0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp về thủ tục giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM (Trang 83 -83 )

6. Kết cấu luận văn

3.2.4. Giải pháp về thủ tục giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau: Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh; Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh; giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường; ít tốn kém nhất. Có nhiều cách thức khác nhau để giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống, trình độ phát triển kinh tế – xã hội mà mỗi quốc gia trên thế giới có các cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh rất khác nhau. Nhìn chung cho đến thời điểm hiện tại, các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm: thương lượng, hoà giải, trọng tài (phi chính phủ) và giải quyết thông qua tòa án. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải có tính linh hoạt, mềm dẻo, bảo đảm tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp, bảo đảm uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên, tuy nhiên do phương thức này có những hạn chế, sự thành công của quá trình

82

giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp; việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành mà không có cơ chế pháp lý bảo đảm thi hành. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra, sau khi đã tự thương lượng, hòa giải không thành, các bên liên quan lại lựa chọn phương thức giải quyết có tính ràng buộc trách nhiệm cao hơn là Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định, cụ thể đó là những nguyên tắc cơ bản; trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tại tòa án, thi hành bản án, quyết định của tòa án; quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan,… Đây chính là thủ tục tố tụng tòa án. Ở hầu hết các quốc gia, cùng với việc ban hành những đạo luật về nội dung, Nhà nước cũng ban hành những quy định về thủ tục tố tụng để tòa án giải quyết các tranh chấp kinh doanh. Như vậy, tố tụng tòa án chính là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết các tranh chấp kinh doanh bằng tòa án. Thực tiễn pháp luật tố tụng của các nước cho thấy, tố tụng tòa án đều có chung một số đặc điểm cơ bản sau :

Ở hầu hết các nước trên thế giới, thủ tục tố tụng tòa án áp dụng cho các tranh chấp trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: Về Hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng, … Do vậy, ở các quốc gia này người ta không hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong kinh doanh mà chỉ có luật về tố tụng dân sự. Ví dụ : Ở Cộng hoà Liên bang Đức, Luật Tố tụng đối với các vụ án dân sự và thương mại được quy định thống nhất trong Bộ luật Tố

83

tụng dân sự; ở Pháp, Anh và Mỹ các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đều được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tố tụng Tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa án – một cơ quan Nhà nước, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai trò là cơ quan bảo vệ pháp luật. Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án rất chặt chẽ, rất phức tạp và không thể thay đổi được. Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án được công bố rộng rãi.

Ở các nước khác trên thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM được lựa chọn hàng đầu so với phương thức giải quyết bằng Tòa án. Các trọng viên trong Hội đồng trọng tài có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính, lĩnh vực pháp lý, thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng, không phải trải qua nhiều cấp giải quyết, phán quyết được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước, vừa giữ được bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trong tranh chấp. Mặc dù, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu thế và hiệu quả hơn so với phương thức Tòa án, nhưng trong thực tiễn, hầu hết các bên tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng đều lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án. Song, các Thẩm phán ở Việt Nam chỉ mới được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành luật mà không được đào tạo về chuyên môn kinh tế - tài chính nên họ gặp hạn chế khi tiếp cận các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại. Sự hạn chế này dẫn đến khả năng đánh giá một vụ việc tranh chấp có liên quan đến lĩnh vực cấp tín dụng của cán bộ Tòa án nhiều khi không toàn diện, phán quyết của Tòa không phản ánh được hiện thực khách quan và do đó, không thể giải quyết tranh chấp một cách triệt để. Bởi những hạn chế trên nên, hầu như các vụ án kinh doanh thương mại thường bị giải quyết quá hạn, thậm chí có nhiều vụ án Tòa án giải quyết hơn 4 năm vẫn chưa xong, do trải qua nhiều cấp xét xử, án hủy giao về cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu do có vi phạm nghiêm trọng về nội dung hoặc thủ

84

tục tố tụng làm cho vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh bình thường của các bên tranh chấp. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì việc cần làm trước hết là bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế và kinh nghiệm xét xử cho các Thẩm phán, cán bộ Tòa án. [5]

Nghiên cứu xây dựng đề án về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án vừa đảm bảo thủ tục luật định vừa phù hợp với tính chất của loại tranh chấp này như hình thức tổ chức phiên toà theo hướng hội nghị bàn tròn và tiến hành tranh tụng với các bên tham gia để hạn chế bớt tâm lý nặng nề; đảm bảo bí mật trong kinh doanh; khi các bên yêu cầu và Toà án xét thấy hợp lý có thể hạn chế số lượng người tham gia phiên toà.

