Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của honda (Trang 37)

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Các mối đe dọa của đối thủ mới là thấp cho ngành sản xuất ô tô.Không dễ dàng cho những doanh nghiệp tham gia vào ngành. Ngành sản xuất ô tô thâm dụng vốn cao, với mức lợi nhuận chiếm tỷ lệ thấp trong doanh thu. Quy mô sản xuất lớn đòi hỏi vốn đáng kể để cài đặt dây chuyền tự động.Cần sự cam kết vốn lớn để bắt kịp với sự phát triển sản phẩm và mô hình chuyển đổi mẫu mã. Quy định của chính phủ cũng khá khắt khe về an toàn, tiêu thụ nhiên liệu và kiểm soát ô nhiễm.

Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự yêu thích mà người dành cho sản phẩm của các công ty hiện tại. Theo bản điều tra của tạp chí “Which Car?”, các loại xe được các nhà sản xuất là “đáng tin cậy” nhất. Tạp chí này đã đưa ra tám vị trí đứng đầu bản danh sách được thống kê sau một nghiên cứu dựa trên 90.000 chiếc xe ô tô. Trong bảng xếp hạng đó, hãng xe Honda đứng đầu, tiếp theo là Toyota, Ford, Chevrolet, Nisan, Subaru, Huyndai… Điều này thể hiện rằng lòng trung thành của người tiêu dùng đối với các hãng xe hiện tại là khá cao, cứ 10 người thì có trên 5 người cho biết họ sẽ mua lại sản phẩm của những hãng xe mà họ từng sử

dụng.Trong các hãng xe nói chung thì sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu Honda khá cao bởi những sản phẩm chất lượng, an toàn, tiết kiệm nhiên liệu với giá cả phải chăng.

Lợi thế chi phí tuyệt đốivới ngành sản xuất ô tô thì chi phí tuyệt đối là rào cản lớn đối với công ty mới nhập cuộc bởi những công ty hiện tại có khả năng vận hành cũng như kinh nghiệm sản xuất lâu năm.Chính vì thế họ có khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, về máy móc thiết bị, nhân công… một cách chặt chẽ và có hệthống hơn. Bên cạnh đó, họ còn có các đối tác uy tín làm ăn lâu dài từ lâu đến nay và lợi thế về thương hiệu nên công ty này có thể tiếp cận với nguồn vốn vay rẻ hơn. Những lí do đó dẫn đến lợi thế chi phí thấp hơn nhiều so với những công ty mới nhập cuộc.

Kết luận: Đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng thấp.

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Mối đe dọa của sự cạnh tranh là cao trong ngành này, bởi vì có rất nhiều công ty trong ngành cung cấp nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Do đó, mỗi công ty cố gắng hết sức mình để tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn. Cơ sở cạnh tranh quan trọng nhất là giá cả, chất lượng, hiệu quả, quan hệ lao động, các loại xe sản

xuất và đổi mới sản phẩm, chẳng hạn như phát triển xe hybrid. Lợi nhuận ngành công nghiệp còn thấp so với các ngành khác, do môi trường cạnh tranh và chi phí cố định cao hơn. Nhìn chung, ngành sản xuất ô tô đòi hỏi chi phí nguyên vật liệu cao, đã gia tăng trong 5 năm qua do giá thép tăng. Chi phí cao là nguyên nhân cho lợi nhuận thấp của ngành công nghiệp ngay cả khi nhu cầu và điều kiện kinh tế thuận lợi.Các nhà sản xuất ô tô cố gắng không để giảm chi phí nguyên vật liệu vì nó có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm, một điều rất quan trọng trong ngành công nghiệp này.

Cấu trúc cạnh tranh

Ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô là ngành tập trung, thị trường bị lấn át bởi những công ty lớn, ba công ty đầu ngành chiếm 48% sản lượng công nghiệp trong năm 2012. Ba công ty lớn tiếp theo không bị bỏ lại quá xa. Sáu công ty hàng đầu chiếm đến 80% sản lượng ngành.

