Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin (TVit)

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng thực hành kê đơn thuốc tại bệnh viện huyện từ sơn bắc ninh (Trang 30)

B. Kết quả khảo sá t

3.1.5. Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin (TVit)

• Ghi chú: Thành phẩm vitamin hỗn hợp được coi là một thuốc. • Kết quả:

Being3.5. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa vitamin.

Tổng số đơn thuốc có kê ít nhất 1 vitamin 115

Tổng số đơn thuốc 150

Tổng số vitamin được kê 149

TVit (%) 76,8

NVit 0,99

Nhận xét:

76,8% đơn thuốc nghiên cứu đều có ít nhất 1 vitamin. Trung bình 1 đơn có 0,99 vitamin được kê. Có đơn thuốc không kê vitamin nhưng có đơn lại kê 2 - 3 vitamin. Hầu hết đơn có kháng sinh đều đượe phối hợp vitamin, chủ yếu là vitamin Bị. Sự phối hợp này làm giảm mệt mỏi, tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hoá của kháng sinh. Đơn bảo hiểm chủ yếu kê vitamin trong danh mục thuốc thiết yếu, còn đơn ngoại trú chủ yếu kê hỗn hợp vitamin. Đời sống của người dân Từ Sơn tập trung vào công việc đồng áng, lao động nặng nhọc, lao động thủ công, bác sĩ kê vitamin nhằm mục đích nâng cao thể trạng sức khoẻ và tăng sức đề kháng cho bệnh nhân.

3.1.6. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa corticoid (TCor)

• Kết quả:

Bảng 3.6. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa corticoid.

Tổng số đơn thuốc có kế corticoid 25

Tổng số đơn thuốc 150

T c o r ( % ) 16,7 • Nhận xét:

16,7% đơn thuốc có kê corticoid dưới dạng uống, dạng dùng ngoài, chủ yếu cho bệnh: viêm da dị ứng, ngứa, hen,.... Corticoid còn được phối hợp với kháng sinh trong điều trị một số bệnh: viêm họng, viêm phế quản với tác dụng

YV\© CẤj2

chống viêm. Một trong nguyên tắc sử dụng corticoid là không nên phối hợp corticoid và kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc không thích hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hiện nay. Vấn đề sử dụng và phối hợp thuốc cần phải được bác sĩ quan tâm hơn nữa. Đó không chỉ là trách nhiệm đối với bệnh nhân của mình mà còn với toàn xã hội.

3.1.7.Tỷ lệ các thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid.

• Kết quả:

Bảng 3.7. Tỷ lệ các thuốc kháng sinh, vitamin, corticoỉd.

Kháng sinh Vitamin Corticoid

Tổng số thuốc được kê mỗi loại 101 149 28

Tổng số thuốc được kê 471 471 471

Tỷ lệ các thuốc (%) 21,4 31,6 5,9

Tỷ lệ đơn thuốc có chứa ít nhất một loại thuốc (%)

62,0 76,8 16,7

• Nhận xét:

Vitamin được kê nhiều nhất trong số 3 loại thuốc khảo sát với tỷ lệ là 31,6% (hơn 1/3 số thuốc được kê), tiếp đó là kháng sinh 21,4%. Tổng số 3 loại thuốc này chiếm 58,9% (21,4% + 31,6% + 5,9%), phần còn lại là các thuốc khác: chống viêm như Danzen, Medotas,..., thuốc long đờm như: Acemux, Terpicod,....

3.1.8. Giá tiền trung bình một đơn thuốc (C)

• Ghi chú:

- Chúng tôi sử dụng bảng giá thuốc của khoa dược bệnh viện huyện Từ Sơn tháng 02/03.

• Kết quả:

Bảng 3.8. Giá tiền trung bình một đơn thuốc.

______________________________________________ Đơn vị tính: đồng. Tổng số tiền các đơn thuốc Tổng số đơn thuốc c c Đơn ngoại trú 2.367.525 75 3 Ị.567 23.868

Đơn bảo hiểm 1.212.675 75 16.169

Nhận xét:

Giá tiền trung bình một đơn thuốc ngoại trú là 31.567VND gần gấp đôi giá tiền trung bình một đơn bảo hiểm 16.169VND. Giá tiền nhỏ nhất của 1 đơn thuốc ngoại trú là 2.500VND cho một bệnh nhân rối loạn tiêu hoá, lớn nhất là 410.000VND cho bệnh nhân bị chấn thương mắt trái; trong khi đơn bảo hiểm giá tiền nhỏ nhất của 1 đơn thuốc là 6.620VND cho bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp, lớn nhất là 21.632VND cho bệnh nhân viêm phế quản.

+ Mặc dù tỷ lệ thuốc được kê tên gốc của đơn ngoại trú cao hơn so với đơn bảo hiểm nhưng thuốc biệt dược trong đơn ngoại trú lại đắt hơn nhiều so với biệt dược trong đơn bảo hiểm, kéo theo giá tiền trung bình một đơn thuốc tăng lên.

+ Các thuốc biệt dược đắt hay được sử dụng là các kháng sinh phối hợp, thuốc bổ, vitamin ( ví dụ: Augmentin, Zinnat, Voltarel, Homtamin ginseng,...). Hơn nữa, số lượng vitamin được kê rất dài ngày: nhỏ nhất là 3 ngày, dài nhất là 10 ngày.

+ Mặt khác, các thuốc được bảo hiểm và mức chi trả của bảo hiểm chỉ nằm trong một giới hạn nhất định, thầy thuốc không thể kê đơn vượt quá giới hạn này được.

Những bệnh nhân tự chi trả cho điều trị có thể yêu cầu bác sĩ kê các thuốc ngoại, thuốc đắt tiền với mục đích nhanh khỏi bệnh cũng là một trong những lý do giải thích cho giá tiền đơn ngoại trú cao hơn đơn bảo hiểm.

3.2. Đánh giá việc ghi đơn thuốc theo các điều khoản trong quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn (1995) đơn và bán thuốc theo đơn (1995)

• Một số lỗi thường gặp và kết quả:

Chúng tôi quan sát và phân tích đơn thuốc được kết quả như sau:

Bảng 3.9. Một số lