Sự quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn (DMT)

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng thực hành kê đơn thuốc tại bệnh viện huyện từ sơn bắc ninh (Trang 36)

B. Kết quả khảo sá t

3.3.3. Sự quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn (DMT)

(DMT)

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, người kê đơn được hỏi: “...Có

có, hãy k ể tên 5 thuốc nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn mà Ông!Bà biết?”

• Kết quả:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tại bệnh viện không niêm yết danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn như quy định. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhớ danh mục thuốc, từ đó dẫn tới vi phạm quy chế. Theo một bác sĩ nữ, 54 tuổi, khoa sản - kế hoạch hoá gia đình cho biết: “danh mục thuốc phải kê đơn chỉ quan trọng đối với bên dược vì, họ chỉ được bán ! những thuốc này khi có đơn, còn đối với những người như tôi, đương nhiên bệnh nhân đến khám thuốc sẽ được kê đơn vào sổ y bạ hoặc đơn thuốc, sau đó tôi lưu vào sổ khám bệnh, nên việc nhớ những thuốc nằm trong danh mục là không cần thiết, với lại tôi già rồi nhớ cũng không nổi”.

Kết quả cho thấy người kê đơn không quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. Họ thừa nhận đã từng xem qua danh mục này nhưng theo họ nó quá dài, khó nhớ và không cần thiết với bác sĩ. Dù là thuốc phải kê đơn hay không kê đơn cũng được viết đơn khi chỉ định cho bệnh nhân. Đây chính là lý do giải thích tại sao các bác sĩ ở bệnh viện Từ Sơn không quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.

3.3.4.Tìm hiểu nguồn thông tin mới về thuốc

• Kết quả:

Chất lượng của các nguồn thông tin là không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, nếu không thể đánh giá chính xác hiệu quả các nguồn thông tin này, người thầy thuốc sẽ không thể cập nhật kiến thức về thuốc một cách bổ ích cho 1 riêng mình. Tìm hiểu nguồn thông tin thuốc cửa người kê đơn ở bệnh viện, chúng tôi được kết quả sau:

Bảng 3.10. Tỷ lệ nguồn thông tin được tìm hiểu.

STT Nguồn thông tin Tần xuất (n=15) Tỷ lệ

(%)

1 Tài liệu chuyên ngành 9 60,0

2 Từ đồng nghiệp 10 66,7

3 Từ trình dược viên 7 46,7

4 Thông tin đại chúng (Tivi, đài,...) 14 93,3 • Nhận xét:

Người kê đơn ở khu vực y tế phần lớn tìm hiểu nguồn thông tin thuốc từ các phương tiện thông tin đại chúng (Tivi, đài,...) chủ yếu qua các chương trình quảng cáo thuốc. 66,7 số bác sĩ học hỏi qua đồng nghiệp, từ các đơn thuốc đã kê trước. Nguồn thông tin từ trình dược viên cũng đóng góp một phẩn trong hệ thống thông tin thuốc của bệnh viện (46,7%).

Kiến thức về thuốc luôn luôn thay đổi. Các thuốc mới liên tục xuất hiện trên thị trường và kinh nghiệm sử dụng các thuốc cũ cũng luôn được nâng 1 cao. Các tác dụng phụ ngày càng được biết rõ hơn và ngày càng phát hiện ra nhiều chỉ định hay cách dùng mới cho các thuốc đang có. Người bác sĩ cần phải biết mọi kiến thức mới về thuốc. Tại nhiều nước, điều này được coi là nghĩa vu pháp lý của thầy thuốc. Thiếu hiểu biết không được xem như là một lý lẽ hợp lý để thanh minh. Nhưng tiếp nhận thông tin thuốc như thế nào lại là điều cần phải bàn đến. Một số nguồn mang tính thương mại và độc lập, một số nguồn khác không mang tính thương mại. Thông tin có thể ở dạng nói hoặc dạng viết, ghi trên băng từ hoặc video, có trên mạng, trên đĩa CD - ROM ....Nhưng người bác sĩ cần phải tìm được ít nhất một nguồn thông tin , chuyên sâu, tài liệu chuyên ngành [30]. Đây là những tài liệu chứa nhiều

thông tin quan trọng, chi tiết về các thuốc chuyên khoa và cũng liên tục được thay đổi, cập nhật theo thời gian.

