Phân tích chi phí, doanh thu và thu nhập của hoạt động sản xuất lúa ở

Một phần của tài liệu hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường tân lộc quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 44)

lúa ở phường Tân Lộc

3.2.2.1 Phân tích chi phí

Để thuận lợi trong việc phân tích chi phí và doanh thu và tìm ra lợi nhuận

ta tính tổng hợp các chi phí đầu vào đã được phân tích ở trên. Tổng chi phí trong

quá trình trồng lúa bao gồm: chi phí thuê lao động, chi phí phân bón, chi phí

thuốc bảo vệ thực vật, chi phí giống, chi phí khác. Các chi phí này rất khác nhau

trong từng loại và trong từng hộ. Tỷ trọng các loại chi phí này được thể hiện trong

bảng sau:

Bảng 3.10 Chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1.000m2 của hộ trồng lúa vụ Hè Thu 2013 Khoản mục Số tiền (Ngàn đồng/1000m2) Tỷ trọng (%) Chi phí phân bón 564,76 28,98 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 508,74 26,11 Chi phí giống 264,9 13,59

Chi phí thuê lao động 365,5 18,76

Chi phí máy mốc 198,86 10,20

Chi phí khác 45,75 2,36

Tổng chi phí 1948,51 100,00

Ngày công lao động gia đình

(ngày/1.0002) 1.408

36

Việc tổng hợp các chi phí đầu vào giúp ta thấy được chi phí nào chiếm

phần quan trọng và từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng các yếu tố đầu vào cho hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận. Theo bảng chi phí sản xuất trung bình cho thấy,

trong các loại chi phí thì chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất. Chiếm 28,98

% tổng chi phí sản xuất, kế tiếp là chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm 26,11 %

tổng chi phí, đến chi phí thuê lao động chiếm 18,76%, chi phí giống chiếm

khoảng 13,59 %, tiếp đến nữa là chi phí máy móc chiếm 10,20% và cuối cùng là các chi phí khác chiếm 2,36%.

Điều này chứng tỏ phân bón, thuốc nông dược và lao động thuê là các yếu

tố đầu vào quan trọng nhất. Do quan niệm lâu nay của người nông dân là phân và thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và lợi nhuận trong hoạt động trồng lúa

nên nông dân rất chú trọng cho 2 khoản này. Để hiểu rỏ hơn cho từng yếu tố đầu

vào, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khoản chi phí sau.

3.2.2.2 Chi phí phân bón

Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng rất cao so với các chi phí đầu vào khác, là một yếu tố đầu vào rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đầu ra cho

nông hộ sản xuất lúa. Nên việc bón loại phân gì, bón bao nhiêu, bón vào thời điểm nào, cách bón phân ra sao là thích hợp nhất thường là do nông hộ dựa theo

kinh nghiệm bản thân.

Theo điều tra thực tế thì nông hộ thường sử dụng các loại phân bón như

sau: NPK (20-20-15) tỷ lệ nguyên chất đạm 20% lân 20% và kali 15%; NPK (16- 16-8) tỷ lệ nguyên chất đạm 16% lân 16% và kali 8%; Urê, còn gọi là phân đạm

hay phân lạnh hàm lượng hoạt chất N chiếm 46%; DAP (18-46-0) theo tỷ lệ hoạt

chất lân chiếm 46% đạm chiếm 18%; Kali muối ớt hàm lượng hoạt chất 60%, Lân

16%.. Khối lượng mỗi loại phân thường được nông hộ mua theo khối lượng bao

50kg.

- Phân đạm (N): là chất tạo hình cho cây, là thành phần chủ yếu của protein. Bón phân đạm thúc đẩy quá trình phát triển của cây, làm cho cây ra nhiều

37

nhánh, nhiều lá, là hạt lúa có kích thước to, màu của cây lúa xanh hơn, lá quang

hợp mạnh hơn tổng hợp nhiều tinh bột cho hạt lúa nặng hạt hơn, làm tăng năng

suất lúa.

- Phân Lân (L): lân đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của cây lúa.

Phân lân làm kích thích sự phát triển của rể cây, làm cho rể ăn sâu vào lòng đất và lan rộng ra chung quanh, tạo điều kiện cho cây chóng được hạn và đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết hạt sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi như:

chống khô hạn, chống rét, chống mưa bão, chịu độ chua của đất, chống một số

loại sâu bệnh hại, ngoài ra phân lân còn tổng hợp chất đạm cho cây.

