2.1.1. Cơ cấu tổ chức,mạng lưới hoạt động của NHNT chi nhánh Hà Nội.
• Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
_Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
_Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
• Là một trong số 23 chi nhánh cấp 1 của NHNT Việt Nam,NHNT Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 08 phòng giao dịch Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
• Đến đầu năm 2007 NHNT Hà Nội đã tách ra thành 5 chi nhánh.
_Với NHNT chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp 1 và là đầu mối trên địa bàn hoạt động.Dưới NHNT chi nhánh Hà Nội là các chi nhánh cấp 2 như
+NHNT Ba Đình. +NHNT Thành Công. +NHNT Chương Dương. +NHNT Cầu Giấy
Cơ cấu hoạt động của NHNT chi nhánh Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNT Hà Nội. 2.1.2.1 Huy động vốn
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2007 đã duy trì kết quả tốt. Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, tổng nguồn vốn của Chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 13.088 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động đạt 11.270 tỷ, đạt kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho Chi nhánh.
GIÁM ĐỐC Nguyễn Xuân Luật P.Quan hệ khách hàng P.Tổng hợp P.Thanh toán Xuất nhập khẩu Tổ chức cán Bộ P.Kiểm tra Nội bộ PHÓ GĐ Trịnh Thị Đức P.Quản lý Rủi ro PHÓ GĐ Nguyễn Thị Kim Liên P.Ngân Quỹ P.Kế toán Tài chính P.Tin học Hành chính Quản trị Quản lý Nợ P.Dịch vụ Ngân hàng P.Thanh toán thẻ Tín dụng thể nhân Xây dựng cơ bản
Các Hội đồng Hđ.Xử lý rủi ro Hđ TínDụng Hđ. Lương Hđ.Thi đua Hđ.Miễn giảm lãi PGD Số 1 PGD Số 2 PGD Số 3 PGD Số 4 PGD Số 5 PGD Số 6 Quầy thu Đổi ngoại tệ Nội bài BAN GIÁM ĐỐC
- Huy động VNĐ đạt 7.159 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng nguồn vốn huy động. - Huy động ngoại tệ đạt 5.928 tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới.
- Huy động từ tổ chức kinh tế đạt : 4.449,9 tỷ đồng, chiếm 34% nguồn vốn huy đông.
- Huy động từ dân cư đạt : 8638,08 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động. Đến 31/12/2007, thị phần huy động VNĐ, USD và huy động quy Việt nam đồng của Chi nhánh NHNT Hà Nội trên địa bàn Hà Nội tương ứng là 1,41% ; 2,92% và 1,84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn.
Bảng 1:Số liệu về huy động vốn Đơn vị:tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền 05/04 (+/- %) Số tiền 06/05 (+/-%) Số tiền 07/06 (+/-%) Tổng vốn huy động 7499 + 28,8 9673 + 17 13088 + 20.8 Huy động từ tổ chức kinh tế 1599 + 43,3 2415 + 51 4449, 9 + 84,2 Tỷ trọng 21,3 % 25% 34%
Huy động từ dân cư
5900 + 17,2 7257 + 23 8638,
1 + 19
Tỷ trọng 78,7% 75% 66%
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNT chi nhánh Hà Nội)
2.1.2.2 Tín dụng.
Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương châm “Hiệu quả & an toàn”. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn Hà Nội. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nợ.
_Cho vay trung dài hạn : chiếm 22,3% tổng dư nợ _Cho vay ngắn hạn : chiếm 77,7% tổng dư nợ
Bên cạnh đội ngũ khách hàng ch hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, Chi nhánh đang mở rộng thêm truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các
chương trình hỗ trợ về vốn cho kháloại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân - gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn phòng… Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng dư nợ. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Bảng 2:Số liệu về hoạt động tín dụng Đơn vị:tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 9/2007 Số tiền 05/04 (+/-%) Số tiền 06/05 (+/-%) Số tiền 07/06 (+/-%) Dư nợ tín dụng 3.518 + 8,95 4.274 + 21,5 2.553 + 6 Dư nợ quá hạn 96,5 105 + 8,8 37,8504 - 63.9 Tỷ trọng với tổng dư nợ 2,74% 2,46% 0,78%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT chi nhánh Hà Nội)
2.1.2.3 Dịch vụ
• Thanh toán XNK và bảo lãnh: Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại VCBHN, doanh số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD.
- Nhập khẩu đạt 422 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc.
chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản.
Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 339 tỷ đồng.
Bảng 3 :Số liệu thanh toán xuất nhập khẩu
Đơn vị :tỷ USD Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền 05/04 (+/-%) Số tiền 06/05 (+/-%) Số tiền 07/06 (+/-%) Nhập khẩu 0,3289 + 14,7 0,3372 + 2,5 0,422 + 25 Xuất khẩu 0,1538 7 + 33,63 0,1764 + 15 0,189 + 7,1
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT chi nhánh Hà Nội)
• Dịch vụ ngân hàng :
Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban Giám đốc Chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Không ngừng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được Chi nhánh đặt lên hàng đầu.
- Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 29.291 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch của năm 2007.
- Chuyển tiền nước ngoài đi đạt 1,3 triệu USD.
- Chi trả kiều hối đạt 61,7 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006. Trong đó, chuyển tiền qua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD. Mặc dù con số này chưa cao so với lượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặc CMT… tuy nhiên sự mở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cho Vietcombank.
- Doanh số bán ngoại tệ tài các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD, tăng 201% so với năm 2006.
Với nỗ lực của các cán bộ, Chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3.000 lượt đăng ký truy vấn thông tin qua Internet i-b@nking, sử dụng dịch vụ sms- banking...
• Kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB HN năm 2007
đạt 725 triệu USD. Lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng. Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các Tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ tại Chi nhánh. Đồng thời, để tránh rủi ro về tỷ giá cũng như xác định rõ nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán cho khách hàng, NHNT HN đã sử dụng công cụ phái sinh là Hợp đồng có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian tới, NHNT VN nói chung cũng như NHNT HN nói riêng cần nghiên cứu, tiếp tục đưa ra các sản phẩm phái sinh mới, tạo sự đa dạng cho lựa chọn của khách hàng.
Bảng 4 :Số liệu kinh doanh ngoại tệ Đơn vị :tỷ USD Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền 05/04 (+/-%) Số tiền 06/05 (+/-%) Số tiền 07/06 (+/-%) Mua vào 0,430933 + 15,19 0,4487 + 4,12 0,313 - 7.96 Bán ra O,429823 + 14,93 0,4473 + 4,06 0,412 - 30.2 Lãi 11,560 tỷ đồng 8 tỷ đồng 6 tỷ đồng
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT chi nhánh Hà Nội)
2.1.3 Kết quả kinh doanh.
Phát huy thành quả đạt được từ những năm trước, và tận dụng thời cơ thuận lợi trong năm nay, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT chi nhánh Hà Nội tiếp tục phát triển hiệu quả và an toàn.
* Tình hình lợi nhuận
Biểu đồ 2: Lợi nhuận các năm của NHNT chi nhánh Hà Nội:
nhánh Hà Nội.Qua biểu đồ ta thấy lợi nhuận năm 2005 giảm so với năm 2004 là do,từ đầu năm 2005 chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro 12,7 tỷ đồng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.Nếu tính cả phần trích lập dự phòng thì lợi nhuận của NHNT chi nhánh Hà Nội là 31,55 tỷ đồng.Sau đó ta thấy tình hình kinh doanh của NHNT chi nhánh Hà Nội phát triển khá mạnh mẽ,đặc biệt năm 2007 lọi nhuận đã tăng gấp 3,4 lần so với năm 2006,cho thấy được sự thành công của NHNT chi nhánh Hà Nội .
*Tình hình nguồn vốn:
Biểu đồ 3: Tổng nguồn vốn của NHNT chi nhánh Hà Nội
Như vậy, năm 2007 tổng nguồn vốn của NHNT chi nhánh Hà Nội đạt 13.088 tỷ đồng gấp 1.27 lần so với năm 2006 và gấp 1.58 lần so với năm 2005. Con số trên đã cho thấy tình hình phát triển lớn mạnh về quy mô của NHNT chi nhánh Hà Nội , tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt hơn 100% đã thể hiện sự thành công của bộ máy lãnh đạo. Cơ cấu vốn của NHNT chi nhánh Hà Nội cân bằng, tận dụng được nhiều nguồn vốn; bảo đảm sự chủ động về nguồn vốn và luôn được cải thiện theo xu hướng ngày càng hợp lý.
khách hàng.
2.2.2.1 Hoạt động phát hành thẻ tại NHNT Hà Nội.
Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2007. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây năm khoảng 150-300%/năm. Tính đến tháng 11/2007 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006.
Biểu đồ 4: Số lượng thẻ qua các năm (2003 - 2007)
Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%). Điều này phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và
một số dư tiền gửi nhất định trong đó.
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát