1. 2 Thời kỳ từ năm 1945 đến 1975
3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC–SINH THÁI CÁ CHỐT SỌC MUNTI–
MYSTUS MULTIRADIATUS ROBERTS, 1992 3.4.1. Tổng quan về giống Mystus
Thân thon dài, dẹp bên về phía đuôi. Phần bụng tròn. Đầu hình nón, dẹp bên hoặc tròn. Xương gốc chẩm kéo dài về phía sau liên tục hoặc bị đứt đoạn. Mõm tầy. Miệng ở mút mõm hoặc kề dưới, rạch ngang. Mắt chếch phía trên, ở hai bên đầu, không có màng da bao phủ, viền mắt không tự do. Dãy răng trên hai hàm dạng lông nhung. Dãy răng trên xương lá mía là một dãy cong. Có bốn đôi râu. Râu hàm trên kéo dài tới vây bụng hoặc quá gốc vây hậu môn. Màng mang tách rời với eo mang. Vây lưng và vây ngực có gai cứng, phần lớn mang răng cưa ở phía sau. Vây lưng có 07 tia phân nhánh. Vây ngực có 06–10 tia phân nhánh. Vây mỡ phần lớn ngắn tương đương hoặc lớn hơn chiều dài gốc vây hậu môn (cũng có một ít loài vây mỡ chiếm hết phần sau vây lưng). Vây hậu môn có 09–10 tia phân nhánh. Vây đuôi phân thuỳ sâu.
Trên thế giới, giống Mystuscó 37 loài, phân bố khá rộng nhưng phần lớn cũng tập trung ở các nước nhiệt đới.
Ở Việt Nam, giống này có 09 loài, và phần lớn tập trung ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong tất cả các loài của giống Mystus, cá chốt mun ti là loài có sản lượng khá cao ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long và sông Sài Gòn-Đồng Nai. Ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai cá chốt mun ti là đối tượng khai thác, có giá trị kinh tế nhất định. Loài này khác với các loài khác trong giống bởi các đường nét trên cơ thể sắc nét hơn, rõ ràng hơn, màu sắc nổi bật, kích thước vừa phải và cũng chưa được chú nghiên cứu, đặc biệt là các đặc điểm về sinh học, sinh thái.
3.4.2. Đặc điểm chung về hình thái cá chốt mun ti Mô tả: Mô tả:
D I, 7; A12-13; PI,9; V6; Lo 3,45H=3,23T; T=4,29 O=2,17OO.
Thân thon dài, dẹp bên về phía đuôi. Đầu rộng, nhám. Màng mang tách rời khỏi eo mang. Có 04 đôi râu: Râu hàm trên dài quá vây hậu môn, râu hàm dưới và râu cằm dài đến gốc vây ngực, râu mũi dài quá mắt. Vây ngực và vây lưng có tia vây cứng mang răng cưa. Vây mỡ ngắn, vây đuôi phân thuỳ sâu.
Màu sắc: Cá có màu xanh tươi ở lưng, bụng có màu hơi ánh hồng. Cá có hai sọc đen chạy dọc thân từ sau nắp mang đến gốc vây đuôi. Giữa các sọc và phần bụng có 02 vách màu hồng ánh hoặc màu sáng chạy xen kẻ với các vạch đen.
Hai vây lưng có màu nâu, rìa vây mỡ có màu trắng đục hoặc hơn xám nhạt. Vây bụng và vây hậu môn có màu hồng đậm hoặc màu đỏ nhạt. Vây đuôi gần gốc cũng có màu hồng, rìa có màu nhạt và có nhiều chấm đen lốm đốm. Râu hàm rất dài và nhỏ dần từ gốc tới ngọn, phần gốc có mầu sẩm và nhạt dần tới ngọn. Phía sau năm mang có một chấm đen khá lớn. Miệng có cấu tạo nằm ngang, môi trên khá dày so với môi dưới. Màng mang mềm, màu trắng đục.
Dưới ánh đèn huỳnh quang các sọc đen và hồng bắt màu xen kẻ cùng với các đặc điểm về màu sắc của vây, của các đôi râu và cách di chuyển trên nền cát là
những đặc điểm rất thu hút đối với con người. Đặc biệt là sự di chuyển linh hoạt của các đôi râu, sự chuyển động nhịp nhàng của màng mang.
H 3.4 : Cá Chốt sọc mun ti Mystus multiradiatus Roberts, 1992
Mẫu vật: được thu thập tại Biên Hòa, Phú Hòa Đông, Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng (Bình Dương) và được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản cá Viện Sinh học Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
3.4.3. Đặc điểm sinh học-sinh thái cá chốt sọc mun ti
3.4.3.1. Tương quan chiều dài–khối lượng cá khai thác
• Kích thước, khối lượng cá khai thác
Tùy theo từng loại ngư cụ, cách khai thác, vùng khai thác mà kích thước khai thác của cá là khác nhau. Trong đề tài này, mẫu vật được chúng tôi thu thập tại Dầu Tiếng - sông Sài Gòn và Biên Hoà - sông Đồng Nai.
Để tiến hành phân tích kích thước khai thác đối với cá chốt mun ti, chúng tôi tiến hành phân tích ngẫu nhiên 150 cá thể thu thập tại KVNC. Kết quả phân tích và xử lý thống kể trên phần mềm MS. Excel (2003) được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kích thước, khối lượng cá chốt sọc mun ti khai thác
TT Các chỉ số thống kê L(mm) W(g)
1 Nhỏ nhất 77 7,08
3 Trung bình 120,31 16,71
4 Độ lệch chuẩn 14,68 5,39
Qua bảng 3.6 cho thấy chiều dài trung bình của cá khai thác đạt 120,31 ± 2,42 mm, dao động trong khoảng từ 77–160 mm. Khối lượng trung bình của cá khai thác đạt 16,71±5,39 g, dao động trong khoảng từ 7,08–32,46 g.
Theo Nguyễn Thị Thu Hè (2000) kích thước lớn nhất của cá chốt sọc mun ti là 110 mm. Theo Fishbase (2009) là 128 mm. Theo Mekong River Commission (2008) là 150 mm.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì kích thước tối đa của cá chốt sọc mun ti là 160 mm.
Qua kết quả này cho thấy kích thước khai thác của cá chốt sọc mun ti ở HLSDN là tương đối lớn. Với kết quả này thì hích thước khai thác tối đa của loài cá này lớn hơn so với các tài liệu công bố trước đây. Nếu duy trì được kích thước khai thác như vậy thì khả năng sử dụng bền vững nguồn lợi trong tự nhiên là rất có thể. Vấn đề đặt ra là cách khai thác, thời gian khai thác như thế nào.
• Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác
Kết quả phân tích mối tương quan giữa sự phát triển chiều dài và khối lượng cơ thể của cá chốt sọc mun ti cho thấy sự phát triển của chúng theo mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá thể cá chốt sọc mun ti thể hiện qua đồ thị 3.4.
W = 0,0002.L2,3905 R2 = 0,807 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Chiều dài (mm) K hố i l ượ ng (g )
Đồ thị 3.4: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác của cá chốt sọc mun ti
Qua đồ thị 3.4 cho thấy giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá có mối tương quan với nhau theo hàm số W = 0,0002.L2,3905. Sự tương quan này theo chiều thuận và khá chặt chẽ với hệ số tương quan R2 = 0,807. Với hàm tương quan này cho thấy sự phát triển ưu thế của chiều dài hay khối lượng cá phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Ở giai đoạn đầu cá thường có xu hướng phát triển về chiều dài. Khi chiều dài đạt đến một giới hạn nào đó thì khả năng phát triển về chiều dài có xu hướng chậm lại và thay vào đó là tăng nhanh về khối lượng.
Cùng với kết quả ở bảng 3.6 cho thấy giữa kích thước và khối lượng cá tuy biến đổi theo mối tương quan thuận nhưng trong quá trình phát triển của đời sống thì xu hướng biến đổi của kích thước thường xảy ra nhanh và nhiều hơn so với khối lượng. Sự biến đổi của kích thước được đặc trưng bởi độ lệch chuẩn 14,68, trong khi độ lệch chuẩn của khối lượng là 5,39.
3.4.3.2. Các đặc điểm về sinh sản
• Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá khai thác
Để xác định tỷ lệ ♂/♀trong cá khai thác, chúng tôi chọn phân tích ngẫu nhiên 80 mẫu cá khai thác tại khu vực nghiên cứu.
Trong số 80 cá phân tích cho thấy có 23 cá thể không phân biệt được tuyến sinh dục bằng mắt thường, 25 cá thể đực và 32 cá thể cái. Với kết quả này thì tỷ lệ
♂/♀ là 25/32, tương đương 7,8/10.
Bảng 3.7: Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá chốt sọc mun ti khai thác
TSD KT KPB ♂ ♀ Tổng cộng < 110 (mm) 14 2 16 110-129 (mm) 9 17 14 40 > 130 (mm) 6 18 24 Số cá thể 23 25 32 80
Việc phân tích tỷ lệ ♂/♀ trong cá khai thác cần phải được theo dõi nhiều hơn và chuyên sâu hơn mới có thể kết luận. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đực/cái cũng gần xấp xỉ 1/1.
• Mùa sinh sản của cá
Để xác định mùa sinh sản của cá chốt sọc mun ti, chúng tôi theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục cá khai thác theo các tháng trong năm. Những cá thể có tuyến sinh dục đạt giai đoạn III trở lên được xem là đã trưởng thành sinh dục. Tuy nhiên những cá thể có tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV trở lên mới được xem là bắt đầu sinh sản.
Để phân tích mùa sinh sản của cá, chúng tôi chọn phân tích 144 mẫu cá (mỗi tháng 12 mẫu, từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011) và theo dõi quá trình thành thục tuyến sinh dục của cá.
Kết quả phân tích cho thấy một số ít cá chốt mun ti thu thập vào tháng 4 có tuyến sinh dục đạt vào giai đoạn III sớm. Tuyến sinh dục đạt đến giai đoạn III cũng có nghĩa là tuyến sinh dục đã bắt đầu thành thục và chuẩn bị cho quá trình sinh sản.
Phân tích mẫu thu thập vào tháng 05 và 06, phần nhiều cá có tuyến sinh dục đạt giai đoạn III, một số cá thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn IV. Đến tháng 07, đa số các mẫu có khích thước lớn hơn 120 mm đều có tuyến sinh dục thành thục ở giai đoạn IV và chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Số cá thể đạt giai đoạn III, IV trong
mẫu phân tích vào tháng 10 và 11 là không nhiều và không phát hiện tuyến sinh dục đạt giai đoạn III, IV ở mẫu phân tích ở các tháng 12, 01, 02 và 03.
Như vậy mùa sinh sản của cá chốt sọc mun ti là thời gian mùa mưa từ tháng 05-10 hàng năm. Trong đó thời gian sinh sản cao từ tháng 07-11, cao nhất vào tháng 08-09.
Kết quả phân tích cũng cho thấy sau khi sinh sản, tuyến sinh dục thường chuyển về giai đoạn VI-III. Có nghĩa là sau khi sinh sản, buồng trứng vẫn còn trứng tích luỹ noãn hoàng. Số trứng này có thể sẽ tiếp tục phát triển và có thể sẽ sinh sản trong thời gian còn lại của mùa sinh sản. Như vậy, cá chốt sọc mun ti có thể là loài cá có khả năng sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản kéo dài. Ở đây chúng tôi chưa giám đưa ra kết luận chắc chắn, vấn đề cần phải được kiểm chứng thêm trong phòng thí nghiệm.
•Đường kính trứng
Kết quả phân tích trứng của các cá thể cá chốt sọc mun ti cái khi buồng trứng của chúng đạt giai đoạn IV chín muồi sinh dục cho thấy trong buồng trứng của cá có rất nhiều nhóm trứng có kích thước khác nhau. Có 03 nhóm trứng có màu sắc rất khác nhau và dễ dàng phân biệt bằng mắt thường hoặc kính lúp. Nhóm thứ nhất có màu hơn trong suốt. Nhóm trứng thứ 02 có màu vàng đậm do tích nhiều noãn hoàng và nhóm thứ 03 có màu vàng nhạt hơn và có kích thước nhỏ hơn.
Kết quả đo đường kính trung bình của 03 nhóm trứng có kích thước lớn nhất là: nhóm thứ nhất có đường kính trung bình là 0,75mm ; nhóm thứ 02 có đường kính trung bình là 0,50 mm; nhóm thứ 03 có đường kính trung bình là 0,41 mm.
Với nhiều nhóm trứng có khích thước khác nhau cùng với việc sau khi sinh sản tuyến sinh dục chuyển về giai đoạn VI-III thì cá chốt sọc mun ti có thể là loài có khả năng sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản.
•Sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối
Kết quả phân tích buồng trứng của 30 cá thể cái khi buồng trứng đạt giai đoạn IV của chu kỳ thành thục sinh dục cho kết quả ở bảng 3.8.
Bảng 3.8 :Chiều dài, khối lượng, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối của cá chốt sọc mun ti khai thác
Chỉ số thống kê Lo (mm) P (g) Pg (g) SSTyĐ SSTgĐ HSCMSD
Nhỏ nhất 120 15,00 0,45 3200 213,33 3,00 Lớn nhất 160 32,46 2,84 20970 6486,25 8,74 Trung bình 137,63 22,41 1,07 8050 359,21 4,77 Độ lệch chuẩn 10,26 4,37 0,73 5151 310,95 4,35
Qua bảng 3.8 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của các chốt sọc mun ti dao động trong khoảng từ 3.200 – 20.970 trứng/cơ thể cái. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 8.050 ± 2.175 trứng/cơ thể cái (nếu mức tin cậy là 95%).