- Phân Kali (K): giúp quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất làm cây cứng cáp, chống ngã tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra, phân kali còn có tác dụng làm tăng chất lượng nông sản, bón phân kali trong quá trình trồng lúa

giúp hạt lúa sáng chắc hơn, ít lép hơn, thời gian tồn trữ lâu hơn.

Chi phí phân bón là tổng số tiền mà người nông dân bỏ ra mua các loại phân bón để bón cho cây lúa trên phần diện tích canh tác của mình. Theo số liệu điều tra cho thấy, các nông hộ sử dụng lượng phân bón thường cao hơn nhiều so

với mức khuyến cáo. Số lượng các loại phân được sử dụng trong vụ Hè Thu cao

hơn lượng khuyến cáo từ 1 - 2 kg/1.000m2. Cụ thể trong bảng 3.11 ta thấy lượng phân đạm được nông hộ bón trung bình là 10,70 kg cao hơn so với mức khuyến

1,70 kg, kế đến là phân lân được nông dân bón trung bình là 6,88 kg cao hơn mức

khuyến cáo 0,88 kg, còn phân kali thì được bón với liều lượng khá cao đến 6,05

cao mức khuyến cáo đến 2,05 kg, với liều lượng sử dụng phân bón như vậy cho

thấy nông hộ cũng đã áp dụng hiệu quả phương pháp “3 giảm 3 tăng” nhưng riêng phân kali và phân đạm liều lượng sử dụng còn khá cao vượt mức khuyến

cáo, nông hộ nên giảm bớt sử dụng phân kali và đạm để phù hợp với mức khuyến

cáo vì việc sử dụng nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí trong sản xuất, nông hộ

38

Bảng 3.11 Khối lượng N, P, K nguyên chất trung bình trên 1.000m2

Khoản mục Đơn vị tính Lượng sử dụng

thực tế

Lượng khuyến cáo

cho vụ Hè Thu Khối lượng N Kg 10,70 8 – 9 Khối lượng P Kg 6,88 5 – 6 Khối lượng K Kg 6,05 3 – 4 Số lần bón phân Lần/vụ 4 – 5 Thời gian bón phân Giờ/1,000m2 0,39 – 0,58

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Nông hộ thường bón phân theo kinh nghiệm của bản thân, kinh nghiệm do ông bà để lại, kinh nghiệm học hỏi từ những người hàng xóm. Mỗi nông hộ đều

có cách bón phân riêng cho mảnh đất của mình và lâu dần nông hộ sẽ hình thành cho mình một công thức bón phân hợp lý cho mỗi vụ lúa trên mãnh đất canh tác. Tùy theo địa hình và tùy theo thời tiết khí hậu mỗi mùa khác nhau mà người nông

dân sẽ thay đổi lượng phân bón tăng hay giảm cho phù hợp.

Theo điều tra thực tế thì hộ nông dân bón trung bình khoảng 4 - 5 lần/vụ và tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà bón nhiều hay ít, bón những loại

phân gì cho phù hợp trong từng chu kỳ phát triển của cây lúa. Tùy theo từng hộ mà có cách bón phân khác nhau như bón đơn lẻ 1 hoặc 2 loại phân khác nhau, hay trộn các loại phân theo tỷ lệ riêng của người nông dân trong mỗi lần bón.

Nông hộ chủ yếu là bón phân bằng phương pháp sạ tay nên tốn rất nhiều thời gian

cho việc trộn phân, rải phân và vận chuyển phân bón tới đất canh tác.

Tùy theo tình trạng sức khỏe và kỹ thuật khi bón phân của từng hộ mà thời

gian bón nhanh hay chậm, theo điều tra trung bình thời gian 1 người/công

39

nhiều kinh nghiệm và sẽ có những kỹ thuật bón phân hiệu quả hơn giảm bớt thời

gian bón phân.

3.2.2.3 Lao động gia đình

Lao động là yếu tố đầu vào và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Lao động bao gồm lao động gia đình và lao động thuê, đơn vị tính của lao động là ngày công (ngày công = 8 giờ), ngày công được hiểu là một ngày làm việc của

một người bình thường. Trong nghiên cứu này ta chi phân tích ngày công lao

động gia đình.

