Đặc điểm sinh học-sinh thái cá chốt sọc munti

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 55)

1. 2 Thời kỳ từ năm 1945 đến 1975

3.4.3.Đặc điểm sinh học-sinh thái cá chốt sọc munti

3.4.3.1. Tương quan chiều dàikhối lượng cá khai thác

Kích thước, khối lượng cá khai thác

Tùy theo từng loại ngư cụ, cách khai thác, vùng khai thác mà kích thước khai thác của cá là khác nhau. Trong đề tài này, mẫu vật được chúng tôi thu thập tại Dầu Tiếng - sông Sài Gòn và Biên Hoà - sông Đồng Nai.

Để tiến hành phân tích kích thước khai thác đối với cá chốt mun ti, chúng tôi tiến hành phân tích ngẫu nhiên 150 cá thể thu thập tại KVNC. Kết quả phân tích và xử lý thống kể trên phần mềm MS. Excel (2003) được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kích thước, khối lượng cá chốt sọc mun ti khai thác

TT Các chỉ số thống kê L(mm) W(g)

1 Nhỏ nhất 77 7,08

3 Trung bình 120,31 16,71

4 Độ lệch chuẩn 14,68 5,39

Qua bảng 3.6 cho thấy chiều dài trung bình của cá khai thác đạt 120,31 ± 2,42 mm, dao động trong khoảng từ 77–160 mm. Khối lượng trung bình của cá khai thác đạt 16,71±5,39 g, dao động trong khoảng từ 7,08–32,46 g.

Theo Nguyễn Thị Thu Hè (2000) kích thước lớn nhất của cá chốt sọc mun ti là 110 mm. Theo Fishbase (2009) là 128 mm. Theo Mekong River Commission (2008) là 150 mm.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì kích thước tối đa của cá chốt sọc mun ti là 160 mm.

Qua kết quả này cho thấy kích thước khai thác của cá chốt sọc mun ti ở HLSDN là tương đối lớn. Với kết quả này thì hích thước khai thác tối đa của loài cá này lớn hơn so với các tài liệu công bố trước đây. Nếu duy trì được kích thước khai thác như vậy thì khả năng sử dụng bền vững nguồn lợi trong tự nhiên là rất có thể. Vấn đề đặt ra là cách khai thác, thời gian khai thác như thế nào.

Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác

Kết quả phân tích mối tương quan giữa sự phát triển chiều dài và khối lượng cơ thể của cá chốt sọc mun ti cho thấy sự phát triển của chúng theo mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá thể cá chốt sọc mun ti thể hiện qua đồ thị 3.4.

W = 0,0002.L2,3905 R2 = 0,807 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Chiều dài (mm) K hố i l ượ ng (g )

Đồ thị 3.4: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác của cá chốt sọc mun ti

Qua đồ thị 3.4 cho thấy giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá có mối tương quan với nhau theo hàm số W = 0,0002.L2,3905. Sự tương quan này theo chiều thuận và khá chặt chẽ với hệ số tương quan R2 = 0,807. Với hàm tương quan này cho thấy sự phát triển ưu thế của chiều dài hay khối lượng cá phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Ở giai đoạn đầu cá thường có xu hướng phát triển về chiều dài. Khi chiều dài đạt đến một giới hạn nào đó thì khả năng phát triển về chiều dài có xu hướng chậm lại và thay vào đó là tăng nhanh về khối lượng.

Cùng với kết quả ở bảng 3.6 cho thấy giữa kích thước và khối lượng cá tuy biến đổi theo mối tương quan thuận nhưng trong quá trình phát triển của đời sống thì xu hướng biến đổi của kích thước thường xảy ra nhanh và nhiều hơn so với khối lượng. Sự biến đổi của kích thước được đặc trưng bởi độ lệch chuẩn 14,68, trong khi độ lệch chuẩn của khối lượng là 5,39.

3.4.3.2. Các đặc điểm về sinh sản

Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá khai thác

Để xác định tỷ lệ ♂/♀trong cá khai thác, chúng tôi chọn phân tích ngẫu nhiên 80 mẫu cá khai thác tại khu vực nghiên cứu.

Trong số 80 cá phân tích cho thấy có 23 cá thể không phân biệt được tuyến sinh dục bằng mắt thường, 25 cá thể đực và 32 cá thể cái. Với kết quả này thì tỷ lệ

♂/♀ là 25/32, tương đương 7,8/10.

Bảng 3.7: Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá chốt sọc mun ti khai thác

TSD KT KPB ♂ ♀ Tổng cộng < 110 (mm) 14 2 16 110-129 (mm) 9 17 14 40 > 130 (mm) 6 18 24 Số cá thể 23 25 32 80

Việc phân tích tỷ lệ ♂/♀ trong cá khai thác cần phải được theo dõi nhiều hơn và chuyên sâu hơn mới có thể kết luận. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đực/cái cũng gần xấp xỉ 1/1.

Mùa sinh sản của cá

Để xác định mùa sinh sản của cá chốt sọc mun ti, chúng tôi theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục cá khai thác theo các tháng trong năm. Những cá thể có tuyến sinh dục đạt giai đoạn III trở lên được xem là đã trưởng thành sinh dục. Tuy nhiên những cá thể có tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV trở lên mới được xem là bắt đầu sinh sản.

Để phân tích mùa sinh sản của cá, chúng tôi chọn phân tích 144 mẫu cá (mỗi tháng 12 mẫu, từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011) và theo dõi quá trình thành thục tuyến sinh dục của cá.

Kết quả phân tích cho thấy một số ít cá chốt mun ti thu thập vào tháng 4 có tuyến sinh dục đạt vào giai đoạn III sớm. Tuyến sinh dục đạt đến giai đoạn III cũng có nghĩa là tuyến sinh dục đã bắt đầu thành thục và chuẩn bị cho quá trình sinh sản.

Phân tích mẫu thu thập vào tháng 05 và 06, phần nhiều cá có tuyến sinh dục đạt giai đoạn III, một số cá thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn IV. Đến tháng 07, đa số các mẫu có khích thước lớn hơn 120 mm đều có tuyến sinh dục thành thục ở giai đoạn IV và chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Số cá thể đạt giai đoạn III, IV trong

mẫu phân tích vào tháng 10 và 11 là không nhiều và không phát hiện tuyến sinh dục đạt giai đoạn III, IV ở mẫu phân tích ở các tháng 12, 01, 02 và 03.

Như vậy mùa sinh sản của cá chốt sọc mun ti là thời gian mùa mưa từ tháng 05-10 hàng năm. Trong đó thời gian sinh sản cao từ tháng 07-11, cao nhất vào tháng 08-09.

Kết quả phân tích cũng cho thấy sau khi sinh sản, tuyến sinh dục thường chuyển về giai đoạn VI-III. Có nghĩa là sau khi sinh sản, buồng trứng vẫn còn trứng tích luỹ noãn hoàng. Số trứng này có thể sẽ tiếp tục phát triển và có thể sẽ sinh sản trong thời gian còn lại của mùa sinh sản. Như vậy, cá chốt sọc mun ti có thể là loài cá có khả năng sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản kéo dài. Ở đây chúng tôi chưa giám đưa ra kết luận chắc chắn, vấn đề cần phải được kiểm chứng thêm trong phòng thí nghiệm.

Đường kính trứng

Kết quả phân tích trứng của các cá thể cá chốt sọc mun ti cái khi buồng trứng của chúng đạt giai đoạn IV chín muồi sinh dục cho thấy trong buồng trứng của cá có rất nhiều nhóm trứng có kích thước khác nhau. Có 03 nhóm trứng có màu sắc rất khác nhau và dễ dàng phân biệt bằng mắt thường hoặc kính lúp. Nhóm thứ nhất có màu hơn trong suốt. Nhóm trứng thứ 02 có màu vàng đậm do tích nhiều noãn hoàng và nhóm thứ 03 có màu vàng nhạt hơn và có kích thước nhỏ hơn.

Kết quả đo đường kính trung bình của 03 nhóm trứng có kích thước lớn nhất là: nhóm thứ nhất có đường kính trung bình là 0,75mm ; nhóm thứ 02 có đường kính trung bình là 0,50 mm; nhóm thứ 03 có đường kính trung bình là 0,41 mm.

Với nhiều nhóm trứng có khích thước khác nhau cùng với việc sau khi sinh sản tuyến sinh dục chuyển về giai đoạn VI-III thì cá chốt sọc mun ti có thể là loài có khả năng sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản.

Sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối

Kết quả phân tích buồng trứng của 30 cá thể cái khi buồng trứng đạt giai đoạn IV của chu kỳ thành thục sinh dục cho kết quả ở bảng 3.8.

