THẤT THOÁT DO PHI HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GÂY RA
Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của
từng nông hộ và phần năng suất bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần
kém hiệu quả này có thể do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc nông dược, giống…) chưa hợp lý, chưa đúng kỹ thuật và do các yếu tố
khách quan không kiểm soát được như: sâu bệnh, thời tiết, thiên tai… Phần năng
57
Bảng 4.4 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật
Mức phi hiệu quả
(%)
Năng suất thực tế
(kg)
Năng suất tối ưu
(kg)
Năng suất mất đi
(kg) 0 - 10 710.649 749.515 38.866 10 - 20 643.000 749.524 106.523 20 - 30 579.830 761.501 181.671 30 - 40 478.38 709.477 231.097 40 - 50 385,80 653,32 267,52 >50 0 0 0 Trung bình 645.471 749.177 103.706
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013
Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy sự thất thoát do phần kém hiệu quả trong
sản xuất gây ra là khá lớn, trung bình trong vụ Hè Thu này các hộ trong mẫu điều
tra mất khoảng 103.706 kg/1.000m2 sản lượng lúa, đây là khoản thất thoát lớn,
con số này cho ta thấy được tầm quan trong của hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất,
từ đây các hộ trồng lúa sẽ rút kinh nghiệm và áp dụng hiệu quả hơn các kỹ thuật
trồng lúa và những kết hiệu quả các yếu tố đầu vào để đạt năng suất tối ưu, giảm
bớt những thất thoát không đáng của phi hiệu quả kỹ thuật gây ra trong quá trình sản xuất lúa.
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẢN XUẤT LÚA CHO BÀ CON NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG TÂN LỘC
Về khâu kỹ thuật sản xuất
Như phần kết quả ước lượng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy
trong vụ Hè Thu việc tăng lượng phân đạm nguyên chất sẽ giúp tăng năng suất.
58
quá trình sản xuất sẽ năng cao năng suất sản lượng đầu ra để đạt năng suất tối ưu.
Trình độ học vấn của nông hộ cũng đống góp tích cực vào việc tăng năng suất
nông hộ nên trao dồi học tập nhiều hơn để năng cao trình độ học vấn sẽ góp phần làm tăng năng suất, ngoài ra việc hộc tập và có trình độ học vấn càng cao sẽ giúp
nông hộ dể dàng tiếp thu những kỹ thuật được tập huấn và áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn góp phần tăng năng suất lúa đầu ra. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào việc làm tăng hiệu quả kỹ thuật nông hộ đạt mức tối ưu.
Ngoài ra nông hộ nên áp dụng hiệu quả hơn chương trình “3 giảm 3 tăng”
kỹ thuật IPM, nhằm giảm các loại chi phí đầu vào như thuốc nông dược, lượng
phân kali, phân lân, giống gieo sạ… giảm được các khoản chi phí đầu vào này nông hộ có thể tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Và việc áp dụng hiệu quả
tập huấn kỹ thuật sẽ giúp nông hộ tăng chất lượng nông sản và giảm các dịch bện
sâu hại trong sản xuất lúa.
Nông hộ nên áp dụng phương tiện cơ giới vào trong sản xuất sẽ góp phần
làm giảm công lao động gia đình giảm bớt chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh
tế hộ.
Về khâu tiêu thụ sản phẩm
Cần có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm, vì hiện nay lúc thu hoạch rộ
nông dân bị thương lái ép giá, giá rẻ dẫn đến việc nhiều nông hộ thu lợi nhuận
thấp, có hộ hòa vốn và cũng có hộ bị thua lỗ.
Nông dân cần liên kết lại để không bị thương lái ép giá, tuy vậy việc liên kết cần có sự can thiệp từ chính quyền địa phương hổ trợ sẽ đạt hiệu quả hơn, vì thực tế việc liên kết này khó thực hiện được nếu không có người lảnh đạo và dẫn
dắt. Cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường đầu ra, tìm kiếm thông tin giá cả nhiều thương lái để bán được giá cao hơn và không bị dư thừa sản phẩm đầu ra.
59
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Từ số liệu thứ cấp do phường Tân Lộc cung cấp về tình hình kinh tế - xã hội và những hướng phát triển, cũng như những chỉ tiêu đặt ra của phường trong
thời gian tới. Phường tập trung đẩy mạnh mô hình vườn cây sinh thái là vùng chủ
lực về dịch vụ này, đẩy mạnh chăn nuôi cá đặc biệt là cá Tra cá Basa vì đây là
nguồn đem đến doanh thu rất cao cho vùng, nên diện tích cho việc chăn nuôi và làm trồng cây ăn trái ngày càng tăng, điều đó có nghĩa đất nông nghiệp sẽ giảm
lại nhưng về năng suất và chất lượng thì không ngừng được cải tiến và năng cao
vì phường vẫn chú trọng về lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và kinh tế vùng. Qua vài năm trở lại đây diện tích lúa ngày càng giảm như năm 2011 là 868,71 ha, năm 2012 là 851,33 ha, đến năm 2013 thì giảm còn 835,81 ha. Tuy vậy việc trồng lúa vẫn thu hút nhiều bà con nông dân vì cũng đem
lại nhiều thu nhập cho nông hộ vào những dịp trúng mùa trúng giá.