Lao động gia đình của các hộ theo điều tra thực tế trung bình là 1,408 ngày/1,000m2, lao động gia đình chủ yếu làm ở các khâu như: sạ lúa, dặm lúa, bón phân, phun thuốc, thăm đồng, làm cỏ, thu hoạch…, về khâu sạ lúa thường thì

người nam sạ là chính có hộ thì có người nữ hỗ trợ trong khâu trộn lúa giúp người

nam sạ nhanh hơn giảm bớt thời gian. Vào khoảng 15 ngày sau khi sạ nông hộ thường sẽ có thêm công đoạn dặm lúa, công việc này nhằm giúp cân bằng lại

khoảng cách giữa các cây lúa trong diện tích đất cach tác của mình, khắc phục

tình trạng hạt lúa không nở, hư hại gây mất cân bằng trong ruộng lúa làm ảnh hưởng đến năng suất đầu ra, trong khâu này nông hộ dặm cùng với người nhà và tùy theo hộ gia đình mà số người nhà dặm nhiều hay ít, còn những hộ không dặm là do một số nguyên nhân như không có nguồn nhân lực và chí phí cho khâu dặm lúa, nhờ kỹ thuật và giống tốt nên sau khi sạ cây lúa phát triển tốt và phân bố điều

trong ruộng lúa, và tỷ lệ các hộ này chiếm tỷ trọng thấp chỉ 11,67% trong tổng số

40

Bảng 3.12 Tỷ trọng số nông hộ thực hiện khâu dậm lúa của phường Tân Lộc

Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)

Có dậm 53 88,33

Không dậm 7 11,67

Tổng 60 100,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Trong việc sản xuất theo dõi tình hình dịch bênh sâu hại là điều quan trọng

nên nông hộ thường ra thăm đồng để quát sát sự phát triển của cây lúa và có những biện pháp kịp thời phòng tránh, diệt trừ sâu bệnh hại lúa, nông hộ cũng

tham gia vào khâu làm cỏ cho diện tích lúa của mình đảm bảo quá trình sinh

trưởng của cây lúa ổn định. Trong khâu thu hoạch nông hộ thường thuê máy gặt

hay thuê cắt thủ công bằng tay, trong khâu này nông hộ vẫn bỏ công ra làm những việc như thu gom lúa bị sót lại trên cánh đồng tránh việc thất thoát do thu

hoạch, hoặc vận chuyển lúa từ ruộng trở về nhà hay đem ra nơi thuận lợi để bán

cho thương lái, có những hộ còn dùng cả lao động nhà cho việc thu hoạch để

giảm bớt chi phí sản xuất.

3.2.2.4 Chi phí thuốc nông dược

Theo số liệu khảo sát thì nông dân thường sử dụng bốn loại thuốc nông dược trong quá trình sản xuất lúa của mình: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh hại,

thuốc phòng trừ bệnh hại lúa, thuốc dưỡng cho cây lúa.

- Thuốc cỏ: là loại thuốc chuyên trị cỏ dại sống trong lúa, cỏ dại sống

trong lúa sẽ hút chất dinh dưỡng từ đất, phân thuốc mà người nông dân sử dụng

nhằm bón cho cây lúa tươi tốt, điều này làm cây lúa mất chất dinh dưỡng và cho

năng suất không cao. Các loại thuốc trừ cỏ nông dân thuong dùng là Sofit, Cantanil, Faset, Turbo,…

41

- Thuốc trừ sâu: là các loại thuốc chuyên dùng trị các loại côn trùng như

Rầy nâu, Sâu cuốn lá nhỏ, Sâu đục thân lúa, Sâu hại bông lúa, Bọ xít, Châu

chấu…các loại côn trùng này sẽ hại lúa trong quá trình sinh trưởng và phát triển

của lúa làm giảm số lượng và chất lượng của lúa sau thu hoạch. Các loại thuốc mà nông dân thường sử dụng như là Alika 247SC, Southsher 10EC, Actara 25WG, Chess 50WG,… .

- Thuốc trừ bệnh: là những loại thuốc phòng trừ các loại bệnh thường

xuyên sãy ra trên trên lúa trong quá trình sinh trưởng, làm cây lúa bị chết, mất năng suất, chất lượng hạt không tốt…, các loại thuốc thường được nông dân sử

dụng là Actara 25WC, Validan 3DD, Fuan 40EC, Filia 525EC, Royal 350SC… - Thuốc dưỡng cho lúa: là loại thuốc giúp lúa tăng cường quá trình tăng trưởng và phát triển, kích thích ra hoa tốt và dưỡng hạt to, chắc, sáng đẹp, ..., góp

phần làm tăng năng suất lúa khi thu hoạch, các loại thuốc được nông hộ sử dụng như Sieutohat, Tilt super, Boom – flower, Antracol 700WWP,…