Một mẫu xe nổi tiếng của Honda, Accord, đã cạnh tranh với đối thủ chính của nó là Toyota Camry kể từ khi ra mắt. Accord được đưa ra thị trường vào năm 1976, và cho đến năm 1983, Toyota giới thiệu chiếc xe Camry của mình. Kể từ đó, hai mẫu xe này luôn cạnh tranh với nhau. Malibu của Generals Motors và Fusion của Ford cũng là hai mẫu xe mà hai hãng này sử dụng để cạnh tranh với Accord và Camry. Ford, Toyota, General Motors đều có thể thay thế Honda trong ngành sản xuất ô tô. Vì vậy,những gì Honda cần làm là cố gắng cải tiến công nghệ, tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển để tạo ra một lợi thế cạnh tranh, trở thành một nhà sản xuất xe “xanh” nhất, thân thiện nhất với môi trường.

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy nhu cầu của người mua xe có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s dự báo doanhsố bán ô tô toàn cầu sẽ tăng trưởng 4.8% vào năm 2014 do nhu cầu của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh. Moody’s cũng nâng mức dự báo tăng trưởng của thị trường ô tô thế giới trong năm nay lên 3.2%. Một nghiên cứu khác của nhóm tư vấn và kiểm toán PwC công bố trong tháng 8/2013 cũng cho biết, thị trường ô tô toàn cầu sẽ tăng trưởng trong vài năm tới, chủ yếu là do nhu cầu ở Trung Quốc tăng mạnh với doanh số bán xe dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2019. Sự tăng trưởng trong nhu cầu của người tiêu dùng sẽ góp phần làm dịu đi sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất xe ô tô.

Rào cản rời ngành

Rào cản rời ngành trong ngành sản xuất ô tô là khá cao:

- Thứ nhất, vốn đầu tư vào máy móc thiết bị vào ngành sản xuất ô tô là rất lớn, tính chuyên môn hóa của ngành dẫn đến chi phí chìm cao, các doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền lớn cho chi phí chuyển đổi khi rời ngành.

- Thứ hai, ngành sản xuất ô tô là một trong những ngành trụ cột và quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó có Nhật Bản và được bảo hộ bởi Chính phủ, mặc dù các nhà sản xuất không chống đỡ được khi lợi nhuận thấp, Chính phủ vẫn sẽ hỗ trợ cho các hàng sản xuất này.

Kết luận: Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành cao

Năng lực thương lượng của người mua

Các mối đe dọa của người mua trong ngành sản xuất ô tô là cao.Theo kịp với xu hướng nhu cầu sản phẩm là một chiến lược cạnh tranh quan trọng. Khi người tiêu dùng muốn xe có động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn, sản xuất ô tô đáp ứng với

sự thay đổi trong nhu cầu nhanh nhất sẽ có một lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chiếc xe là vật quan trọng trong mỗi gia đình, và người tiêu dùng cần phải cảm thấy thoải mái khi chi tiêu một lượng tiền lớn mà họ đã vất vả kiếm được. An toàn là vấn đề được chú ý trong những năm gần đây và đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo của các nhà sản xuất xe ô tô. Người tiêu dùng luôn muốn chiếc xe an toàn, thú vị, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và chạy nhanh. Vì có nhiều đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn sao cho ít tốn kém, chất lượng tốt, do đó, Honda luôn cố gắng để làm cho chiếc xe của mình độc đáo để giành được sự trung thành nhãn hiệu của người tiêu dùng.

“Honda has a history of delivering high quality and fuel efficient vehicles, so the consumers are seeking the best product for a good price. Honda has being a leader in producing fuel efficient and low emissions vehicles.”

“Honda’s achievements on the technology front are well recognised, ranging from its cutting edge low pollution and low fuel consumption engine technologies. The CVCC engine attempts to reduce emission of the pollution and with less fuel used, while VTEC engines was fuel economy with more power.”

Tạm dịch:

“Honda có một lịch sử cung cấp sản phẩm chất lượng cao và tiết kiệm nhiên liệu, do đó người tiêu dùng sẽ tìm thấy sản phẩm tốt nhất với giá cả phải

chăng.Honda đã trở thành người dẫn đầu trong việc sản xuất ra những phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và lượng khí thải thấp.”

“Những thành tựu của Honda trên lĩnh vực công nghệ đã được công nhận, từ khía cạnh cắt giảm lượng khí thải và tiêu thụ nhiên liệu.Động cơ CVCC với nỗ lực giảm khí thải ô nhiễm và tiêu hao ít nhiên liệu hơn, trong khi động cơ VTEC tiết kiệm nhiên liệu và động cơ mạnh mẽ hơn.”

Kết luận: Năng lực thương lượng của người mua cao

Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp

Các mối đe dọa của các nhà cung cấp cho ngành sản xuất ô tô là khá cao.Chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất ô tô tạo nên một mối quan hệ phức tạp giữa các nhà cung cấp và nhà sản xuất.Phương pháp sản xuất hiện đại, chẳng hạn như sản xuất just-in-time (đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết), đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ và hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất ô tô phải thu thập các thành phần từ nhiều công ty khác nhau. Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh trong ngành này cần phải có mối quan hệ mạnh mẽ với tất cả các nhà cung cấp của họ để đảm bảo quá trình sản xuất được trôi chảy và thông suốt.Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cũng khá cao.Một trong những yếu tố giúp các công ty cạnh tranh với các công ty khác là khả năng giảm chi phí.Vì vậy, các nhà cung cấp đóng một vai trò quan trọng trong sựthành công của công ty. Các nhà cung cấp có thể từ chối làm việc với công ty hoặc tăng giá các nguồn nguyên liệu đặc thù, độc đáo. Nhận thức được sự quan trọng của vấn đề, Honda mua nguyên vật liệu và các thành phần nhất định và các bộ phận từ

nhiềunhà cung cấp khác nhau.Hơn nữa, Honda dựa trên một số nhà cung cấp chính cho các mặt hàng và nguyên liệu sử dụng trong sản xuất ô tô của mình.Khả năng có được các nguồn nguyên liệu của Honda sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Một số yếu tố không nằm trong vòng kiểm soát của Honda, những yếu tố này bao gồm khả năng cung cấp liên tục và khả năng cạnh tranh với các công ty khác để có được các nguồn cung cấp.Nếu Honda mất một nhà cung cấp quan trọng, điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực và làm tăng chi phí.Có một số nhà cung cấp chính của Honda là: Công ty TNHH Takao Kinzoku Kogyo; Công ty TNHH kỹ thuật Hirata; Công ty TNHH Hongo; Công ty TNHH Kikuchi; Công ty TNHH Marujun, v.v,... trong số các công ty này, công ty TNHH

Kikuchi không chỉ là nhà cung cấp của Honda mà còn cung cấp cho cả Nissan. Nếu Nissan đã sẵn sàng mua với giá cao hơn hoặc có một số lợi ích thăng tiến hơn Honda, Honda có thể bị ảnh hưởng về năng lực và làm tăng chi phí.

Kêt luận: Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp cao.

Các sản phẩm thay thế

Các mối đe dọa thay thế của ngành sản xuất ô tô khá thấp.Cạnh tranh bên ngoài đến từ những phương tiện thay thế như các phương tiện giao thông công cộng. Tàu điện ngầm, xe buýt, tàu lửa và máy bay có thể đem lại cuộc sống thuận tiện, nhưng vẫn không thuận tiện bằng ô tô. Một sản phẩm thay thế khác có thể nói đến là dịch vụ cho thuê xe và xe hơi đã qua sử dụng. Tuy nhiên sự đe dọa của các sản phẩm thay thế này là không cao.

Kêt luận: Các sản phẩm thay thế thấp.

5 lực lượng cạnh tranh Mức độ cạnh tranh Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Cao Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Thấp

Năng lực thương lượng của người mua Cao Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Cao Các sản phẩm thay thế Thấp

Kết luận Cao

Nhận xét: Qua những phân tích ở trên có thể thấy sự cạnh tranh trong ngành

sản xuất ô tô là cao, các công ty trong ngành luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty khác. Ngành sản xuất ô tô là một ngành kém hấp dẫn do các lực

lượng cạnh tranh càng mạnh sẽ làm giảm tiềm năng thu được lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của honda (Trang 37)