1. 2 Thời kỳ từ năm 1945 đến 1975
3.1.2 Cấu trúc thành phần loài
Xét về bậc họ: Trong 06 họ cá xác định được, đa dạng nhất là họ cá Lăng
(Bagridae) có 11 loài, chiếm 28,95 % tổng số loài ghi nhận. Tiếp đến là họ cá úc
họ cá tra (Pangasiidae) có 06 loài, chiếm 15,79 % tổng số loài của bộ. Họ cá Trê (Clariidae) và họ cá Ngát (Plostosidae) có 2 loài, chiếm 5,26 % tổng số loài của bộ.
Xét về bậc giống: trong số 20 giống cá ghi nhận, đa dạng nhất là giống cá chốt (Mystus) có 07 loài, chiếm 18,42% tổng số loài ghi nhận, Tiếp theo là giống cá tra (Pangasius) có 05 loài, chiếm 13,16 % tổng số loài. Giống cá úc (Arius) có 04 loài (chiếm 10,53%). Giống cá Lăng (Hemibagrus) có 03 loài (chiếm 7,89% tổng số loài). Các giống còn lại có từ 01-02 loài, chiếm 2,63-5,26% tổng số loài ghi nhận.
Số lượng giống, loài trong các họ được trình bày ở bảng 3.3, biểu đồ 3.2, 3.3.
Bảng 3.3: Cấu trúc thành phần giống, loài cá thuộc bộ cá Nheo TT Tên họ cá Số lượng Số giống % Số lượng Số loài %
1 Họ Cá Lăng – Bagridae 3 15,00 11 28,95 2 Họ cá nheo – Siluridae 5 25,00 7 18,42 3 Họ cá tra – Pangasiidae 3 15,00 6 15,79 4 Họ cá trê – Clariidae 1 5,00 2 5,26 5 Họ cá úc – Ariidae 7 35,00 10 26,32 6 Họ cá ngát – Plotosidae 1 5,00 2 5,26 Tổng 20 100,00 38 100,00
Biểu đồ 3.3: Số lượng loài trong các họ cá thuộc bộ cá nheo 3.1.3. Các loài cá có giá trị kinh tế thuộc bộ cá Nheo
Theo quan niệm truyền thống, cá kinh tế là những loài vừa có sản lượng khai thác cao, vừa có chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Việc khai thác các loài cá này sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trước hết dùng làm thức ăn, làm cảnh, làm sản phẩm chế biến các loại đặc sản khác, …
Khái niệm cá kinh tế ngoài đánh giá theo quan niệm truyền thống, người ta còn quan tâm đến tính lịch sử của nó. Trong thực tế, một số loài cá trước đây rất có giá trị về mặt kinh tế nên đã bị khai thác quá mức. Việc khai thác quá mức như vậy đã làm cho số lượng của loài này bị suy giảm nghiêm trọng nên sản lượng khai thác của chúng là rất thấp. Chính vì vậy, nhiều loài cá được ghi nhận là những loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Ngược lại, nhiều loài trước đây không được quan tâm khai thác, nhưng hiện nay lại trở thành những loài rất có giá trị, do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
Ngoài mục đích sử dụng làm thực phẩm cho đời sống hàng ngày, một số loài khác lại được sử dụng vào mục đích giải trí, thẩm mỹ, cá cảnh. Hiện nay, đời sống tinh thần của con người đang được nâng lên, việc kinh doanh cá cảnh cũng là một thế mạnh đang được quan tâm và đưa lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Một số loài khác lại được sử dụng vào các mục đích khác như dược liệu…
Đa số các loài cá khai thác ở khu vực đều được dùng vào mục đích thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều được xem là cá kinh tế trong khu vực.
