Động thái các đối thủ

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của honda (Trang 46)

FORD

Chiến lược cạnh tranh Để đối phó với chiến lược phát triển của General Motors và các đối thủ, Ford tuyên bố sẽ chi 4,9 tỷ đôla để xây dựng các nhà máy mới và ra mắt các mẫu xe mới, nhằm mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng lượng xe tiêu thụ tại thị trường này lên gấp 5 lần, chiếm 1/3 tổng doanh số toàn cầu.

Năm 2006, Ford đưa ra chiến lược sáng tạo một mẫu xe dành cho mọi thị trường, One Ford, một sản phẩm ô tô cho toàn cầu.

Năm 2007, Ford thực hiện dự án One Ford. Bên cạnh đó còn tinh giảm bộ máy, cơ cấu lại tổ chức one plan, one team, loại bỏ, bán lại những mẫu xe không phù hợp, phát triển các dòng sản phẩm toàn cầu có tính cạnh tranh cao cũng như tận dụng nguồn nhân lực toàn cầu, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường với chi phí thấp nhất.

Trong những năm 2007- 2008, Ford đã hợp tác với Mircosoft, cho ra hệ thống SYNC trong phiên bản xe Ford Focus cung cấp cho khách hàng các tiện ích: nghe nhạc, tìm kiếm địa chỉ qua vệ tinh, tìm kiếm thông tin đường bộ, nhận và nhắn tinSMS… nhất là hệ thống này còn báo trước cho người lái xe khu vực nào đang bị ùn tắc xe và đưa ra chỉ dẫn tốt nhất về hướng đi mới đã giúp cho Ford lấy lại vị thế và đạt doanh thu lớn. Ngoài ra Ford còn hợp tác với Sony cho ra những chiếc xe với thiết bị Sony Xplod.

Để thực hiện chiến lược toàn cầu, Ford giới thiệu các mẫu xe giá rẻ ở Trung Quốc và Châu Á đã đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược của Ford.Năm

2010, công ty đã ra mắt chiếc Hatchback Figo tại Ấn Độ, động thái này đã giúp doanh số của năm đó tăng gần 3 lần. Ford tăng cường tạo ra những sản phẩm mới, tập trung mở rộng sản xuất tại Trung Quốc. Ford sẽ giới thiệu thêm 3 chiếc SUV cho thị trường Trung Quốc để phục vụ những đối tượng khách hàng cao cấp hơn.Ford Motor vẫn tiếp tục theo đuổi con đường cạnh tranh chung chính đó là chiến lược khác biệt hóa tập trung để tạo nên sự khác biệt, thích thú, một nét cảm hứng chỉ có ở Ford. Hiện tại các loại xe mang nhãn hiệu Ford được tập trung sản xuất theo chiến lược chi phí thấp nhằm cạnh tranh với các mặt hàng tương xứng của các đối thủ khác như Toyota, General Motors, Honda… Mặt khác Ford vẫn có những sự khác biệt riêng lớn bao trùm. Đó là sự tin cậy của khách hàng trong loại xe tải chuyên chở, các dòng F và E-series được hco là thế mạnh của Ford khó có thể cạnh tranh qua các năm.

Dòng nhãn hiệu xe cao cấp như Volvo đánh vào khu vực Châu Âu; Lincoln, Mercury Châu Mỹ và khu vực Trung Đông Đó là đẳng cấp thú vị và phong cách độc đáo mà Ford đem lại cho khách hàng mình.

NISSAN

Để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, ban lanh đạo Nissan đã đưa ra lời cam kết “bành trướng theo cách của Nissan”, có nghĩa là vươn xa hơn, rộng hơn nhưng vẫn khéo léo giữ ổn định sản lượng tại Nhật Bản.

Nissan là công ty dẫn đầu trong phong trào “liên tục cải tiến”. Nissan đã áp dụng triệt để phương pháp sản xuất theo dây chuyền khép kín, kết hợp với các vật tư, thiết bị đầu vào với chất lượng cao, bảo đảm sản xuất liên tục, không có thời gian chết và không cần nhiều kho chứa. Nissan khuyến khích toàn bộ nhân viên của hảng tham gia cải tiến, hợp lý hóa sản xuất.tuy mỗi sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế không nhiều, nhưng tiết kiệm cho công ty hàng tỷ Yên.Sau thảm họa

động đất sóng thần 3/2011, Nissan đã đưa ra chiến lược mở rộng sản xuất sang các thị trường đang nổi. Trong chiến lược kinh doanh trung hạn, Nissanđặt mục tiêu nâng thị phần toàn cầu của hãng lên 8% vào tháng 3/2017, tương đương với doanh số bán được trên 7 triệu chiếc.

Tại thị trường Nhật Bản, Nissan chỉ tập trung chế tạo các mẫu ô tô cỡ nhỏ, bên cạnh kế hoạch liên minh với Mitsubishi Motors.Còn tại thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nissan dự định tăng gấp dôi sản lượng lên 2,3 triệu chiếc vào năm 2015, đông thời tăng cường đầu tư vào các thị trường đang phát triển khác: Brazil và Nga nơi nhu cầu tiêu thụ ô tô rất lớn.Nissan đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống sản xuất thống nhất, linh hoạt và mang tính toàn cầu, trong đó các nhà máy sẽ được thiết kế để có thể cung cấp nhanh chóng nhu cầu về chủng loại và số lượng cho bất cứ thị trường nào trên thế giới.

TOYOTA

Năm 2002, Toyota bắt đầu dự án “Innovative International Multi- purpose vehicle” (IMV) để tối ưu hóa hệ thống cung cấp và sản xuất toàn cầu cho xe bán tải và xe đa dụng, và để đáp ứng nhu cầu thị trường trong hơn 140 quốc gia trên toàn thếgiới.

Công ty con của Toyota tiến hành bán tài trợ và tham gia vào các dòng khác của kinh doanh.

Năm 2005, Toyota kết hợp với công ty Daihatsu Motor Company, sản xuất 8.540.000 xe. 7/11/2006, Toyota đã mua 5,9% của Isuzu Motors Ltd và đưa công nghệ động cơ diesel Isuzu vào sản phẩm của mình.

Toyota tăng cường giới thiệu công nghệ mới, là người đầu tiên sản xuất hàng loạt lai xe xăng-điện (Hybrid) và đã bán được 2 triệu trên toàn

cầu vào năm 2010. Nâng cao hệ thống hướng dẫn đậu xe (đỗ xe tự động), điều khiển tự động tốc độđiện tử bằng các nút, và một hộp số tự động tám cấp.

Để khắc phục lại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trong tháng 1/ 2009 Toyota đã thông báo đóng cửa tất cả các nhà máy ở Nhật Bản trong 11 ngày để giảm sản lượng và cổ phiếu.

Từ tháng 11 năm 2009 đến năm 2010, thực hiện “chiến dịch thu hồi” Toyota đã thu hồi hơn 9 triệu xe hơi và xe tải trên toàn thế giới.

Trong tháng 5/ 2010, Toyota đã hợp tác với Tesla Motors để tạo ra xe

điện.Sau thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011, Toyota chủ yếu tập trung vào chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn các dịch vụ đối với khách hàng, hơn là theo đuổi các mục tiêu doanh số bán.

Ngoài ra, Toyota đã triển khai các biện pháp tái cấu trúc công ty, gia tăng khả năng quản lý hiệu quả trong nước.

Năm 2012, Toyota đưa ra chiến lược sẽ lập 2 thương hiệu riêng cho khách hàng Trung Quốc nhằm gia tăng nhu cầu thị trường tại khu vực ô tô lớn nhất thế giới này.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của honda (Trang 46)