Bảng 3.8 :Chiều dài, khối lượng, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối của cá chốt sọc mun ti khai thác

Chỉ số thống kê Lo (mm) P (g) Pg (g) SSTyĐ SSTgĐ HSCMSD

Nhỏ nhất 120 15,00 0,45 3200 213,33 3,00 Lớn nhất 160 32,46 2,84 20970 6486,25 8,74 Trung bình 137,63 22,41 1,07 8050 359,21 4,77 Độ lệch chuẩn 10,26 4,37 0,73 5151 310,95 4,35

Qua bảng 3.8 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của các chốt sọc mun ti dao động trong khoảng từ 3.200 – 20.970 trứng/cơ thể cái. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 8.050 ± 2.175 trứng/cơ thể cái (nếu mức tin cậy là 95%).

Sức sinh sản tương đối của cá chốt sọc mun ti giao động trong khoảng từ 125,63 – 1.187,43 trứng/g khối lượng cơ thể cái. Sức sinh sản tương đối trung bình là 389,21 ± 131,30 trứng/g khối lượng cơ thể cái (nếu mức tin cậy là 95%).

Hệ số thành thục của cá

Kết quả cho thấy khối lượng buồng trứng của cá chốt sọc mun ti khi tuyến sinh dục cái đạt giai đoạn IV của chu kỳ chín muồi sinh dục dao động trong khoảng từ 0,45g – 2,84g. Như vậy với một cá thể cái có khối lượng cơ thể trung bình 22,41g thì khối lượng buồng trứng khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV của chu kỳ chín muồi sinh dục là 1,07g.

Với khối lượng tuyến sinh dục và khối lượng cơ thể cá trung bình trình bày ở bảng 23 thì hệ số thành thục sinh dục của cá chốt sọc mun ti là 5,16%. Hệ số thành thục sinh dục giao động trong khoảng từ 1,85 – 15,78%.

Bãi đẻ của cá chốt sọc mun ti

Cho đến nay thì chưa thấy có nghiên cứu chuyên sâu nào nói đến bãi đẻ của các chốt mun ti. Và hơn nữa những nghiên cứu về cá bột và cá con rất phức tạp và tốn kém. Ở đây chúng tôi chỉ mới quan sát trong các đợt khảo sát thực địa và phỏng vấn ngư dân để xác định bãi đẻ của cá. Chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu để xác định một cách chính xác bãi đẻ của cá.

Qua kết quả khảo sát thực địa cùng với phỏng vấn ngư dân cho thấy bãi đẻ của cá chốt mun ti là các vùng ngập. Đặc biệt là vào thời gian đầu của mùa lũ, khi nước lũ tràn vào các cánh đồng, vùng trũng cũng chính là lúc loài cá này di cư vào và sinh sản.

Cá chốt sọc mun ti thường sinh sản ở những vùng ngập nông, gần bờ nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh và các giá thể thực vật.

Trên sông, kênh rạch, ở vùng ngập gần bờ những nơi có nhiều bụi cây, nhiều giá thể, thực vật thuỷ sinh chính là nơi sống và sinh sản của cá chốt sọc mun ti [50].

Đến mùa sinh sản, cá thường có tập tính lẫn tránh dưới các vùng có giá thể, rể cây, vùng có thực vật thuỷ sinh nhiều và sinh sản.

3.4.3.4. Phân bố

Cá chốt sọc mun ti là loài cá đặc trưng cho khu vực hạ lưu sông Mê Công nên loài cá này thường phân bố ở sông Mê Công và các phụ lưu của nó.

Ở Việt Nam, cá sống ở các sông suối, kênh rạch thuộc các tỉnh Nam Bộ. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, loài cá này phân bố khá nhiều, đặc biệt là các tỉnh nằm ở thượng nguồn của sông Cửu long như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ [8, 9,10]. Cá cũng phân bố ở các sông suối Tây Nguyên [16, 28].

Ở miền Đông Nam Bộ cá cũng phân bố khá nhiều ở hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai. Ở HLSDN, cá phân bố chủ yếu ở các vùng nước ngọt, trên sông Đồng Nai, cá được tìm thấy từ Cát Lái tới đập hồ Trị An, còn trên sông Sài Gòn cá phân bố từ Hóc Môn (một số ít ở các kênh rạch thuộc Q.12) tới đập Dầu Tiếng.

Trên thế giới cá phân bố ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Chưa tìm thấy tài liệu nào công bố loài cá này có ở các khu vực khác.

Ngoài ra trong các hồ chứa như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, Búng Bình Thiên, Láng Sen, v.v. cũng phát hiện thấy cá chốt sọc mun ti.