Với quan niệm cá có giá trị kinh tế như trên, qua khảo sát thực địa cùng với kết quả phỏng vấn ngư dân trong KVNC, kết hợp với kết quả tham khảo các tài liệu đã công bố về thành phần loài cá kinh tế thuộc khu vực thì trong số 38 loài ghi nhận, có 16 loài cá được xem là loài có giá trị kinh tế cho khu vực. Các loài này là những đối tượng khai thác chính cho khu vực, góp phần vào việc ổn định đời sống của ngư dân. Danh lục các loài cá có giá trị kinh tế trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Danh lục các loài cá có giá trị kinh tế
TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC Mức độ
1 Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877)
2 Cá Lăngnha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840)
3 Cá Lăng sợi Hemibagrrus filamentus (Fang & Chaux, 1949)
4 Cá Chốt sọc át tri Mystus atrifasciatus Fowler, 1937
5 Cá Chốt sọc munti Mystus multiradiatus Roberts, 1992
6 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797)
7 Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945
8 Cá Kết bạc Micronema bleekeri (Gunther, 1864)
9 Cá Sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1851
10 Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1942
11 Cá Dứa Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852
12 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)
13 Cá Trê vàng Clarias macrocephalusGũnther,1864
14 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758)
15 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791)
16 Cá Ngát Plotosus canius Hamilton, 1822
Tổng số: 100 %
3.1.4. Các loài cá di cư
Di cư là một đặc tính thích nghi của nhiều loài cá và xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của đời sống. Mỗi loài và thậm chí là mỗi giai đoạn phát triển của vòng đời thích nghi với một điều kiện môi trường nhất định nên đòi hỏi chúng phải di chuyển.
Có rất nhiều hiện tượng di chuyển xảy ra trên sông: di chuyển của trứng và cá con thông thường là di chuyển thụ động, phụ thuộc vào dòng nước; và sự di cư tích cực (chủ động) của các loài cá trưởng thành.
Dựa trên kết quả khảo sát thực địa cùng với việc phân tích các tài liệu cho thấy trong số 38 loài cá ghi nhận có 13 loài cá (chiếm 38,00% tổng số loài ghi nhận)
ở KVNC có đời sống di cư hoặc có liên quan đến di cư. Danh lục thành phần loài được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Danh lục các loài cá di cư
TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC
1 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758)
2 Cá úc Arius arius (Hamilton, 1822)
3 Cá úc dispar Arius dispar Herre, 1926
4 Cá úc trắng Arius microcephalus Bleeker, 1931
5 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791)
6 Cá úc nghệ trunca Cryptarius truncatus Valenciennes, 1840
7 Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)
8 Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)
9 Cá úc tia vây lưng dài Bagre marinus (Mitchill, 1815)
10 Cá vồ chó Hexanematichthys sagor (Hamilton, 1822)
11 Cá úc quạt Nemapteryx caelata (Valenciennes, 1840)
12 Cá Ngát nam Plotosus canius Hamilton, 1822
13 Cá Ngát sọc Plotosus lineatus (Thunberg, 1791)
Tổng số:
Các loài cá di cư trên đều có nguồn gốc biển, chúng di cư vào trong KVNC chủ yếu là kiếm ăn. Hàng năm, vào thời gian mùa khô, các loài cá này là những đối tượng khai thác khá phổ biến ở các kênh rạch thuộc huyện Cần Giờ chẳng hạn một số loài cá như:
Cá úc thép (Osteogeneiosus militaris) sống ở vùng hạ lưu các sông lớn, cửa sông nước lợ, đôi khi vào sau trong nước ngọt hoàn toàn hoặc các vùng nước mặn từ Ấn Độ đến Indonesia. Ở vùng sông Mê Công cá từ vùng ven biển đến vùng ngập nước thủy triều (Việt Nam–Campuchia).
Cá úc (Arius arius) sống ở vịnh Bắc Bộ và biển Đông, chúng vào cửa sông và hạ lưu các sông để kiếm ăn. Phạm vi ngược các sông cá này rất xa. Là loài cá di cư vào hạ lưu cửa sông và hạ lưu nước ngọt.
Cá úc trắng (Arius microcephalus) sống ở ven biển nhưng khi còn nhỏ thường đi vùng cửa sông và hạ lưu các sông lớn Nam Bộ.
Cá úc chấm (Arius maculatus) sống ở ven biển, vùng nước lợ, cửa sông từ Pakistan đến Indonesia. Cá ở vùng đồng bằng sông Mê Công; ở các tỉnh thuộc tỉnh Nam Bộ và có thể có tới Campuchia.
