Tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn 2002-2007: Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại(chấm dứt 15
năm suy thoái và trì trệ). Kinh tế khởi sắc kéo dài kỉ lục liên tục 69 tháng kể từ tháng 2 năm 2002 cho tới tháng 10 năm 2007, vượt qua con số 57 tháng của thời kì tăng trưởng cao những năm cuối của thập kỉ 60 thế kỷ 19. Tuy vậy trong khoảng thờigian này, tăng trưởng GDP chỉ duy trì ở mức 1,5%-2% so với mức 10% thực tế đạt được trong suốt thời kì tăng trưởng cao trước đây.
Giai đoạn 2007-Quý II 2009 : Những khó khăn kinh tế ngày càng chồng
chất kể từ cuối năm 2007: Lạm phát, phá sản và thất nghiệp hàng loạt. Ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng xấu nhất chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả các chỉ số kinh tế cơ bản (sản xuất và xuất khẩu, phá sản, thất nghiệp,thị trường chứng khoán, giảm phát, đồng yên tăng giá) đều ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm.
Kể từ Quý IV năm 2008, Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm mạnh và đặc
biệt nghiêm trọng trong quý I/2009. Các số liệu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 20/5/2009 cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I đã
giảm 4% so với quý trước và giảm tới 15,2% so với cùng kỳ năm trước đó. Cũng trong năm này xuất khẩu Nhật Bản bị chựng lại.
Bước sang năm 2010 kinh tế Nhật nói chung đã lại vươn lên. Nhưng Nhật Bản kém may mắn. Đến tháng 3/2011 trận động đất và sóng thần, kéo theo đó là thảm họa
Fukushima khiến cho kinh tế Nhật lại gặp thêm khó khăn. Tuy nhiên, nhờ tiêu thụnội địa và chi tiêu công cộng tăng nhanh trong thời gian này vào quý 1 năm 2012 với tỉ lệtăng trưởng GDP là 5,7 %. Bước sang quý 2, tỉ lệ tăng trưởng GDP có phần bị chậm lại nhưng vẫn trên số không. Đến Quý 3 thì tổng sản phẩm nội địa Nhật Bản bị giảm mạnh - giảm đến 3,5 %. Hai nguyên nhân chính là thị trường châu Âu và Trung Quốc giảm nhập hàng của Nhật. Hai ngành nghề bị tác hại mạnh hơn cả là xe hơi và điện tử.
Tiếp theo đó là đầu tư của các doanh nghiệp cũng sụt giảm và chi tiêu của các hộ gia đình cũng bị chựng lại. Chính quyền của Thủ tướng Noda đã thông qua hai gói kích cầu, trị giá 5 và 8,5 tỉ Euro để tạo 120.000 công việc làm cho người dân. Nhờ đó nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu có sự tăng trưởng thực chất, cho dù mức độ của sự tăng trưởng này vẫn còn rất khiêm tốn.
Lạm phát
Từ năm 2007, tình hình lạm phát diễn ra nghiêm trọng. Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục mới là 1,2% trong tháng 3/2008 trong bối cảnh giá năng lượng và thực phẩm leo thang. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/1998. Năm tài khóa 2007-2008, Nhật Bản có 11.333 công ty phá sản, tăng18,4% so với năm tài khóa trước, mức cao nhất kể từ năm tài khóa 2000-2001.
Vào năm 2009 Nhật Bản lại phải đối phó với tình trạng giảm phát, mặc dù Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) đã hạ lãi suất tới mức rất thấp, nhưng lạm phát của nước này lại giảm xuống -1,7% và -1,1% trong năm 2010.
Tỷ giá
Ngay từ cuối năm 2008, sự lên giá mạnh của đồng Yên so với USD cũng gây áp lực không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Nhật. Nguyên nhân do các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn về nước vì lo ngại khủng hoảng tài chính ở thị trường bên ngoài đã đẩy đồng Yên tăng 25% so với USD.
Trong suốt năm 2012, đồng yên Nhật Bản liên tục tăng giá, gây trở ngại cho ngành xuất khẩu.Trước hiện tượng này nhiều doanh nghiệp đã di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
Nhận xét:
Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế Nhật Bản có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới năm 2008 và thảm họa động đất sóng thần năm 2011 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ giá và lạm phát.
Ứng dụng công nghệ hybrid:Honda đã nghiên cứu và tung ra chiếc xe
Hybrid đầu tiên của mình vào năm 2001.Tháng 2 năm 2009, Honda tung ra Insight, một thương hiệu xe Hybrid mới kết với đặc điểm gọn nhẹ, dễ lái và tiết kiệm nhiện liệu.Là mẫu xe 5 chỗ, 5 cửa, Honda Insight gây ấn tượng với hệ thống động cơ hybrid bao gồm một động cơ xăng i-VTEC có dung tích 1,3 lít và một động cơ điện có công suất 10kW. Mẫu xe này ăn xăng khiêm tốn với mức tiêu thụ trung bình do cơ quan kiểm định Mỹ EPA đánh giá là 40/43 mpg (tương đương với 5,7 lít/100 km trên đường thành phố và 5,3 lít/100 km trên đường cao tốc).