Chỉ có 60,0% người kê đơn tìm hiểu thông tin mới về thuốc từ các tài liệu chuyên ngành (Thuốc và sức khoẻ, Sức khoẻ và đời sống, giáo trình đại học như: dược lý, bệnh học nội khoa,..., Mims, Thuốc và biệt dược,...). Số còn lại tìm hiểu thông tin thuốc qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua trình dược viên vì họ cho rằng đây là nguồn thông tin ngắn gọn, dễ tiếp thu trong khi các tài liệu chuyên môn thường đắt và cần phải đầu tư một khoảng thời gian riêng để tìm hiểu.

Tuy nhiên, ở bệnh viện không có tủ sách chuyên ngành dành cho cán bộ , trong bệnh viện. Hơn nữa, Hội đồng thuốc và điều trị thành lập được 3 năm nhưng chưa có hoạt động nổi bật về công tác dược lâm sàng cũng như thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc. Một người trong Hội đồng này cho biết: “ Hội đồng thuốc và điều trị mỗi năm họp 4 lần, nội dung cuộc họp nhằm tìm hiểu nhu cầu thuốc của các khoa, cốt là phải có 4 biên bản họp để cuối năm báo cáo lên Sở y tế*’. Như vậy việc thành lập Hội đồng thuốc và điều trị mới chỉ là một phong trào chung, chưa có hoạt động hiệu quả thực sự. Tìm hiểu thông tin thuốc vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của thầy thuốc. Cho dù người thầy thuốc sống và hành nghề ở đâu, trong điều kiện nào thì việc xác lập 1 chiến lược đúng đắn để sử dụng tối đa khả năng tiếp cận các thông tin cơ bản vẫn là một việc quan trọng giúp bệnh nhân có được lợi ích tối đa khi điều trị bằng các thuốc được kê [30]. Bệnh viện cần nhanh chóng xây dựng một tủ sách chuyên ngành để tạo điều kiện cho nhân viên của mình nâng cao kiến thức điều trị và sử dụng thuốc, đồng thời xem xét lại nội dung và cách thức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

4.1. Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi thấy:

• Số thuốc trung bình trong một đơn là 3,2, cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, trong đó xu hướng kê vitamin được thể hiện rõ 0,99 vitamin trung bình một đơn.

o Mức độ kê vitamin và kháng sinh cao: Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh chiếm 62,0%, vitamin chiếm 76,8%. Tỷ lệ sử dụng corticoid là 16,7% trong tổng số đơn nghiên cứu, có khi còn được phối hợp không đúng, o Tỷ lệ thuốc được kê dưới dạng tên gốc chiếm 70,2%, tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu là 78,1%. Giá tiền thuốc trung bình một 1 đơn là 23.868VND.

• Thiếu sót trong ghi đơn còn khá cao:

o Đối với đơn ngoại trú: 100,0% không ghi số đơn; 38,7% không ghi rõ tên, địa chỉ phòng khám; 12,0% không ghi rõ tuổi bệnh nhân,

o Đối với đơn bảo hiểm: 92,0% không ghi rõ địa chỉ bệnh nhân; 50,7% không ghi tuổi bệnh nhân.

• 100% người kê đơn trong bệnh viện là bác sĩ tốt nghiệp đại học.

• Mặc dù quy chế kê đơn được 100,0% người kê đơn biết đến, nhưng họ chưa thực sự quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. • Thông tin mới được tìm hiểu chủ yếu qua các nguồn thông tin đại chúng (tivi, đài,...), chỉ có 53,3% đã từng đọc tài liệu chuyên ngành.

4.2. Đề xuất:

Để đảm bảo công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiến tới một quá trình kê đơn tốt tại bệnh viện huyện, trên cơ sở kết quả khảo sát chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

Đối với s ở y tế Bắc Ninh:

o Tăng cường giám sát, kiểm tra và chấm điểm thi đua của các bệnh viện về việc kê đơn thuốc và thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.

o Bắt buộc các bệnh viện phải có sổ kê đơn được đóng dấu của bệnh viện và lưu lại phần gốc đơn để kiểm tra.

Đối với bệnh viện:

o Nâng cao kiến thức chuyên môn về khám chữa bệnh và sử dụng thuốc cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là bác sĩ kê đơn.

o Xây dựng và bổ sung tủ sách chuyên ngành cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện để họ có thể cập nhật liên tục và thường xuyên thông tin mới về thuốc một cách thuận lợi.

o Hội đồng thuốc và điều trị cần tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn về lâm sàng, tư vấn thuốc và sử dụng thuốc theo mục tiêu của Bộ y tế đã đề ra về việc thành lập Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện,

o Thường xuyên kiểm tra việc kê đơn thuốc của bệnh viện bằng Phiếu chỉ số kê đơn thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới,

o Ban lãnh đạo cần xem xét, bổ sung thêm biên chế Dược sĩ đại học cho khoa Dược.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

1. Phan Bảo An (1998), “Trở lại vấn đề kháng kháng sinh”, Thuốc và Sức

khoẻ, số 121, tr.7.

2. Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược (2001), Dược xã hội học, Trường đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược (2001), Dịch tễ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược (2001), Kinh tế Dược, Trường đại học Dược

Hà Nội. X

5.Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược (2002), Pháp chế hành nghề Dược, Trường đại học Dược Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2002), Các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, nhà xuất bản y học.

7. Bệnh viện huyện Từ Sơn (2003), Báo cáo tổng kết công tác y tế huyện Từ Sơn năm 2002 và phương hướng công tác y tế năm 2003.

8. Nguyễn Thị Kim Chúc - Nguyễn Thanh Bình (2002), “Cung ứng thuốc steroid tại các nhà thuốc tại Hà Nội”, Tạp chí dược học, SỐ7, tr.16.

9. Nguyễn Tiến Dũng - Trần Quỵ - Hoàng Thanh Châu - Y Lima (2002), “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí dược học, số đặc biệt kỉ niệm 100 năm thành lập đại học Y - Hà Nội (1902 - 2002), tr. 83.

10. Lã Xuân Hoàn (2000), “Đơn thuốc chạy đi đâu”, Thuốc và sức khoẻ, số

168, tr.5 - 6.

11. Hoàng Kim Huyền (2002), “Đánh giá chất lượng kê đơn trong điều trị tại khoa tiêu hoá của một bệnh viện tuyến thành phố”, Tạp chí dược học, số 8, tr.7.

12. Hoàng Tích Huyền (2001), “Không nên kê đơn nhiều loại thuốc cho người cao tuổi”, Sức khoẻ và đời sống, số 138, tr.28.

13. Hoàng Tích Huyền (2002), “Kê toa Metformin thiếu thận trọng mặc dù đã có hướng dẫn về chống chỉ định (Hoa Kỳ), Thông tin dược lâm sàng, số 3,

tr.22.

14. Hoàng Tích Huyền (2002), “Sai lầm về sử dụng thuốc nhiều hơn dự đoán (Hoa K ỳ ) , Thông tin dược lâm sàng, số 4, tr.22.

15. Fontan J.E (1995), “Nhầm lẫn trong kê đơn và phát thuốc bệnh viện”,

Thông tin dược lâm sàng, số 4, tr.98.

16. Đặng Hạnh Phức (1999), “Ailen kêu gọi chấm dứt cuộc kê đơn viết tay”,

Tạp chí dược học, SỐ6, t r 3 1 .

17. “Sử dụng acetaminophen quá liều”, Thuốc và sức khoể (2003), số 211. 18. “Tổng kết thẩm định báo cáo ADR năm 1999 - 2000”, Tạp chí dược

học(2001), số 4, tr.13.

19. Cẩm Thuỳ (2001), “Bác sĩ bị đình chỉ công tác sau khi tiêm nhầm thuốc vào tuỷ sống”, Tuần tin tức y học trên mạng ỉnterner, số 139, tr.8.

20. Trần Thu Thuỷ - Nguyễn Thị Phương Châm (1997), “Tình hình khám chữa bệnh, cung ứng thuốc cho người nghèo, vùng nghèo và biện pháp giải quyết”, Tạp chí dược học, số 1, tr.8.

21. Trần Thu Thuỷ (1998), “Nhìn lại một năm thực hiện hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện”, Tạp chí dược học, số 9, tr.13.

22. Nguyễn Hữu Toàn (2003), “Vấn đề tự dùng thuốc”, Sức khoẻ và đời sống,

SỐ222, tr.22.

23. Hà Thị Ngọc Trâm (2001), “Nghiên cứu việc thực hiện quy chế ựieo đơn và bán thuốc theo đơn ở hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân tại thành phố Hà Nội”,

24. Lê Văn Truyền (2002), “Năm năm phấn đấu thực hiện chính sách Quốc gia về thuốc - Ngành dược Việt Nam tiến bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, Tạp chí dược học, số 1, tr.5.

25. Bích Vân (2000), “Tự dùng thuốc - Lợi ích và nguy cơ”, Tạp chí thông tin

y dược, số 9, tr. 15 - 16.

26. Phạm Phú Vinh (1997), “Điên đầu về thuốc giảm đau”, Thuốc và sức

khoẻ, số 97, tr.32.

27. Vụ Thuốc Thiết yếu và chính sách về thuốc (1999), Hướng dẫn điều tra sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh - Một số chỉ số chọn lọc về sử dụng

thuốc, WHO - Geneva.

28. Nguyễn Văn Yên (2002), “Khảo sát tình hình mua thuốẹ của người dân ở một số tỉnh phía Bắc ”, Tạp chí dược học, số 6, tr.6.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

29. Andrea Mant (1999), Thinking about prescribing, The Me Graw - Hill Companies, p.203.

30. WHO (1995), Guide to good prescribing a practical manual, WHO action program on essential drugs, Geneva.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI KÊ ĐƠN

Số phiếu:... Phòng khám:... Trình độ chuyên môn: □ Bác sĩ □ Y sĩ □ Y tá □ Trình độ khác (Ghi rõ):...

CHI: Ông/Bà có nghe nói đến quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn không?

□ Có □ Không

( Nếu có, xin trả lời các câu hỏi tiếp sau)

CH2: Ông/Bà biết đến quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn từ nguồn thông tin nào?

□ Học ở trường □ Tập huấn □ Tự đọc tài liệu

□ Nguồn thông tin khác ( Ghi rõ ) ...

CH3: Ông/Bà có quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn không?

□ Có □ Không

CH4: (Nếu có,) hãy kể tên 5 thuốc nằm trong danh mục thuốc phải kế đơn và bán thuốc theo đơn mà Ông/Bà biết.

CH5: Ông/Bà hãy kể tên một số loại sổ liên quan đến quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn phòng khám?

CH6: Trong ngày, Ông/Bà mất khoảng bao nhiêu thời gian hoàn thiện các sổ sách đó?

( Ghi rõ bao nhiêu giờ trong ngày )

CH7: Ở bệnh viện của Ông/Bà ngoài bác sĩ, có ai được phép kê đơn nữa? Trong trường hợp nào?

CH8: Ông/Bà có tìm hiểu thông tin mới về thuốc không?

□ Có □ Không

CH9: ( Nếu c ó, ) Ông/Bà thường tham khảo từ nguồn thông tin nào? □ Tài liệu chuyên ngành

□ Học đồng nghiệp

□ Qua trình dược viên giới thiệu

□ Nguồn thông tin khác: ( Ghi rõ ) ...

CH10: Lợi ích và khó khăn của nguồn thông tin mà Ông/Bà tìm hiểu (số lượng và chất lượng thông tin, thời gian mà Ông/Bà dành để tham khảo thông tin, ngôn ngữ được sử dụng trong nguồn thông tin,...)

CHI 1: (Nếu có tìm hiểu từ tài liệu chuyên ngành) Ông/Bà hãy kể tên một số tài liệu chuyên ngành Ông/Bà thường sử dụng để tham khảo.

CH12: Ở bệnh viện, Ông/Bà có thấy việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn được kiểm tra không?

□ Có □ Không

CH 13: ( Nếu có, ) Ông/Bà hãy cho biết nội dung, hình thức và ai là người kiểm tra?

^ Nội dung và hình thức:

CH 14: Ông/Bà hãy kể một số khó khăn khi thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn?

CH15: Bộ Y Tế đang có một dự thảo quy chế theo đơn và bán thuốc theo đơn chính thức, Ông/Bà có mong muốn gì ở quy chế mới này?

Những thông tin trên đây chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, chân thành cảm ơn Ong/Bà đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu khảo sát này.

Người khảo sát Nguyễn thị thu Hương

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng thực hành kê đơn thuốc tại bệnh viện huyện từ sơn bắc ninh (Trang 36)