Cá úc nghệ trunca (Cryptarius truncatus) sống ở vùng cửa sông nước lợ và phần hạ lưu cửa sông và vùng hạ lưu các sông từ Chaophraya đến Indonesia (Sumatra và Java). Ở châu thổ sông Mê Công, cá xuất hiện ở vùng thấp, vùng cửa sông và vùng ngập nước triều, thường có nhiều những thời gian nhất định.
Cá vồ chó (Hexanematichthys sagor) sống ở vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông và cũng đi vào nước ngọt vùng hạ lưu các sông.
Cá Ngát nam (Plotosus canius) và Cá Ngát sọc (Plotosus lineatus) đều sống ở vùng gần bờ, cửa sông và hạ lưu các sông lớn.
3.2. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI CÁ THUỘC BỘ CÁ NHEO
SILURIFORMES Ở VÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Thân cá thuộc bộ này dài, dẹp bên dần về phía đuôi, da trơn không vẩy, đường bên hoàn toàn. Xương hàm trên thoái hóa chỉ còn lại dấu vết. Hai hàm đều có răng, ở lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai có 06 họ, 20 giống và 38 loài được phân biệt như sau.
Khóa định loại các họ trong bộ Siluriformes
1 (8) Có vây mỡ.
2 (5) Vây hậu môn ngắn hoặc dài vừa, tia vây không nhiều hơn 25 chiếc. 3 (4) Hai lỗ mũi trước và sau nằm cách xa nhau.
Họ Cá Lăng Bagridae
4 (3) Hai lỗ mũi trước và sau nằm gần nhau. Hai lỗ mũi mỗi bên ngăn cách bởi một van. Có 1–3 đôi râu phát triển, không có râu gốc bẹt.
Họ Cá Úc Ariidae
5 (2) Vây hậu môn dài, tia phân nhánh hơn 30 tia. 6 (8) Vây bụng từ 6–7 tia. Vây mỡ nhỏ.
7(6) Có 1–2 đôi râu. Lỗ mũi sau ở giữa lỗ mũi trước và mắt hoặc gần lỗ mũi trước hơn mắt.
Họ Cá Tra Pangasiidae 8 (1) Không có vây mỡ.
9 (8) Không có vây lưng hoặc nếu có thỡ ớt tia (từ 2–4 tia) và đều là tia mềm. Họ Cá Nheo Siluridae
10 (9) Có vây lưng với nhiều tia (từ 24–140 tia).
11 (12) Có 1 vây lưng, không có gai cứng, kéo dài gần hết chiều dài của thân. Vây lưng và vây hậu môn đều là tia mềm, liền hoặc không liền với vây đuôi.
Họ Cá Trê Clariidae
12 (11) Có 2 vây lưng, vây lưng thứ nhất có gai cứng. Vây lưng thứ hai và vây hậu mụn đều là tia mềm và liền với vây đuôi
Họ Cá Ngát Plotosidae
3.2.1. Họ cá lăng Bagridae
KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC GIỐNG TRONG HỌ BAGRIDAE
1(4) Đầu lớn rộng ngang, dẹp bằng rõ ràng. Vây mỡ dài chiếm hết phần sau lưng. 2(3) Vây hậu môn có 7–11 tia phân nhánh ... Giống Hemibagrus Bleeker,1862 3(2) Vây hậu môn có 12–19 tia phân nhánh ... Giống Leiocassis Bleeker,1858 4(1) Đầu hình nón, dẹp bên. Vây mỡ ngắn ... Giống Mystus Scopoli,1777
Giống cá lăng Hebibagrus Bleeker,1862 Khóa định loại các loài cá trong giống Hemibagrus
1(2) Bóng hơi một ngăn. Thân không có chấm đen. 2(1) Đầu rất dẹp bằng; đỉnh đầu trơn nhẵn.
3(6) Vây mỡ dài, chiều dài gốc vây mỡ lớn hơn chiều dài gốc vây hậu môn nhiều. Các vây không có màu đỏ tươi.
4(8) Râu hàm tới hoặc chưa tới khởi điểm vây hậu môn. Thân màu xám tro. 5(9) Vây hậu môn 7–10 tia phân nhánh. Vây mỡ có chiều dài gấp 4–7 lần chiều
cao của nó.
6(3) Vây mỡ ngắn, chiều dài vây mỡ chỉ tương đương chiều dài gốc vây hậu môn. Khởi điểm vây mỡ tương đương khởi diểm gốc vây hậu môn. Các vây có màu đỏ tươi. Vây hậu môn có 15 tia.
Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877).
7(8) Chiều dài gốc vây mỡ bằng hoặc lớn hơn chiều dài gốc vây hậu môn. Gai vây lưng có răng cưa ở phía sau. Vây đuôi không có màu đỏ tươi.
8(4) Râu hàm trên kéo dài đến hoặc quá gốc vây hậu môn. Vây lưng cao bằng 1,5 lần chiều cao thân. Xương gốc chẩm dài thon và kéo dài đến xương gốc gai vây lưng.
9(10) Vây hậu môn có 10–11 tia. Vây lưng không chạm đến gốc vây mỡ. Các tia phân nhánh của vây lưng không mở rộng ở phần cuối. Thân màu nâu xanh. Vây mỡ màu đen hơn thân và vây đuôi màu đồng đều.
Cá Lăng nha Hemibagrus nemurus (Valenciennes,1840). 10(9) Vây hậu môn 8 tia. Vây lưng phía sau chạm gốc vây mỡ. Các tia phân
nhánh của vây lưng mở rộng ở phía sau. Thân có màu nâu đen. Vây mỡ có màu sắc giống với thân. Vây đuôi không đồng đều.
Cá Lăng sợi Hemibagrus filamentus (Fang & Chaux,1949).
Giống cá chốt Mystus Scopoli,1777
Khóa định loại các loài trong giống Mystus
1(10) Gốc vây mỡ bằng hoặc lớn hơn gốc vây hậu môn và không kết dính với gốc vây lưng.
2(3) Râu hàm trên kéo dài đến hêt gốc vây đuôi. Xương gốc chẩm kéo dài liên tục về phía lưng và không bị gián đoạn.
3(2) Râu mũi kéo dài quá đầu. Khởi điểm vây lưng tới mút mừm bằng tới mỳt sau vây mỡ. Khởi điểm vây lưng gần mút mừm hơn tới gốc vây đuôi.
Cá Lăng vàng Mystus wolffii (Bleeker, 1851).
4(5) Chiều dài gốc vây mỡ gấp 4 lần khoảng cách trước nó đến vây lưng. Khởi điểm vây lưng tới mút mừm bằng tới mỳt sau gốc võy mỡ.
Cá Chốt sọc atri Mystus atrifasciatus Fowler,1937.
5(4) Chiều dài gốc vây mỡ gấp 2 lần khoảng cách trước nó đến gốc vây lưng. Khởi điểm vây lưng tới mút mõm gần hơn tới mút sau gốc vây mỡ.
Cá Chốt sọc mun ti Mystus multiradiatus Roberts, 1992. 6(7) Chiều dài vây mỡ tương đương vây hậu môn và bằng khoảng cách trước nó
đến gốc vây lưng. Khởi điểm vây lưng tới mút mừm bằng 1/2 gốc võy mỡ. Cá Chốt sọc mit ti Mystus mysticetus Roberts, 1992.
7(6) Gốc vây mỡ dài hơn gốc vây hậu môn nhiều lần và dính liền với gốc vây lưng. Các râu đều rất dài.
8(9) Lưng và hai bên hông màu nâu, không có sọc. Xương gốc chẩm kéo dài về phía sau không liên tục mà đứt đoạn. Vây mỡ dài và cao phía trước tiếp cận với vây lưng. Râu mũi dài quá mắt. Dọc đường bên không có sọc sáng.
Cá Chốt giấy Mystus singaringan (Bleeker, 1846)
9(8) Vây mỗ dài, tách rời vây lưng. Râu mũi dài tới mắt. Dọc đường bên có một vạch sáng màu pha lê chạy song song.
Cá chốt giấy Mystus albolineatus Roberts, 1994
10(1) Vây mỡ ngắn hơn và thấp, phía trước tách rời với gốc vây lưng. râu mũi chưa tới gốc vây ngực. Lược mang cung I trên 40 chiếc.