Sức sinh sản tương đối của cá chốt sọc mun ti giao động trong khoảng từ 125,63 – 1.187,43 trứng/g khối lượng cơ thể cái. Sức sinh sản tương đối trung bình là 389,21 ± 131,30 trứng/g khối lượng cơ thể cái (nếu mức tin cậy là 95%).
•Hệ số thành thục của cá
Kết quả cho thấy khối lượng buồng trứng của cá chốt sọc mun ti khi tuyến sinh dục cái đạt giai đoạn IV của chu kỳ chín muồi sinh dục dao động trong khoảng từ 0,45g – 2,84g. Như vậy với một cá thể cái có khối lượng cơ thể trung bình 22,41g thì khối lượng buồng trứng khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV của chu kỳ chín muồi sinh dục là 1,07g.
Với khối lượng tuyến sinh dục và khối lượng cơ thể cá trung bình trình bày ở bảng 23 thì hệ số thành thục sinh dục của cá chốt sọc mun ti là 5,16%. Hệ số thành thục sinh dục giao động trong khoảng từ 1,85 – 15,78%.
• Bãi đẻ của cá chốt sọc mun ti
Cho đến nay thì chưa thấy có nghiên cứu chuyên sâu nào nói đến bãi đẻ của các chốt mun ti. Và hơn nữa những nghiên cứu về cá bột và cá con rất phức tạp và tốn kém. Ở đây chúng tôi chỉ mới quan sát trong các đợt khảo sát thực địa và phỏng vấn ngư dân để xác định bãi đẻ của cá. Chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu để xác định một cách chính xác bãi đẻ của cá.
Qua kết quả khảo sát thực địa cùng với phỏng vấn ngư dân cho thấy bãi đẻ của cá chốt mun ti là các vùng ngập. Đặc biệt là vào thời gian đầu của mùa lũ, khi nước lũ tràn vào các cánh đồng, vùng trũng cũng chính là lúc loài cá này di cư vào và sinh sản.
Cá chốt sọc mun ti thường sinh sản ở những vùng ngập nông, gần bờ nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh và các giá thể thực vật.
Trên sông, kênh rạch, ở vùng ngập gần bờ những nơi có nhiều bụi cây, nhiều giá thể, thực vật thuỷ sinh chính là nơi sống và sinh sản của cá chốt sọc mun ti [50].
Đến mùa sinh sản, cá thường có tập tính lẫn tránh dưới các vùng có giá thể, rể cây, vùng có thực vật thuỷ sinh nhiều và sinh sản.
3.4.3.4. Phân bố
Cá chốt sọc mun ti là loài cá đặc trưng cho khu vực hạ lưu sông Mê Công nên loài cá này thường phân bố ở sông Mê Công và các phụ lưu của nó.
Ở Việt Nam, cá sống ở các sông suối, kênh rạch thuộc các tỉnh Nam Bộ. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, loài cá này phân bố khá nhiều, đặc biệt là các tỉnh nằm ở thượng nguồn của sông Cửu long như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ [8, 9,10]. Cá cũng phân bố ở các sông suối Tây Nguyên [16, 28].
Ở miền Đông Nam Bộ cá cũng phân bố khá nhiều ở hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai. Ở HLSDN, cá phân bố chủ yếu ở các vùng nước ngọt, trên sông Đồng Nai, cá được tìm thấy từ Cát Lái tới đập hồ Trị An, còn trên sông Sài Gòn cá phân bố từ Hóc Môn (một số ít ở các kênh rạch thuộc Q.12) tới đập Dầu Tiếng.
Trên thế giới cá phân bố ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Chưa tìm thấy tài liệu nào công bố loài cá này có ở các khu vực khác.
Ngoài ra trong các hồ chứa như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, Búng Bình Thiên, Láng Sen, v.v. cũng phát hiện thấy cá chốt sọc mun ti.
Nhìn chung cá có thể phân bố ở nhiều loại hình thuỷ vực: từ thuỷ vực có nước chảy khá mảnh như các sông lớn đến các thuỷ vực có nước chảy chậm như các sông nhỏ và các nhánh sông và cả trong các hồ chứa là những nơi có nước chảy rất