Giải quyết tranh chấp và sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp phát sinh từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam (Trang 25)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3.Giải quyết tranh chấp và sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp phát sinh từ

sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng được hiểu là các hình thức, các phương pháp, nguyên tắc, thủ tục nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tranh chấp. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh này mang ý nghĩa quan trọng: Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật; bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể tranh chấp.

Sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động BLNH

Trong những năm gần đây, hoạt động BLNH đang diễn ra sôi động trên nhiều lĩnh vực khác nhau mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó tình trạng bảo lãnh tràn lan, kém hiệu quả đã gây ra không ít hậu quả xấu cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, TCTD thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là các trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, do đó hoạt động bảo lãnh cũng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, tổn thất là rất đa dạng, bên cạnh đó, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn bất cập, quy định chưa đầy đủ, rõ ràng như: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, quy trình cấp hợp đồng cấp bảo lãnh chưa chặt chẽ, thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của bên trong quan hệ bảo lãnh, điều kiện gọi bảo lãnh... Chính những hạn chế, bất cập, không rõ ràng này đã tiềm ẩn những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật bảo lãnh ngân hàng.

24

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi xuất hiện rủi ro Nhà nước luôn có sự can thiệp kịp thời thông qua các biện pháp hành chính, do đó rủi ro ít gây ra hậu quả xấu. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thoát khỏi sự bao cấp của Nhà nước, đồng thời dưới tác động của các quy luật cạnh tranh thì tranh chấp nảy sinh trong các quan hệ kinh tế là một điều tất yếu; bên cạnh đó, hàng loạt các hiện tượng như phá sản, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp như là một trong những hệ quả tất yếu khó tránh khỏi đã làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Mặt khác do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng và khả năng phản ứng dây chuyền nếu để xảy ra rủi ro trong bảo lãnh thì hậu qủa xấu xảy ra cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng khó có thể lường trước.

Cũng giống như các quan hệ kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường, khi tham gia vào hoạt động bảo lãnh ngân hàng mỗi bên đều có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Do vậy việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên là vấn đề mấu chốt cho việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào họ cũng thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết từ đó làm phát sinh tranh chấp. Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan trong bảo lãnh ngân hàng. Các doanh nghiệp không mong đợi tranh chấp vì nó gây tổn thất cho họ, song trong nền kinh tế thị trường với sự đa dạng của các chủ thể và các loại hình kinh doanh như hiện nay thì tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Không phải trong mọi trường hợp tranh chấp các bên đều có thể tự giải quyết được thông qua con đường thương lượng, hòa giải. Để tránh tình trạng vi phạm kéo dài gây hậu quả xấu trực tiếp tới quyền lợi của các bên, đồng thời kịp thời ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra cần có những quy phạm pháp luật thống nhất điều chỉnh hoạt động này.

Chính vì những lý do trên nên giải quyết tranh chấp bảo lãnh ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Một phương thức giải quyết hiệu quả luôn là ưu tiên lựa chọn số một, bởi: Thứ nhất, nó xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế; Thứ hai: xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng,

25

nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng; Thứ ba, nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng.

1.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.3.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh về bảo lãnh ngân hàng:

Khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng, các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng, các quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện các hoạt động theo những trình tự, thủ tục được quy định.

Bảo lãnh ngân hàng cũng là quan hệ pháp luật dân sự, do đó thủ tục giải quyết tranh chấp bảo lãnh ngân hàng cũng bao gồm những thủ tục như đối với giải quyết tranh chấp về dân sự, đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án.

Như vậy, pháp luật về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng là “tập hợp các quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật liên quan nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tranh chấp; đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật; đảm bảo các phán quyết của Trọng tài thương mại, Toà án được thực thi một cách nghiêm chỉnh đúng pháp luật; đồng thời, bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ

thể tranh chấp”.

1.3.2. Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng:

1.3.2.1. Về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp:

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thƣơng mại:

Thẩm quyền theo vụ việc: Các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động bảo lãnh ngân hàng là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nên

26

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại nếu các bên có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước (thỏa thuận điều khoản trọng tài giải quyết ngay hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng) hoặc sau khi xảy ra tranh chấp; trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác [18, Điều 5]. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền của trọng tài. Một khi các bên đã đồng ý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì Tòa án không còn thẩm quyền nữa và phải từ chối thụ lý vụ án khi một bên khởi kiện tại tòa, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được [18, Điều 6]. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Trung tâm trọng tài, Trọng tài viên để giải quyết.

Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn theo lãnh thổ, do đó các bên tranh chấp có thể lựa chọn bất kỳ tổ chức hoặc hội đồng trọng tài nào mình thấy phù hợp, có thể là ở Việt Nam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Cần Thơ) hoặc nước ngoài... Địa điểm diễn ra tố tụng trọng tài cũng hoàn toàn do các bên lựa chọn và có thể nằm ở bất kỳ đâu dù là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Về thẩm quyền vụ việc: Các tranh chấp bảo lãnh ngân hàng là tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại, hầu hết các bên tranh chấp có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận nên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Kinh tế - Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân theo quy định tại Điểm m, Khoản 1, Điều 29 BLTTDS.

27

Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Ở Việt Nam có hai cấp Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm là Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh. Tòa án cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM thuộc Khoản l, Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án cấp tỉnh: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án còn lại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Khi cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. [14, Điều 33]

Về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: Tòa án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan tổ chức). Để đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên, pháp luật tố tụng còn quy định các bên có tranh chấp cũng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết vụ án. Trường hợp vụ án liên quan đến bất động sản thì chỉ Toà án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết [14, Điều 35]. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết trong một số trường hợp tại Điều 36 BLTTDS.

1.3.2.2. Các nguyên tắc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động BLNH có yếu tố nước ngoài:

Quan hệ BLNH có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh trong hoạt động BLNH có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [13, Điều 758]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động BLNH có yếu tố nước ngoài thì nguyên tắc áp dụng pháp luật được thực hiện theo Điều 759 BLDS. Theo đó thì các nguyên tắc áp dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau:

28

a) Quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

b) Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

c) Trong trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam. Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của BLDS và các văn bản pháp luật Việt Nam khác

d) Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được BLDS, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, các nguyên tắc áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp còn căn cứ vào các quy định tại Khoản 1, Điều 769 BLDS: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác. Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Việt Nam”.

1.3.2.3. Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

29

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của các phương thức để có quyết định hợp lý.

Tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, vì vậy giải quyết tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cần thực hiện những nguyên tắc đã được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm: i) Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự:

Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng các bên được tự do xác lập quan hệ bảo lãnh thì khi có vi phạm hoặc phát sinh tranh chấp, các chủ thể cũng hoàn toàn có thể tự mình thương lượng giải quyết tranh chấp, quyết định những nội dung đã được xác lập trước đó.

Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam định ra nguyên tắc: “Quyền tự do cam kết thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” (Điều 4). Tiếp đó Bộ luật này quy định cụ thể hơn “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” [13, Điều 389, Khoản 1].

Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng có nguyên tắc: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó [16, Điều 11, Khoản 1].

Việc pháp luật tố tụng dân sự, Luật Thương mại đã ghi nhận quyền tự định

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam (Trang 25)