3.2.2. Họ cá nheo Siluridae
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC GIỐNG TRONG HỌ SILURIDAE
1(8) Vây hậu môn không gắn liền với vây đuôi.
2() Vây lưng 3–5 tia mềm. Vây đuôi phân thuỳ sâu, đều hoặc tách rời với vây hậu môn. Răng trên xương lá mía không phải là một đốm tròn.
3(4) Răng hàm dài không đều nằm thưa, trên nhiều hàng. Răng trên xương lá mía chỉ có 1 đốm nằm ngang. Mắt ở phía trên góc miệng.
Giống Cá Leo Wallago Bleeker
4(3) Răng hàm xếp thành dẫy mịn. Răng trên xương lá mía gồm 2 đốm rời nhau hoặc nối với nhau bởi 1 hàng răng nằm ngang. Mắt nằm sau góc miệng. Vây bụng có 7–8 tia.
Giống Cá Trèn bầu Ompok Lacepede
5(2) Vây hậu môn không gắn liền với vây đuôi. Vây lưng có 1–2 tia mềm hoặc không có. Răng trên xương lá mía là một dẫy liên tục.
6(7) Hàm trên nhô hơn hàm dưới hoặc hai hàm bằng nhau. Rạch miệng kéo dài chưa tới viền trước mắt.Râu hàm kéo dài quá gốc vây ngực, có khi quá gốc vây hậu môn. Vây bụng có 6–8 tia
Giống Cá Trèn Kryptopterus Bleeker
7(6) Hàm dưới nhô ra hơn hàm trên. Rạch miệng kéo dài quá viền trước mắt. Râu cằm kéo dài không đến mắt. Râu hàm ngắn, chỉ tới hoặc quá mắt một ít. Vây bụng có 9–10 tia.
Giống Cá Kết Micronema Bleeker 8(1) Vây hậu môn gắn liền với vây đuôi. Vây đuôi phân thuỳ sâu.
Giống Cá Trèn răng Belodontichthys Bleeker
Giống Cá Trèn răng Belodontichthys Bleeker, 1858
Giống cá leo: Wallago Bleeker, 1851
Giống này có 1 loài là loài cá leo: Wallago attu (Bloch &Schneider,1801)
Giống Cá Trèn bầu Ompok Lacepede, 1803
Khóa định loại các loài trong giốngOmpok
1(2) Hàm dưới nhô. Răng trên xương lá mía gồm 2 đốm rời nhau. Gai cứng vây lưng không có răng cưa ở mặt sau. Vây đuôi phân thuỳ. Vây hậu môn có 55– 59 tia. Có một đốm đen tròn sau nắp mang và phía trên vây ngực.
Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1902)
2(1) Vây đuôi hơi tròn. Vây hậu môn có 64–72 tia. Không có đốm đen tròn sau nắp mang và phía trên vây ngực.
Cá Sơn đài Wallago micropogon (Vaillant, 1797)
Giống Cá Trèn Kryptopterus Bleeker, 1858
Khóa định loại các loài trong giốngKryptopterus
4 (1) Không có vây lưng. Vây bụng có 8 tia. Có râu cằm kéo dài đến mắt. Râu hàm kéo dài đến gốc vây ngực. Răng trên xương lá mía là 1 dóy thẳng.
Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945
6 (5) Không có vây lưng. Vây bụng có 8 tia. Không có râu cằm. Râu hàm kéo dài đến gốc vây hậu môn. Không có răng trên xương lá mía.
Cá Trèn lá Kryptopterus cheveyi Durand, 1940
Giống Cá Kết Micronema Bleeker, 1858
Giống này chỉ có 1 loài là loài cá kết bạc Cá Kết bạc Micronema bleekeri
(Günther, 1864)
3.2.3. Họ cá tra Pangasiidae
Họ này có 3 giống
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC GIỐNG TRONG HỌ PANGASIIDAE
1(4) Có răng trên xương khẩu cái và răng xương lá mía. Mỗi bên lỗ mũi sau ở gần lỗ mũi trước hơn mắt và ở phía trên đường thẳng từ lỗ mũi đến viền trên của mắt. Bụng tròn không có lườn.