Việc trồng lúa của hộ nông dân nơi đây như đã phân tích ở chương 3 cho
thấy, trung bình số người trong hộ gia đình là 4,783 số người nam trung bình tham gia sản xuất là 1,633 và nữ là 1,450 người. Trình độ học vấn của các hộ với
tỷ lệ đi học từ cấp 2 trở lên chiếm 65%, từ cấp 2 trở xuống chiếm 35% đặc biệt là trong các nông hộ không ai không biết chữ điều này góp phần tăng hiệu quả cho
việc sản xuất vì trình độ học vấn giúp nông hộ học hỏi, tiếp thu và áp dụng nhanh
kiến thức khoa học kỹ thuật. Các nông hộ ở địa bàn có bề dầy về kinh nghiệm sản
xuất, trung bình là 21,87 năm kinh nghiệm, trung bình mỗi hộ có khoảng 2,12 người trực tiếp tham gia sản xuất. Với những đặc tính hiện có như trên, phần nào vẫn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất lúa của bà con nông dân.
Trong phần phân tích ở chương 3, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong
60
lần lượt là 28,96% và 26,11% trong tổng chi phí. Còn các chi phí khác chiếm tỷ
trọng nhỏ, trong vụ Hè Thu này trung bình ngày công của hộ nông dân là 1,42 ngày/1.000m2/vụ.
Về phần doanh thu thì vụ Hè Thu đạt trung bình khoảng 3.258.424 đồng/1.000m2, trong đó tổng chi phí cho 1.000m2 đất sản xuất là 1.947.797 đồng, lợi nhuận đạt được 1.310.627 đồng/1.000m2. Đây là khoảng lợi nhuận tương đối ổn định đảm bảo phần nào trong chi phí sinh hoạt của hộ nông dân. Tuy nhiên nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thu hoạch do thiếu lao động; giá
thuốc nông dược, phân bón ngày càng tăng, tình trạng ngập lụt hàng năm, giá đầu
ra bấp bênh, nông hộ thường bị ép giá vào thời điểm thu hoạch rộ, tình trạng thời
tiết ngày càng chuyển biến sấu và khắc nghiệt hơn, sâu bệnh cũng ngày càng phát triển mạnh và kháng thuốc... .
Qua kết quả ước lượng theo phương pháp “khả năng cao nhất” MLE bằng
chương trình FRONTIER 4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa là yếu tố lượng phân đạm nguyên chất, yếu tố này mang hệ số dương có nghĩa khi ta tăng lượng đầu vào này lên 1% thì lượng đầu ra sẽ tăng 0,118% giả định với các yếu tố khác không đổi, nông dân nên bón thêm phân bón có chứa đạm nguyên chất sẽ cho năng suất cao hơn. Ngoài ra còn có yếu tố học vấn trong phần ước lượng phi
hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần làm tăng năng suất, nông hộ nên học tập nhiều hơn, trao dồi thêm kiến thức, nâng cao số năm đi học sẽ cải thiện được năng suất
tốt hơn. Còn các yếu tố đầu vào và các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật khác không
gây ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ nơi đây.
Qua phân tích kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ nơi đây đạt 86,09% đây là mức hiệu quả kỹ thuật khá cao với những kỹ thuật và các yếu tố đầu vào hiện có. Năng suất thực tế trong vụ Hè Thu này đạt được 645,47
kg/1.000m2 nếu hiệu quả kỹ thuật được cải thiện hộ nông dân có thể đạt năng suất
760,60 kg/1.000m2, trong khi đó nông hộ đã bị thất thoát năng suất trung bình trong vụ này khoảng 103,71 kg/1.000m2. Tính tổng tất cả các hộ điều tra trong vụ
61
Hè Thu thì năng suất mất đi trung bình khoảng 1.244,47 kg , năng suất thực tế đạt
7.745,66 kg trong khi đó năng suất có thể của hộ lên đến 8.990,14 kg. sự thất
thoát này do phi hiệu quả kỹ thuật mang lại của hộ nông dân là khá lớn, nông dân nên trao dồi, học hỏi thêm kiến thức trồng lúa cũng như kỹ thuật canh tác nhằm năng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất của mình để tránh việc thất thoát không đáng
có.
5.2 KIẾN NGHỊ
Giải pháp cho nông hộ
Nông hộ nên áp dụng hiệu quả các chương trình tập huấn kỹ thuật vào sản
xuất, học hỏi thêm kiến thức sản xuất từ các phương tiện truyền thông nhằm năng
cao nhận thức về sản xuất lúa để áp dụng đúng liều lượng sử dụng yếu tố đầu vào
như khuyến cáo sẽ góp phần tăng tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế cho
nông hộ.
Trong suốt quá trình sản xuất lúa, nông hộ thường sử dụng lao động nhà là chủ yếu và canh tác thủ công là còn khá nhiều, nông hộ nên áp dụng nhiều, áp dụng có hiệu quả các kỹ thuật canh tác, các phương tiện cơ giới hóa trong sản
xuất nhằm giảm thời gian lao động, chi phí để năng cao sản lượng. Ngoài ra sử
dụng các phương tiện cơ giới trong các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch cũng
như khâu chăm sóc sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và phần nào giải
quyết được tình trạng kháng hiếm lao động trong những thời gian cao điểm.
Do các nông hộ còn chưa liên kết với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm
nên thường xuyên bị thương lái ép giá, hộ nông dân nên liên kết với nhau những
thủa ruộng gần sát nhau, hay những người thân cũng làm lúa để tìm đầu ra, nắm
bắt thông tin thị trường, ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp để đảm bảo đầu
ra tránh bị thương lái ép giá vào thời gian thu hoạch rộ, chủ động hơn trong vấn đề quyết định giá bán. Ngoài ra hộ nông dân còn có thể liên kết với nhau để học
hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm canh tác lúa tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình sản xuất.
62
Giải pháp cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương
Đối với địa phuơng nên đẩy mạnh hơn các buổi tập huấn kỹ thuật cho
nông hộ, gắn kết với các công ty tập đoàn phân, thuốc nông dược tạo nhiều buổi
hội thảo giúp nông hộhiểu sâu và áp dụng đúng các kỹ thuật canh tác cũng như
những kỹ thuật bón phân phun thuốc đảm bảo sức khỏe cho hộ nông dân, hướng
dẫn và tuyên truyền cho nông dân về tiêu chuẩn việt GAP nhằm hướng nông dân sản xuất lúa hiệu quả về số lượng cũng như chất lượng và tăng khả năng suất
khẩu cho sản lượng lúa ở địa phương.
Thành lập các tổ hợp tác để liên kết nông dân lại, góp phần nâng cao hiệu
quả kỹ thuật, tạo nên sản phẩm có chất lượng nâng cao giá bán. Cũng thuận tiện hơn trong vấn đề điều tra và theo dõi tình hình sản xuất của nông hộ, từ đó đề ra
chính sách kịp thời cho từng giai đoạn sản xuất lúa của hộ nông dân.
Địa phương cũng liên kết với các trung tâm giống, các doanh nghiệp thu
mua sản phẩm nhằm tạo điều thuận lợi trong khâu đầu vào và đầu ra cho hộ nông dân. Tránh việc bán mất giá và tồn động nhiều làm tăng chi phí bảo quản và giảm
thất thoát cho nông hộ. Ngoài ra địa phương nên thành lập quỷ hộ trợ nông nghiệp khi nông hộ gập thiên tai dịch bệnh trong quá trình sản xuất.
Giải pháp đối với nhà khoa học
Nên nghiên cứu chế tạo các lọai máy móc, cơ giới hóa trong các khâu sản
xuất nông nghiệp của hộ nông dân, không ngừng nâng cấp cải tiến các sản phẩm
cho phù hợp với mọi loại hình đất đai, thời tiết và thuận tiện hơn cho hộ nông dân việc trong sử dụng.
Nghiên cứu những mô hình sản xuất cho hiệu quả cao, các loại thuốc ít gây độc hại cho người và môi trường, nghiên cứu chế tạo các loại thuốc cho hiệu
63
Nghiên cứu phát triển các loại giống kháng được nhiều sâu bệnh, chịu được thời tiết khắc nghiệt và phù hợp với nhiều loại đât canh tác, đặc biệt cho năng suất cao và chất lượng.
Giải pháp đối với các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên liên kết với nông dân, liên kết với địa phương để thu
mua lúa cho hộ nông dân, điều này thuận tiện trong vấn đề thu gom lúa, cũng như
giá cả thông qua các bản hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng lúa
giảm bớt tình trạng ép giá của thương lái khi mua lúa, cũng là giảm bớt sự kiệt
quệ về khả năng sản xuất của nông hộ. Tăng cường xuất khẩu hàng hóa nhằm
nâng cao giá bán lúa gạo, tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và cả nông dân sản