Insight có 3 phiên bản LX, EX và EX với hệ thống dẫn đường kết nối vệ tinh. Phiên bản tiêu chuẩn LX được trang bị hộp số biến thiên liên tục CVT, điều hoà tựđộng, hệ thống âm thanh 4 loa tích hợp đầu CD … Phiên bản EX có thêm một số tuỳ chọn như vành đúc hợp kim, hệ thống dẫn đường, hệ thống âm thanh 6 loa kết nối USD …Nếu có thêm hệ thống dẫn đường kết nối vệ tinh, Insight EX sẽ có giá 23.100 USD.
Tháng 2/2011 Honda sản xuất khoảng 200.000 xe hybrid mỗi năm tại Nhật Bản. Đến năm 2012, Honda đạt mốc1 triệu chiếc xe Hybrid được bán ra sau 12 năm ra mắt.
Ứng dụng công nghệ pin nhiên liệu
Xe chạy bằng pin nhiên liệu Hydro là một công nghệ mới mẻ mà Honda là một hãng tiên phong đi đầu trong lĩnh vực này. Kể từ khi thành lập trạm tiếp nhiên liệu đầu tiên vào năm 2001 cho đến nay, có tất cả 5 trạm tiếp nhiên liệu Hydro của Honda được đạt rải rác ở khắp nước Mỹ. Honda liên tục cải tiến những công nghệ mới trên những trạm tiếp pin nhiên liệu Hydro của mình để việc phục vụ khách hàng được thuận tiện hơn, cụ thể là những khách hàng sử dụng chiếc xe FCX Clarity được ra mắt vào năm 2007.
Hợp tác liên doanh
Ngày 1/7/2013 Công ty Honda Motor và General Motors (GM) cho biết hai hãng sẽ hợp tác về công nghệ thân thiện môi trường với nỗ lực thúc đẩy phát triển các công nghệ mới trong khi vẫn cắt giảm được chi phí sản xuất. Theo giới sản xuất xe Nhật Bản và Mỹ, Phó Chủ tịch điều hành Honda Tetsuo Iwamura và Phó Chủ tịch GM Steven Girsky đã công bố thỏa thuận hợp tác tại một cuộc họp báo ở New York trong ngày 2/7 để cùng phát triển hệ thống công nghệ hệ thống pin nhiên liệu và công nghệ lưu trữ hydro với mục tiêu thương mại hóa sản phẩm trong
khoảng thời gian 2020. Hai hãng tin rằng bằng cách chia sẻ kiến thức chuyên môn và quy mô kinh tế, họ có thể đưa công nghệ này ra thị trường. GM và Honda cũng có kế hoạch để làm việc với các bên liên quan khác để thúc đẩy cơ sở hạ tầng để phát triển công nghệ nhiên liệu hydro, một điều rất quan trọng cho sự tồn tại của pin nhiên liệu sử dụng trong động cơ xe. Honda và GM cùng nhau giữ hơn 1.200 pin nhiên liệu hydro liên quan đến bằng sáng chế giữa hai hãng này. “Sự hợp tác này được xây dựng trên thế mạnh của Honda và GM - hãng dẫn đầu trong công nghệ pin nhiên liệu hydro”. Hai hãng cho rằng đây là cách tốt nhất để phát triển công nghệ quan trọng này, trong đó có khả năng giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và thiết lập tính di động bền vững. GM đã làm việc với các tế bào nhiên liệu hydro-powered rộng rãi trong thập kỷ qua và đưa ra xe ra vào dự án trong năm 2007.
Trước tình hình biến động của nền kinh tế
Năm 2008, Honda đã áp dụng hàng loạt biện pháp, cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân công, tạm ngưng và trì hoãn một số dự án xây dựng nhà máy. Dù đang áp dụng chiến lược cắt giảm chi tiêu nhưng Honda không hà tiện với các dự án xe cỡ nhỏ hoặcxe hybrid vì chúng đảm bảo tương lai lâu dài cho tập đoàn.
Vạch ra chiến lược làm giảm nhẹ tác động của đồng Yên, Honda đã quyết định tăng tỷ lệ thành phần nhập từ nước ngoài cho các xe sản xuất tại Nhật từ mức 17% hiện nay.
Honda đưa ra chiến lược thực hiện cắt giảm chi phí bằng cách nhập khẩu hoặc mở thêm nhà máy sản xuất linh kiện tại các nước đang phát triển, mặc dù phải chịu áp lực từ hàng rào thuế quan và luật lệ các nước.