Các dạng thuốc: SC huyền phù đậm đặc cải tiến, SE dạng nhũ tương huyền

phù, EC thuốc sữa đậm đặc, WG hạt phân táng trong nước, WWP dạng bột thấm nước…

Trong nghiên cứu này, thuốc nông dược không được tính theo nồng độ

nguyên chất chiết tính từ các loại thuốc đã sử dụng, cũng không tính trên khối lượng sử dụng mà được tính trên chi phí dử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lượng

thuốc sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh trong vụ canh tác đó. Năm nào có nhiều sâu bệnh thì năm đó sẽ sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh, và

ngược lại năm nào thời tiết thuận lợi, ít sâu bênh thì năm đó sẽ sử dụng ít thuốc hơn tiết kiệm được chi phí hơn. Số lượng thuốc sử dụng được quy đổi thành tiền

và thể hiện thành chi phí trong quá trình canh tác. Về liều lượng và cách sử dụng

thuốc đã được ghi trên bao bì, nhãn của thuốc, cũng được sự hướng dẫn của nhân

42

Theo số liệu thu thập thực tế từ các hộ nông dân thì chi phí thuốc nông dược dược nông hộ sử dụng trung bình khoảng 508.740 đ/1.000m2 (bảng 3.10). đây là một chi phí đầu vào khá lớn trong sản xuất lúa của nông hộ chiếm đến

26,11% trong tổng chi phí đầu vào.

3.2.2.5 Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Lượng giống được sử dụng bao nhiêu tùy thuộc vào kinh nghiệm của nông dân là chủ yếu. Kết quả được trình bày cụ thể trong bảng 3.13 và 3.15.

Bảng 3.14 Tỷ trọng các loại giống lúa được nông hộ sử dụng ở phường Tân Lộc Giống lúa Số hộ Tỷ trọng (%) IR504 25 41,67 OM4218 14 23,33 OM6976 7 11,67 OM5451 1 1,67 Jasmin 85 13 21,66 Tổng 60 100,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Dựa vào số liệu thu thập được, cho thấy giống IR504 được nông dân sử

dụng chiếm tỷ trọng khoảng 41,67%, cho thấy giống này dược nông dân sử dụng

khá nhiều. Tiếp đến là loại giống OM chiếm khoảng 36,67% , trong đó chủ yếu là giống OM4218, OM6976 và OM5451 Giống Jasmin 85 chiếm tỷ trọng khoảng

21,66%. Giống 504 được bà con trồng nhiều vì giống này cho năng suất cao, co

khả năng kháng bệnh, tuy nhiên chất lượng hạt lúa thì không cao. Tỷ lệ hộ có sử

dụng giống đạt chuẩn xuất khẩu khá cao khoảng 76,67% trong nghiên cứu này giống đạt chuẩn xuất khẩu là những giống được mua từ trung tâm nghiên cứu

43

giống, trung tâm khuyến nông, còn lại 23,33% số hộ là sử dụng không đạt chuẩn

là những giống không mua từ trung tâm khuyến nông hoặc trung tâm nghiên cứu

giống, chủ yếu lá sử dụng giống tự sản xuất nhà và mua giống từ hàng xóm. Trong số liệu thu thập trực tiếp từ hộ nông dân thì đa phần nông hộ đều sử

dụng giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đây là điều đáng mừng cho công tác khuyến

nông về khuyến khích sử dụng giống đạt chuẩn đã có hiệu quả và về khâu tiêu thụ đầu ra của nông hộ cũng được dể dàng hơn.

Bảng 3.15 Tỷ trọng số nông hộ sử dụng giống đạt chuẩn xuất khẩu ở phường Tân Lộc

Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)

Giống đạt chuẩn xuất khẩu 46 76,67 Giống không đạt chuẩn xuất khẩu 14 23,33

Tổng 60 100,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Số lượng giống gieo sạ của hộ nông dân còn rất cao so với lượng khuyến

cáo, trung bình trong mẫu điều tra nông hộ sử dụng khoảng 19,503 kg/1.000m2,

cao hơn mức khuyến cáo từ 8 – 10 kg/1.000m2. Với số lượng giống gieo sạ nhiều như vậy điều này cũng làm giảm bớt năng suất trồng lúa của nông dân do mật độ

gieo sạ quá cao dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa trên diện tích

canh tác. Ngoài ra mật độ dày còn làm cho cây lúa dể bị sâu bệnh phát sinh làm

Một phần của tài liệu hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường tân lộc quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)