Deutsche Mark = 0,6 Pound Anh
Như vậy đồng tiền của Anh là có giá trị nhất vì 1 đơn vị tiền của nó mua được đến hơn 1 cây bút máy, thứ hai là USD, thứ ba là đồng Deutshe Mark của Đức, thứ 4 là Baht của Thái, thử 5 là Yen của Nhật và thứ sáu là VND trong thí dụ trên. Giá trị của đồng tiền, do vậy không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi nước (Nền kình tế của Mỹ và Nhật mạnh hơn Anh và Thái Lan rất nhiều lần) mà chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà nó có thể trao đổi được. Tiền tệ càng trao đổi it hàng hóa càng mất giá trị và ngược lại. Đó là nguyên nhân vì sao khi một đồng tiền bị mất giá quá nhanh, nghĩa là khả năng trao đổi về lượng của nó giảm sút mau chóng như trong những đất nước có lạm phát cao (Đức năm 1922 - 1923 và Bôlivia năm 1985 với 11.000 %), người dân không dám chấp nhận tiền như phương tiện trao đổi mà họ bắt đầu quay lại tích trữ hay đầu cơ vào hàng hóa tương đương giống như nền kinh tế Barter ngày xưa.
Ngày nay, các NHTW bằng việc quản lý cung ứng tiền, đã quản lý mức độ trao đổi, cường độ hoạt động và khả năng trao đổi của tiền trong nền kinh tế. Có thể nói chính chức năng và vai trò trung gian trao đổi của tiền đã một mặt giúp nền kinh tế hoạt động thuận lợi, mặt khác tạo ra một lợi khí cho các NHTW và chính phủ tác động và điều tiết đến sản xuất và kinh doanh.