Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường tân lộc quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 27)

3.1.2.1 Khí hậu

Cù lao Tân Lộc là vùng đất thuộc thành phố Cần Thơ nên chịu ảnh hưởng

của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh.Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm

khoảng 2.249,2 giờ, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 mm. Độ ẩm trung bình

năm dao động từ 82 - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi

thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa

19

Các lợi thế về đất đai cũng như khí hậu ở Cù Lao Tân Lộc rất thuận lợi cho

sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao không riêng đối với cây ăn trái, với nhiều

chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ

cấu sản xuất. Tuy nhiên mùa mưathường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới

khoảng 50% diện tích lãnh thỗ, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các

mùa của sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2 Đất đai, thổ nhưỡng

Do thuộc ĐBSCL nên đất cù lao Tân Lộc thuộc loại đất phù sa do sông Hậu bồi đấp. Đất điển hình có màu nâu, thành phần cơ giới từ trung bình đến

nặng (thịt sét), đất thường hơi chua, mùn đạm trung bình, lượng Kali cao. Đây là

loại đất phì nhiêu rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, hoa màu, đặc biệt là lúa và ngô.

Một phần của tài liệu hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường tân lộc quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)