Nhìn chung cá có thể phân bố ở nhiều loại hình thuỷ vực: từ thuỷ vực có nước chảy khá mảnh như các sông lớn đến các thuỷ vực có nước chảy chậm như các sông nhỏ và các nhánh sông và cả trong các hồ chứa là những nơi có nước chảy rất chậm hoặc nước đứng.

Về mặt sinh thái, cá chốt mun ti là loài có khả năng thích nghi cao với nhiều kiểu sinh thái: sinh thái sông, hồ chứa, kênh rạch, vùng ngập nội đồng, ...

Xét về khả năng làm cá cảnh thì sự thích nghi với nhiều kiểu sinh thái là một thuận lợi cho việc thuần hoá chúng vào mục đích nuôi nhốt trong các bể kiếng với không gian hẹp.

3.4.3.5. Sự di cư

Cá chốt sọc mun ti thường có tập tính di cư lên các vùng ngập trong thời gian mùa lũ để kiếm ăn và sinh sản. Hết mùa lũ chúng lại di chuyển ra các sông và kênh rạch. Cá thường có hiện tượng di cư theo đoàn [10,12,13].

Trong điều kiện bình thường cá sống trong các bụi cây thuỷ sinh, trong các vùng có nhiều giá thể cứng ở các sông lớn, kênh rạch, trong các hồ ở thượng nguồn và trong các lung trũng nước ngọt nội đồng. Đến mùa lũ, chúng di cư vào vùng ngập 10,12,13].

Ở HLSDN, các vùng ngập thường xuất hiện không rõ ràng nên không xác định rõ đặc tính di cư của loài cá này. Thông thường, trong thời gian mùa mưa, tại một số kênh rạch nội đồng cũng có khai thác được một số ít cá thể loài cá này. Tuy nhiên đặc tính này không giống với các vùng ngập trong mua lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nên rất khó có thể xác định tính di cư của cá. Đặc tính này có thể xem là đặc tính di chuyển hơn là di cư.

3.4.3.6. Dinh dưỡng

Chiều dài ống tiêu hoá

Phân tích ống tiêu hoá của 53 cá thể cá chốt sọc mun ti khai thác cho kết quả ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Chiều dài cơ thể, chiều dài ống tiêu hoá và % giữa chiều dài ống tiêu hoá và chiều dài cơ thể trung bình của cá chốt sọc mun ti Chỉ số thống kê Lo (mm) P (g) l (mm) % giữa l và Lab Nhỏ nhất 106 10,50 60 61,86 Lớn nhất 160 32,46 95 98,96 Trung bình 127,09 18,75 78,13 78,71 Độ lệch chuẩn 12,76 5,00 10,83 6,89 Qua bảng 3.9 cho thấy khi cá chốt sọc mun ti có chiều dài cơ thể dao động từ 106 – 160 mm thì chiều dài ống tiêu hoá dao động từ 60 – 95 mm. Nếu kích thước

cơ thể cá chốt sọc mun ti có chiều dài trung bình khoảng 127,09 ± 3,52 mm thì chiều dài ống tiêu hoá tương ứng khoảng 78,71 ± 1,90 mm.

Cũng từ kết quả phân tích ở thì chiều dài ống tiêu hoá của cá chốt sọc mun ti luôn ngắn hơn chiều dài cơ thể. Chiều dài ống tiêu hoá của cá chốt sọc mun ti chỉ dài khoảng từ 61,86 - 98,96 % chiều dài cơ thể của chúng.

Cấu tạo của răng

Răng của cá chốt sọc mun ti có cấu tạo rất nhỏ, mịn, sắc. Cả hàm trên và hàm dưới đều có răng. Răng gồm nhiều hàng nhỏ, nhọn và hướng vào trong khoang miệng. Các răng phía ngoài thường dài hơn so với răng lớp trong và cũng thấp dần từ mõm miệng sang hai bên mép. Với cấu tạo răng như vậy rất đặc thù cho loài ăn động vật.

Với cấu tạo răng như thế có thể cho ta kết luận cá chốt sọc mun ti là loài cá thích nghi với thức ăn là động vật.

Thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá

Kết quả phân tích định tính thành phần thức ăn có trong ống tiêu hoá của cá chốt sọc mun ti cùng với số liệu thu thập thông qua phỏng vấn cộng đồng cho kết quả trình bày ở bảng 3.10.

Qua bảng 3.10 cho thấy thành phần thức ăn của cá chốt sọc mun ti cũng tương đối đa dạng. Các loại thức ăn gặp nhiều và có lẽ là thức ăn chính của cá chốt sọc mun ti là động vật phù du, giáp xác, ấu trùng côn trùng, côn trùng nước. Thức

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 55)