Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại NHNT chi nhánh Hà Nội (Trang 75)

2.3.1. Thành tựu

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang từng bước chuyển hướng kinh doanh sang mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Không chỉ dừng lại ở việc khai thác lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp với nhiều rủi ro, các ngân hàng dần ý thức được tiềm năng lợi nhuận to lớn từ phía hơn 80 triệu dân Việt Nam đem lại. Thẻ là một sản phẩm dịch vụ hiện đại (được sử dụng phổ biến ở khắp các nước trên thế giới) nay đã trở thành một trong những dịch vụ bán lẻ tiềm năng nhất ở Việt Nam. Trong khi phát triển dịch vụ thẻ, các ngân hàng đã từng bước đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình, hướng sự quan tâm tới khối dân cư nhiều hơn nhằm khai thác đối tượng kinh doanh mới, ổn định và phân tán rủi ro hơn. Một thị trường thẻ sôi động trong thời gian qua đã tạo ra một sự đổi mới đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Theo như những số liệu đã nêu ở trên thì riêng việc thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế năm 2006 đã thu về 1800 triệu USD,tạo cho ngân hàng một khoản thu nhập tương đối.

Là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát hành và thanh toán các loại thẻ, hiện nay Ngân hàng Ngoại thương đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa, MasterCard, Diner Club, Amex, JCB, VCB Connect 24… Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các NH cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm…

Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát

hành mới trong năm 2007 của VCBHN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM của Chi nhánh lên hơn 90.000 thẻ. Tổng số thẻ ghi nợ mới năm 2007 đạt 31629 thẻ, vượt 63% kế hoạch năm 2007.

Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 3254 thẻ, tăng 129.6% so với năm 2005, vượt 127% kế hoạch năm 2006.. Chi nhánh Hà Nội trong năm 2007, có 29 đơn vị chấp nhận thẻ mới, tăng 11.7% so với năm 2006 nâng tổng số đơn vị chấp nhận thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội lên 86 đơn vị.

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. 2.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại

Chưa khai thác hết tiềm năng sử dụng thẻ:với một thành phố đóng vai trò là trung tâm của cả nước,toàn bộ các công nghệ hiện đại được tập trung tại Hà Nội,dân số đông với trên 3 triệu người,nhưng số lượng thẻ mà NHNT chi nhánh Hà Nội phát hành ra còn rất ít ỏi chỉ có hơn 200 nghìn thẻ,đấy là chưa tính đến những thẻ “chết”,được phát hành đi nhưng không được sử dụng,chiếm một con số không nhỏ,số máy ATM quản lý chỉ có 34 máy quá ít đối với một chi nhánh cấp 1 và là đầu mối trên địa bàn Hà Nội.Ngoài ra chủ yếu người Việt Nam dùng thẻ chỉ là để rút tiền mặt,con số thẻ ghi nợ nội địa chiếm tới trên 90% thẻ phát hành ở Việt Nam đã cho thấy ràng thẻ ngân hàng vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích.Nếu so sánh với các nước khác trên thế giới thì chúng ta qua kém cỏi,ví dụ như: Vương quốc hồi giáo Oman có 2,4 triệu dân (kém hơn so với hơn 3 triệu dân của thành phố Hà Nội) nhưng có đến 12 ngân hàng, phát hành được 1,2 triệu thẻ; 700 máy ATM đã được lắp đặt (trong đó 100 máy có thể nhận gửi tiền mặt) và họ cũng có khoảng 5.000 điểm bán hàng chấp nhận thẻ. Thanh toán bằng thẻ phổ biến ở Oman một phần có lẽ do phí cho mỗi giao dịch bằng thẻ rất thấp, hiện chỉ là 2 ru-pi (khoảng 600 đồng Việt Nam). Ấn tượng nhất là Oman Arab Bank còn đưa

vào sử dụng loại thẻ thanh toán có đầy đủ các thông tin về nhân thân của chủ thẻ như một chứng minh thư nhân dân. Nếu một chủ thẻ nào đó đặt lệnh rút quá số dư trong tài khoản thẻ thì thông tin lập tức được gửi đến tất cả các ngân hàng

Theo thống kê của tổ chức thẻ quốc tế Visa cho thấy, tại Việt Nam cụ thể là các thành phố lớn như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh..., một năm khách du lịch chi tiêu qua thẻ 237 triệu USD tại 8.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ Visa. Con số chi tiêu của người Việt Nam qua thẻ Visa mới là 0,13% tổng chi tiêu trong khi tỷ lệ này ở Malaysia là 7% và Philipines là 5%. Như vậy, Việt Nam nói chung hay NHNT chi nhánh Hà Nội nói riêng,đang bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm tiền từ khách du lịch và khuyến khích việc tiêu dùng của dân chúng, mà qua đó sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế và tăng tốc lượng tiền luân chuyển trong xã hội.

“Kết”... nhưng chưa “nối”

Tuy NHNT đã tiến hành liên kết với các ngân hàng khác nhưng tình trạng "thẻ của ngân hàng tham gia ở liên minh nào chỉ sử dụng các thiết bị của các ngân hàng thuộc liên minh đó" vẫn chưa được khắc phục triệt để. Điều đó khiến cho vốn đầu tư của các ngân hàng vào phát triển hệ thống thẻ khá lớn nhưng hiệu quả thấp và không thuận lợi cho các chủ thẻ.

Một ví dụ đáng học hỏi tại Trung Quốc đó là: các ngân hàng thương mại Trung Quốc đó kết hợp với nhau xây dựng cùng một thương hiệu, nên khách hàng có thể sử dụng được dịch vụ tại bất cứ ngân hàng nào. Trong khi đó, trước năm 2002, thị trường thẻ ghi nợ nội địa của Trung Quốc cũng “lộn xộn” như Việt Nam bây giờ, để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo Ngân hàng Trung ương đứng ra làm đầu mối triển khai xây dựng BankNet (Trung tâm Chuyển mạch quốc gia nhằm kết nối cỏc ngân hàng lại với nhau),còn các ngân hàng thương mại chỉ việc kết nối và phát hành thẻ trên

nền thương hiệu chung. Sau 3 năm triển khai, số lượng thẻ CUP của Trung Quốc đã đạt tới con số 800 triệu, tức là cứ 10 người dân có tới 6 thẻ CUP. Điều đáng nói nữa là, việc thành lập BankNet không đơn thuần chỉ là kết nối mà còn nhằm mục tiêu đưa thẻ CUP ra thị trường thế giới. Hiện thẻ CUP có thể sử dụng tại Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, và tiến tới là Việt Nam.

Rủi ro về thẻ vẫn còn nhiều và chưa được giải quyết một cách hợp :qua những số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ làm thẻ giả vẫn còn nhiều,ngày càng gia tăng với những âm mưu và thủ đoạn tinh vi hơn,các bất cập về thẻ ngân hàng cũng xảy ra khá thường xuyên và chưa được giải quyết một cách triệt để.

Dịch vụ thẻ còn nhiều bất hợp lý:.Ta thấy rằng thẻ tín dụng quốc tế hiện nay được đa số các sinh viên đi du học nước ngoài sử dụng,đặc biệt là các thẻ của NHNT,nhưng biểu phí để thực hiện các giao dịch đó cũng khá cao,cụ thẻ như:phí rút tiền mặt của thẻ Visa và Master của NHNT chi nhánh Hà Nội là 4% trên tổng số tiền rút,đó cũng là một con số đáng kể đối với sinh viên,hay việc mới gần đây tiến hành trả lương hưu qua tài khoản nhưng các máy ATM lại không có tiền lẻ khi trả tiền lên các khoản tiền này không thể lấy được,tuy chỉ là số tiền lẻ it ỏi nhưng đối với những người già về hưu thì cũng đáng quý(điều đó đã do một người nghỉ hưu phản ánh lên trên báo).Ngoài ra việc đặt các máy ATM cũng còn bất cập,khi mà địa điểm đặt các máy ATM còn chưa được thông báo cho khách hàng,nên việc tìm ra một máy ATM để rút tiền đôi khi trở lên khó khăn đối với khách hàng

Thẻ tín dụng còn phải chịu rất nhiều các loại phí do ngân hàng tự đưa ra mà không có sự quản lý của nhà nước.Cụ thể như trong đợt vừa rồi khi Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra chỉ thị hạn mức cho vay của các NHTM không được vượt quá 18% thì tất cả các ngân hàng trong đó có NHNT chi nhánh Hà Nội đưa ra một loại phí mới,phí quản lý thẻ tín dụng,cộng lại cả khoản lãi thẻ tín

dụng nữa thì khách hàng vẫn phải chịu một khoản lãi suất như cũ.

