6. Kết cấu luận văn
3.2.1. Về chủ thể giải quyết trong quan hệ pháp luật bảo lãnh ngân hàng
Trên cơ sở thực tiễn và thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã được đề cập ở Chương 2, ngoài những hạn chế, bất cập, không rõ ràng của các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng là những nguyên nhân tiềm ẩn bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật bảo lãnh ngân hàng, mà nguyên nhân còn phát sinh từ phía các chủ thể trong quan hệ pháp luật bảo lãnh ngân hàng bởi:
Một là, sự thiếu chặt chẽ trong xây dựng nội dung hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh trong khi đó quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh được ghi nhận chủ yếu tại hợp đồng, từ đó nội dung hợp đồng không rõ ràng, thiếu các quy định về điều kiện gọi bảo lãnh thì sẽ nảy sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện.
69
Hai là, về bên bảo lãnh: Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng còn buông lỏng nên không kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm của cán bộ mình; sự hạn chế về năng lực thẩm định dự án trước khi cấp bảo lãnh từ đó cấp bảo lãnh tràn lang, không có khả thi, chứa đựng nhiều rủi ro.
Ba là, bên nhận bảo lãnh chủ quan hoặc không có điều kiện để kiểm tra tính hợp pháp của các chứng thư bảo lãnh.
Chính vì những lý do trên nên cần phải có giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp từ các chủ thể trong quan hệ pháp luật bảo lãnh ngân hàng:
Thứ nhất, Bên bảo lãnh:
Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần ban hành quy trình cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng thật chặt chẽ, đúng thủ tục, xây dựng nội dung hợp đồng cấp bão lãnh, cam kết bảo lãnh đúng quy định, rõ ràng, hạn chế các điều kiện làm phát sinh tranh chấp trong thực tế như điều kiện gọi bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, tăng cường áp dụng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh; nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Về nâng cao chất lượng thẩm định: Trong thời gian tới, hoạt động bảo lãnh ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực cần bảo lãnh, vì lẽ đó trình độ thẩm định dự án là một thách thức lớn đối với các TCTD. Trong khi đó lực lượng cán bộ về bảo lãnh vẫn chưa đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm thẩm định các dự án. Người thẩm định dự án cần phải biết kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin nhận được, sau đó xử lý các thông tin đó để phân tích, đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh, qua đó hạn chế được phần lớn rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trong quá trình thẩm định, các điều kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ tín dụng cần phải xem xét, kiểm tra và đánh giá đúng đó là: Tư cách pháp nhân; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp; khả năng về tài chính, tài sản thế chấp; hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh. Từ đó, cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước được các
70
yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian bảo lãnh, kết hợp với phòng quản lý rủi ro có những giải pháp kịp thời để hạn chế được tối đa thiệt hại cho các bên. Bên cạnh đó thì nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính kinh tế cũng như pháp lý của quá trình thẩm định.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý: Hoạt động bảo lãnh là một hoạt động có rất nhiều rủi ro: như rủi ro chứng từ giả, rủi ro về giá khách hàng không có khả năng thanh toán … Vì vậy, ngân hàng cần phải tổ chức kiểm tra lại tất cả các món bảo lãnh hiện hành, hoàn chỉnh lại hồ sơ, đánh giá tiến độ thực hiện hợp đồng, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là phải tiến hành quản lý chặt chẽ đống với những món bảo lãnh mở L/C xuất, nhập khẩu. Để hạn chế tối đa những rủi ro dẫn đến ngân hàng phải thanh toán thay cho doanh nghiệp trong khi doanh nợ của doanh nghiệp ngày một nhiều và khả năng hoàn trả lại khó khăn. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng thì còn cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh và có trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và cá nhân.
Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần triển khai dịch vụ tra cứu thông tin chứng thư bảo lãnh trực tuyến: Các bên thụ hưởng bảo lãnh do một ngân hàng phát hành chỉ cần truy cập website là có thể tra cứu được chứng thư bảo lãnh trực tuyến và đối chiếu, xác thực với chứng thư bảo lãnh đã được ngân hàng phát hành. Việc tra cứu chứng thư bảo lãnh qua mạng này giúp bên thụ hưởng tránh xảy ra rủi ro, tranh chấp liên quan đến dịch vụ bảo lãnh.
Thứ hai, Bên nhận bảo lãnh:
Trước khi nhận bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh cần phải kiểm tra kỹ tính hợp pháp của chứng thư bảo lãnh để tránh trường hợp chứng thư bảo lãnh giả mạo, ký sai thẩm quyền như thực hiện dịch vụ tra cứu thông tin chứng thư bảo lãnh trực tuyến; xem xét các điều kiện bảo lãnh của chứng thư bảo lãnh để tránh các tranh
71
chấp có thể xảy ra khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với mình.