3.2.5. Một số giải pháp, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Để hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh về mặt pháp lý, cũng như về thông tin vừa là đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng vừa giúp cho các ngân hàng hạn chế rủi ro do tâm lý chủ quan, Ngân hàng Nhà nước cần:

- Sơ kết triển khai thực hiện Thông tư 28 từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư 28 cho phù hợp nhu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tổ chức cán bộ pháp chế ngân hàng, nhằm tuyên truyền, phổ biến và giải thích những vấn đề các tổ chức tín dụng gặp khó khăn khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; đảm bảo mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngân hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình thu thập và xử lý thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các TCTD của Trung tâm tín dụng thuộc NHNN.

- Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Xây dựng Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm để Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần

85

thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định pháp luật trong hoạt động của các TCTD. Hiện đại hóa và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng: Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Đào tạo đội ngũ giám sát có chuyên môn và đội ngũ kế cận theo hướng: NHNN cần có một chuyên gia tư vấn thường trú có kinh nghiệm để hướng dẫn và đào tạo trực tiếp cho các cán bộ thanh tra tại chỗ và các cán bộ phân tích từ xa; phát triển một chương trình chuẩn về đào tạo, cấp chứng chỉ và đánh giá cán bộ; việc đào tạo tại các chi nhánh cần nhận được sự chú ý đặc biệt ngay từ đầu; bố trí việc hợp tác đào tạo và đào tạo ở nước ngoài với mục tiêu xác đáng và rõ ràng. Ngoài ra cần phải đảm bảo chất lượng đào tạo, công tác đào tạo cán bộ thanh tra về ngân hàng cần phải được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính phù hợp.

86

KẾT LUẬN

Tuy ra đời không lâu nhưng hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã phát triển rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực, có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động nghiệp vụ này là không chỉ là công cụ tiện ích được sử dụng rộng rãi để trợ giúp các giao dịch kinh tế, tạo động lực để các doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời tạo nền tảng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất, hợp tác với các đối tác nước ngoài khác, mà còn là hoạt động dịch vụ mang lại hiệu quả thiết thực, lợi ích kinh tế cho sự phát triển của ngành ngân hàng. Song các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn bất cập, quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, tiềm ẩn những nguyên nhân phát sinh tranh chấp, cùng với đó là khả năng vận dụng hoạt động dịch vụ này của các doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều lúng túng dẫn đến tình trạng từ chối gọi bảo lãnh và các tranh chấp liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, các phương thức giải quyết tranh chấp vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tranh chấp về hoạt động bảo lãnh, đồng thời việc kéo dài thời gian tranh chấp đã và đang gây ra những hệ lụy đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, nền kinh tế, xã hội và sự an toàn của toàn hệ thống tín dụng.

Trên cơ sở thực tiễn và thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam, có thể nhận thấy yêu cầu cấp bách đối với việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam.

Các quy định này phải đảm bảo tương thích với các thông lệ quốc tế như Quy tắc chung của phòng thương mại Quốc tế (ICC), đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, vừa bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp nếu có phát sinh. Ngoài ra, chú trọng đến việc hướng dẫn các bên tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp

87

bằng Trọng tài thương mại, đây là phương thức giải quyết tranh chấp vừa hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, vừa phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện yếu tố con người cho hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cũng chính là biện pháp để nâng cao tính hiệu quả của những phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Mặc dù đã có những cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, song luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm, tài liệu tham khảo…, do đó em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban biên dịch G.B.S (2006), Kỹ năng thương lượng (Negotiation), Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

2. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 29 /11/2006 về giao dịch đảm bảo đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012.

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

4. Francis Lemeunier (tiếng việt) (1993), “Nguyên lý thực hành luật thương mại”, Luật Kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Hoàng Thanh Thúy (2010), Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ

hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (2013), Đặc sang Tuyên truyền pháp luật số 07/2013 về chủ đề Trọng tài thương mại và pháp

luật về trọng tài thương mại.

7. Kỹ năng hành nghề luật sư- Tập III- Hợp đồng và tư vấn hợp đồng, Học viện tư pháp

8. Kỷ yếu hội thảo giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản doanh nghiệp. 9. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày

26/06/2006 Ngân hàng Nhà nước về Quy chế bảo lãnh ngân hàng.

10. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước.

11. Ngô Thế Lập (2009), Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phạm Hữu Nghị, “Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản doanh nghiệp, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (leres), Trường đại học Khoa

89

học xã hội và nhân văn, dưới sự tài trợ của Konrad- Adenauer- Stifftung, Nxb Giao thông vận tải, 2000, tr. 73.

13. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

14. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM (Trang 83 -83 )

×