Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường tân lộc quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 26)

3.1.1 Vị trí địa lý

3.1.1.1 Vị trí địa lý và các cấp hành chính

Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phườnglà 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã.

Quận Thốt Nốt là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ. Quận Thốt Nốt nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Cần Thơ, lãnh thổ bao

gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên Sông Hậu. Quận

Thốt Nốt được xem là Quận có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch

sinh thái

Quận ở phía Đông Bắc của thành phố Cần Thơ; Bắc giáp thành phố Long

Xuyên, tỉnh An Giang; Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ; Tây giáp huyện

Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp.

Về hành chánh, quận bao gồm 9 phường: Thới Thuận, Thuận An, Thốt

Nốt, Thạnh Hòa, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc.

Cù lao Tân Lộc nằm trên sông Hậu, thuộc phường Tân Lộc, huyện Thốt

Nốt, thành phố Cần Thơ, diện tích tự nhiên 3.260 ha, có chiều dài trên 20km, chiều rộng khoãng 3-4km, Phường cù lao Tân Lộc có hình dạng giống hình thoi nằm trên sông Hậu. Phường Tân Lộc được bao phủ xung quanh là nước vì nằm

giữa sông hậu, chủ yếu là đất phù sa bồi đấp, hiện tại Tân Lộc có 7 khu vực KV

Long Châu, KV Lân Thạnh (I, II), KV Tân An, KV Trường Thọ (I, II), KV Phước Lộc, KV Đông Bình, KV Tân Mỹ. Cách nội ô thành phố Cần Thơ 40 km,

18

đi theo tuyến đường bộ hay đường thủy đều thuận tiện Nếu là đường bộ, từ đường

3/2, theo quốc lộ 91 đến quận Thốt Nốt, rồi đi đò sang Tân Lộc. Nếu là đường

thủy, bắt đầu khởi hành từ bến tàu du lịch Cần Thơ ngược dòng sông Hậu về hướng Long Xuyên, xuôi qua vùng đất Ô Môn là đến cù lao Tân Lộc.

3.1.1.2 Lịch sử hình thành

Từ xưa, người ta gọi cù lao Tân Lộc là Cồn Cát, bởi nó hình thành do phù sa trên sông Hậu bồi lắng tạo nên. Tuy nhiên, không ai xác định cù lao Tân Lộc

có từ năm nào, chỉ biết cù lao đã được hình thành gần 300 năm, người dân các

vùng lân cận đến khai khẩn đất hoang và định cư sống khoảng 150 năm. Trong

quá tình hình thành, mỗi tên gọi của cù lao phản ánh một giai đoạn phát triển. Từ

những năm 1980 cù lao Tân Lộc có tên là “Hòn đảo ngọt” vì cù lao này rất giàu có với nghề trồng mía, nấu đường. Những năm 1993-1994, cù lao Tân Lộc có đến 248 cơ sở nấu đường và 150 lò nấu rượu mật, sau khi các nhà máy đường ra đời với máy móc hiện đại thì các chủ lò đường làm theo phương pháp thủ công đã chuyển sang nghề nuôi cá bè, cù lao lại được đổi tên là “cù lao cá”. Cho đến khi người dân biết kết hợp trồng cây ăn trái với du lịch sinh thái thì cái tên cù lao Tân Lộc bắt đầu được nhiều người biết đến.

3.1.2 Tài nguyên khoáng sản

3.1.2.1 Khí hậu

Cù lao Tân Lộc là vùng đất thuộc thành phố Cần Thơ nên chịu ảnh hưởng

của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh.Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm

khoảng 2.249,2 giờ, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 mm. Độ ẩm trung bình

năm dao động từ 82 - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi

thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa

19

Các lợi thế về đất đai cũng như khí hậu ở Cù Lao Tân Lộc rất thuận lợi cho

sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao không riêng đối với cây ăn trái, với nhiều

chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ

cấu sản xuất. Tuy nhiên mùa mưathường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới

khoảng 50% diện tích lãnh thỗ, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các

mùa của sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2 Đất đai, thổ nhưỡng

Do thuộc ĐBSCL nên đất cù lao Tân Lộc thuộc loại đất phù sa do sông Hậu bồi đấp. Đất điển hình có màu nâu, thành phần cơ giới từ trung bình đến

nặng (thịt sét), đất thường hơi chua, mùn đạm trung bình, lượng Kali cao. Đây là

loại đất phì nhiêu rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, hoa màu, đặc biệt là lúa và ngô.

3.1.3 Kinh tế - văn hóa xã hội.

3.1.3.1 Kinh tế

Kết quả 6 tháng đầu năm 2013. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản đạt

321,95 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 2,37% đạt 48,62% so với kế hoạch). Giá trị

sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 35,82 tỷ đồng (tăng 7,02% so với

cùng kỳ, đạt 43,44% so với kế hoạch). Tổng doanh thu hàng hóa và bán lẻ và các dịch vụ ước đạt 247,34 tỷ đồng (tăng 12,14% so với cùng kỳ, đạt 51,26% so với

kế hoạch). Tổ chức cho hộ nông dân về chuyển giao khoa học kỹ thuật được 14

20

Bảng 3.1 Tỷ trọng đóng góp của các ngành ở phường Tân Lộc từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013. 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngành hàng Đóng góp (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Đóng góp (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Đóng góp (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nông nghiệp – thủy sản 361,57 83,05 397,38 54,50 321,95 53,21 Nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 34,98 8,03 42,81 5,87 35,82 5,92 Hàng hóa và bán lẻ và các dịch vụ 38,8 8,94 288,9 39,63 247,34 40,88 Tổng 435,35 100,00 729.09 100,00 605,11 100,00

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội phường Tân Lộc

Qua bảng 3.1 ta thấy sự thay đổi tỷ trọng các ngành thay đổi khá lớn. Năm

2011 tỷ trọng đóng góp dịch vụ - bán lẻ là 8,94% một tỷ lệ khá nhỏ, qua đến năm

2012 tỷ rọng đạt tới 39,63% và 6 tháng năm 2013 là 40,88%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp- thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cụ thể 2011 đạt

361,57 chiếm tỷ trọng 83,05, qua đến năm 2012 tỷ trọng này đã giảm đáng kể chỉ

còn 54,5% giảm đến gần 30% so với năm trước, vào giai đoạn 6 tháng đầu năm

21

nhất trong đóng góp kinh tế của địa phương, chỉ đạt 8,03% năm 2011, giảm còn

5,87% năm 2012 và 5,92% 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung phường Tân Lộc đã chuyển tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp và dịch vụ bán lẻ thay đổi rất tốt, nâng tỷ trọng ngành dịch vụ bán lẻ lên đến 247,34 tỷ đồng 6

tháng đầu năm 2013. Một con số khá cao, phường Tân Lộc đang dần chuyển hướng tập trung phát triển dịch vụ bán lẻ, là trung tâm du lịch của quận Thốt Nốt.

Dịch vụ du lịch

Thương mại dịch vụ phát triển khá, ngày càng đa dạng các loại hình. Các nghề buôn bán lẻ các mặt hàng thiết yếu, ăn uống nước giải khát có số hộ tham gia ngày càng tăng nâng tổng số hộ đến nay trong toàn phường là 1.618 hộ với 4.124 lao động. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 247,34

tỷ đồng.

Cù lao Tân Lộc là nơi có rất nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Do có địa thế đẹp nhất trong toàn quận Thốt Nốt, có các mô

hình du lich vườn cây ăn trái chào đoán khách du lịch trong và ngoài nước vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, đem lại lợi nhuận rất cao cho nông dân

làm vườn và đóng góp rất lớn vào kinh tế của vùng. Ngoài ra Tân Lộc còn tồn tại

khoảng chục ngôi nhà cổ, rất có giá trị và luôn được bảo tồn.

Thành phố Cần Thơ đang có dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Cù lao Tân Lộc. Mục tiêu của dự án là xây dựng khu du lịch sinh thái và các loại hình dịch vụ kèm theo nhằm phục vụ cho khách trong và ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư dự kiến là 20 triệu USD. Không chỉ là du lịch, dự án còn hình thành vùng cây

ăn quả đặc sản có giá trị, bảo tồn giống cây quý hiếm trong môi trường phát triển

sinh thái bền vững cho vùng đất cù lao này. Và dịch vụ đóng góp 247,34 tỷ đồng vào ngân sách trong 6 tháng đàu năm 2013.

22

Sản xuất nông nghiệp

Cù lao Tân Lộc nằm giữa bốn bề sông nước nên khí hậu mát mẻ quanh năm và chịu ảnh hưởng của lũ, mang theo một lượng lớn phù sa nên đất đai phì nhiêu, màu mỡ và chủ yếu là đát phù sa ngọt, thích hợp cho việc canh tác rau màu nhất là phát triển cây ăn trái nhiệt đới.

Sản xuất lúa: Vụ lúa Đông xuân 2012-2013 xuống giống và thu hoạch dứt

điểm 829,31 ha, năng suất 7,4 tấn/ha, sản lượng 5.971 tấn, so với cùng kỳ giảm

316 tấn. Vụ lúa Hè thu xuống giống với 829,61 ha phát triển tốt, năng suất đạt 4,8

tấn/ha.

Bảng 3.2 Năng suất lúa của phường Tân Lộc qua các năm từ 2011-2013

Năm Đông xuân Hè Thu

2011 7,5 – 7,6 tấn/ha 5,2 – 5,4 tấn/ha

2012 7,4 – 7,6 tấn/ha 4,9 – 5,2 tấn/ha

2013 7,3 – 7,5 tấn/ha 4,7 – 4,9 tấn/ha

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội phường Tân Lộc

Qua kết quả bảng 3.2 ta thấy sản lượng lúa qua các năm đã giảm rõ rệt,

giảm liên tục trong từng vụ mùa canh tác. Vụ Đông Xuân có giảm nhưng số lượng giảm chỉ khoảng 1 tấn/ ha qua các năm, còn vụ Hè Thu thì giảm đáng kể số lượng giảm khoảng 2 tấn/ha qua các năm. Sự sụt giảm này nguyên nhân do diện tích canh tác lúa đã giảm nhiều, thời tiết ngày càng bất lợi hơn do biến đổi khí

hậu toàn cầu.

Về hoa màu: tổng diện tích đã xuống giống màu là 900,51ha, trong đó

830,81 ha Mè và 69,7 ha còn lại là hoa màu khác, năng suất Mè đạt 1,1 tấn/ha so

với cùng kỳ giảm 100kg/ha… Ngoài ra, ở địa phương còn sản xuất rất nhiều hoa màu khác như đậu xanh, đậu nành, đậu trắng, đậu đỏ. Và có nhiều hộ chuyên sản

23

xuất các lọai rau màu như ngò gai, ngò rí, rau muống, rau xà lách, bầu, bí, dưa

leo…cũng tạo công ăn việc làm và đảm bảo khả năng kinh tế, sinh hoạt của hộ.

Về vườn cây ăn trái: vườn cây ăn trái có 452,77 ha, chủ yếu cây Mận

347,11 ha sản lượng thu hoach từ đầu năm 2013 đến nay ước đạt 42.100 tấn trong đó Mận An Phước chiếm 34.200 tấn. Các loại cây khác như là: Xoài, Cam, Quýt, Chôm Chôm, Nhãn, Dâu, mận Hồng Đào Đá, Sầu Riêng, Vú Sữa, Măng Cục,

Sơri, Ổi, Bưởi… Song cây Mận vẫn là cây ăn trái đặc thù kinh tế của vùng, cung cấp cho các khu vực tỉnh thành khác và xuất khẩu. Đây cũng là hình thức dịch vụ

du lịch chính của Tân Lộc “vườn cây sinh thái”. Số hộ hoạt động trong ngành nghề này ngày càng tăng do thu nhập mang lại cao hơn các ngành nông nghiệp

khác.

Về chăn nuôi thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng là 326,08 ha, trong đó

diện tích nuôi cá tra thịt là 284 ha, cá khác là 11 ha, 15,01 treo ao, diện tích ươm

giống là 16,07 ha và 152 bè cá. Tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 20.841 - 43.510 tấn, trog đó cá tra đạt 19.520 tấn. Các loại cá mà người dân thường chăn

nuôi ở đây là cá Điêu Hồng, cá Rô phi, cá Chim, có Lốc, cá Bống Tượng, Ếch, cá Rô đồng…do tình hình xuất khẩu bất ổn làm cho việc chăn nuôi cá của các hộ nơi đây thua lỗ nên không còn khả năng tiếp tục sản xuất trong nghành chăn nuôi này đành phải treo ao, đợi giá bình ổn lại sẽ chăn nuôi tiếp khi hộ còn khả năng kinh

tế, hoặc bán để trả nợ ngân hàng trong việc vay để sản xuất.