Không chỉ có thế mà người sử dụng thẻ tín dụng còn phải chịu thêm một khoản chi phí nữa dưới dạng vô hình, đó là mức chênh lệch tỷ giá. Chủ thẻ đ- ựơc tính tỷ giá chuyển đổi từ đồng tiền của nước mà tại đó thực hiện việc mua bán hàng hóa sang đô la Mỹ, sau đó khi về Việt Nam lại bị tính tỷ giá chuyển đổi từ đô la Mỹ sang đồng Việt Nam. Tổ chức thẻ quốc tế khi tính toán và thực hiện kết nối dữ liệu của thẻ đã tính thêm phí chuyển đổi là 1.1% cho chủ thẻ thì về VN, phí chuyển đổi ngoại tệ còn được tính thêm 1% nữa.Vì vậy hiện tượng trên càng khẳng định với những ngời sử dụng tiềm năng rằng thẻ tín dụng chỉ dành cho những đối tượng có thu nhập cao hoặc rất cao trong khi đại đa số thu nhập của chúng ta đều ở mức trung bình và dưới trung bình.

Ngoài ra các ngân hàng hiện nay đang có xu hướng đua nhau phát hành thẻ chứ không hề chú ý đến chất lượng của các loại thẻ đó.Ngân hàng chỉ phát hành ra sau đó không cần quan tâm xem nó có được sử dụng hay không,chất lượng thẻ có tốt hay không.

Nhận thức của CSCNT còn chưa đầy đủ:khi thanh toán thẻ tại các đại lý trong nước,thông thường các đại lý sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí chiết khấu 2,5-3% trên doanh số thanh toán theo hóa đơn,vô hình chung đã làm giảm mất đi phần đấy phần trăm lợi nhuận Bởi vậy nhiều đại lý đã tiến hành nâng giá bán đối với khách hàng dùng thẻ,đối với các khoản tiền nhỏ thì không đáng là bao nhưng nếu khoản tiền thanh toán lên đến con số hàng chục triệu đồng thì con số 2,5- 3% là không nhỏ.Chinh điều đó đã làm cho khách hàng e ngại việc sử dụng thẻ.Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu do Tập đoàn Visa châu Á Thái Bình Dương công bố hôm 30/6/06 cho thấy các điểm bán hàng trong khu vực rất sẵn sàng bảo vệ thông tin của chủ thẻ, song có tới 46% các cửa hàng thiếu hiểu biết về những tiêu chuẩn quốc tế trong bảo mật thanh toán và chỉ có 26% các cửa hàng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đó.

2.3.2.2. Nguyên nhân.

a) Thói quen tiêu dùng tiền mặt và trình độ nhận thức của dân cư.

Thẻ là một phương tiện thanh toán còn quá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam nơi mà hầu hết các tầng lớp dân cư có thói quen dùng tiền mặt trong các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ. Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân Việt Nam hiện nay là nguyên nhân chính khiến cho dịch vụ thẻ sau hơn 15 năm vẫn chưa phát triển hiệu quả. Trong khi thế giới bên ngoài đã quá quen thuộc với các phương thức và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc, thương phiếu, tín phiếu, thẻ thanh toán... thì khái niệm về thẻ vẫn còn hết sức xa lạ đối với đại bộ phận dân chúng Việt nam. Theo thống kê ở các nước phát triển, tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt chiếm 10-15% tổng các ph- ương tiện thanh toán, trong khi ở Việt Nam, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế còn ở trên mức 18%. Nguyên nhân xuất phát từ mức sống và thu nhập của người Việt Nam còn thấp và không đồng đều, đại đa số dân cư có thu nhập trung bình, từ 1.5-3 triệu hàng tháng. Người dân có thói quen cầm và bảo quản tiền mặt theo suy nghĩ “của liền người” để tiện việc chi tiêu và có cảm giác an toàn hơn .Ngoài ra tại các CSCNT,nơi mà thẻ đáng nhẽ ra được sử dụng nhiều nhất và tiện lợi nhất cho khách hàng, thì việc sử dụng thẻ chỉ là trường hợp cuối cùng khi khách hàng không mang tiền mặt theo,Đại đa số người dân cho rằng thẻ chỉ áp dụng cho những người có thu nhập cao,nên không hề quan tâm tới và vẫn thích sử dụng tiền mặt hơn.

