Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của honda (Trang 49)

Sự cải tiến sản phẩm, thay đổi công nghệ

Ngành sản xuất ô tô là ngành đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Sựthay đổi công nghệ sẽ mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến đáp ứng nhu cầu cũng như mong đợi của khách hàng, nhưng nếu doanh nghiệp không đuổi kịp sự thay đổi về công nghệ thì các sản phẩm rất dễ trở nên lỗi thời hoặc không

đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mà yếu tố công nghệ ảnh hưởng rất mạnh đến sản xuất ô tô.

Trong ngành sản xuất ô tô, tất cả các công ty đều nhận thấy rằng: nguồn nguyên liệu xăng, dầu sử dụng cho động cơ rất hạn hữu mà còn gây ô nhiễm môi trường, các công ty đang ngày càng đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra các sản phẩm ít sử dụng đến nguyên liệu xăng dầu nhất và hướng đến sử dụng các nhiên liệu sạch như năng lượng mặt trời, điện... giảm thiểu tác hại đến môi trường. Chính vì sự thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi các công ty trong ngành phải nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới liên tục để cắt giảm chi phí, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường.

Nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành Honda không ngừng cho ra đời những sản phẩm mang tính công nghệ cao.Cụ thể Honda Civic đời 1975 với động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion).Động cơ này đáp ứng được yêu cầu về khí thải, nên nó không cần lắp bộ phận xúc tác khí thải nữa. Năm 1976, xe Accord ngay lập tức được mọi người biết đến với đặc điểm tốn ít nănglượng và dễ lái. Năm 1989 Honda đã đưa hệ thống VTEC động cơ piston tự động vào sản xuất, hệ thống này đã làm tăng năng suất và hiệu suất động cơ đồng thời giúp động cơ vận hành với vận tốc lớn hơn. Xe ô tô thân thiện môi trường Honda Insight, Fit với hệ thống hybrid kết hợp trong xe được thiết kế để sử dụng trong những chiếc xe nhỏ và là ánh sáng và nhỏ gọn và các tính năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội.

Toàn cầu hóa và cấu trúc ngành

Với khuynh hướng tiến tới toàn cầu, các công ty trong ngành không dừng lại ở biên giới quốc gia mà luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các khu vực khác. Mở rộng ra phạm vi toàn cầu các công ty trong ngành phải

đối diện với các đối thủ hiện tại và tiềm tàng không chỉ trong thị trường nội địa mà còn ở thị trường các quốc gia khác. Số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên đi kèm với sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các công ty trong ngành cần tạo ra sự khác biệt để tồn tại. Mặc dù xu hướng toàn cầu hóa làm tăng tính cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty nhưng bên cạnh đó cũng mang lại những cơ hội to lớn cho các công ty trên những thị trường mới.

Honda cũng đã liên tục mở rộng thị phần của mình sang những thị trường khác. Hiện nay Honda đã có mặt ở các khu vực lớn: Bắc Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc, Châu Á, Châu Âu…

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của honda (Trang 49)