Bảng 3.3 Diện tích đất nông nghiệp phường Tân Lộc

Năm Lúa- Màu Vườn Ao nuôi cá

2011 868,71 ha 452,77 ha 310,19 ha

2012 851,33 ha 456,77 ha 312,56 ha

2013 835,81 ha 464,77 ha 326,08 ha

24

Bảng 3.3 thể hiện sự thay đổi diện tích các ngành nông nghiệp của phường

Tân Lộc. Tình hình kinh tế của vùng đang ngày càng phát triển, tăng tỷ trọng dich

vụ du lịch và đặc biệt là du lịch sinh thái vườn cây ăn trái, vì vậy đã có sự chuyển

dịch lớn đất canh tác từ nông nghiệp trồng lúa - màu sang canh tác vườn cây ăn

trái.

Về chăn nuôi gia súc gia cầm: Toàn phường có 1.734 con Heo giảm so với

cùng kỳ năm trước (2012 - 2.225 con), đàn gia cầm 15.581 con gà, vịt, đàn bò 45 con. Các cán bộ y tế đã tiêm phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm với 370 và tiêu

độc 16.200m2 chuồng trại.

Bảng 3.4 Tình hình việc chăn nuôi qua các năm của phường Tân Lộc Động Vật nuôi Đơn vị tính 2011 2012 6 tháng đầu 2013 Heo Con 2.070 2.225 1.734 Gia súc – gia cầm Con 15.470 13.177 15.581 Trân - Bò Con 35 28 45

Nguồn: báo cáo kinh tế xã hội phường Tân Lộc

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động các ngành tiểu thủ công nghiệp như: đan đát, dệt chiếu, các sản

phẩm bằng tre (thúng, bội nhốt gia súc, rổ…). Cơ khí và tiểu thủ công nghiệp

phát triển ổn định, toàn phường có 196 cơ sở và 573 lao động. Những nghề này là những nghề truyền thống “Cha truyền con nối” qua bao thế hệ tại nơi đây, ngoài

ra còn có thêm nghề mới được cấp trên chỉ đạo hướng dẫn người dân sản xuất như kết cườm, thêu tranh.

25

3.1.3.2 Các mãng văn hóa xã hội

Về giáo dục: hiện phường có 2 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 3

trường trung học cơ sở kết hợp tiểu học. Giảm thiểu tỷ lệ trẻ em không được đến trường đến mức thấp nhất, tỷ lệ các em học sinh tốt nghiệp lớp 5 lên lên lớp 6 là

433 em đạt 100% 2012-2013, tốt nghiệp trung học cơ sở 202 em đạt 100%. Học

sinh giỏi cấp quận bậc tiểu học đạt 335 em, bậc trung học cơ sở có 112 em. Học

sinh giởi cấp thành phố bậc tiểu học có 13 em, bậc trung học cơ sở có 36 em. Đặc

biệt có 1 học sinh giỏi cấp quốc gia về giải toán qua mạng. Giáo viên giỏi cấp bậc tiểu học có 59 giáo viên, bậc trung học cơ sở có 19 giáo viên và cấp mẫu giáo là 18 giáo viên. Giáo viên giỏi cấp thành phố bậc tiểu học có 5 giáo viên, cấp trung

học cơ sở có 3 giáo viên. Kết quả công tác vận động xã hội hóa giáo dục năm

2012 – 2013 được 356.083.000 đồng.

Xây dựng kết cấu hạ tầng: hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được

hoàn thiện và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 3.580m tuyến đường giao

thông. Sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường hư hại khoảng 6,4 km lộ chính của phường, xây mới nhiều cầu ván thành cầu bê tông, sữa chữa một số cầu giao

thông quan trọng khác, tốn kinh phí 784.520.000 đồng. Ngoài ra phường còn mở

rộng và nâng cấp các chợ trong khu vực đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân nơi đây.

Về Y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình: phường được công nhận hoàn

thành tốt công tác phòng chống bệnh phong, hoành thành đạt chuẩn quốc gia về y

tế cơ sở và duy trì tốt việc phường, khu vực không có người sinh con thứ 3 trở lên

Một phần của tài liệu hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường tân lộc quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)