b) Hệ thống tài khoản cá nhân chưa phát triển

Hê thống tài khoản cá nhân chưa phát triển là do trong một số trường hợp việc này chưa đem lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng và người sử dụng dịch vụ.Đến nay,việc mở tài khoản cá nhân chỉ nhằm mục đích trả lương cho cán bộ công nhân viên.Mặt khác thu nhập của đại đa số cán bộ công nhân viên còn thấp cũng là yếu tố cản trở khá lớn tới việc mở tài khoản cá nhân và

thanh toán qua ngân hàng.Việc áp dụng thuế thu nhập,thuế VAT cũng làm ảnh hưởng tới thu nhập của người dân.Do đó nhu cầu chi tiêu sẽ không lớn và đối với họ chi phí bỏ ra sử dụng dịch vụ thẻ là lớn hơn so với tiện ích mà thẻ đem lại.

c) Hoạt động Marketing tiếp thị sản phẩm chưa phát triển.

Hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay (trong đó có cả NHNT chi nhánh Hà Nội) thì Marketing vẫn còn là một điều khá mới mẻ và xa lạ,dường như tâm lý “khách hàng cần ngân hàng chứ không phải ngân hàng cần khách hàng vẫn được coi trọng”,việc Marketing vẫn còn đơn điệu,chưa thu hút được sự quan tâm của người dân,ngoài ra chính bản thân một số ngân hàng cũng chưa có một phòng ban riêng về lĩnh vực Marketing.Chính điều này đã làm cho thẻ ngân hàng không đến được với đại đa số người dân.Việc tuyên truyền quảng cáo còn rất hạn chế,các phương tiện được đa số người dân sử dụng như tivi thì hầu như các ngân hàng không áp dụng cho việc quảng cáo thẻ do chi phí quảng cảo khá lớn,việc giới thiệu sản phẩm của mình chủ yếu là trên trang web.Tuy nhiên việc cập nhập các tin tức của ngân hàng mình vào trang web cũng không được thường xuyên,có thẻ nói rõ ở đây là trên trang web của NHNT chi nhánh Hà Nội,các tin tức thông số đã từ rất lâu rồi.Chính vì vậy thị trường thẻ mới chỉ phát triển ở các doanh nhân,người có thu nhập cao,còn đại bộ phân dân cư có thu nhập trung bình trong xã hội vẫn chưa tiếp xúc được với thẻ ngân hàng.

d) Nghiệp vụ thẻ đói hỏi vốn đầu tư công nghệ cao và sự đồng bộ thống nhất

Hình thức thanh toán thẻ đòi hỏi NHNT chi nhánh Hà Nội phải có một công nghệ thanh toán hiện đại,an toàn và nhanh chóng.Điều này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và sự đầu tư phải đồng bộ mà không dễ dàng thực hiện được.Lấy một ví dụ đơn giản như:riêng việc mua một máy ATM đã tốn tới

của ngân hàng 10.000USD,ngoài ra chi phí để phát hành ra một chiếc thẻ ngân hàng cũng không nhỏ,chính vì thế nên một số ngân hàng thương mại nhỏ ở Việt Nam hiện nay đã trọn biện pháp làm đại lý cho các “ông lớn”nhưng bù lại phải chịu vô số thiệt thòi.

Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt đông kinh doanh của NHNH chi nhánh Hà Nội nói chung và trong hoạt động thanh toán thẻ nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phần mềm đã được các công ty nước ngoài hay các công ty Việt Nam viết sẵn có chỉnh sửa chứ chưa ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong vấn đề quản lý mạng,chính vì thế việc thanh toán thẻ không được đảm bảo an toàn và chính xác.Hơn nữa,việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại mạnh ngân hàng thương mại nào ngân hàng thương mại đó làm,ký hợp đồng triển khai với các hãng khác nhau,quốc tịch khác nhau và đương nhiên trình độ kỹ thuật khác nhau..Do đó về trung hạn,việc kết nối giữa các ngân hàng là rất khó khăn.Việc kết nối giũa các ngân hàng khó khăn thì hiển nhiên tương lai của thẻ của một ngân hàng có thể sử dụng ở bất cứ một ngân hàng nào trên cả nước cũng rất khó khăn.Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc hợp tác giữa hai liên minh thẻ lớn nhất hiện nay là Smartlink và

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại NHNT chi nhánh Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w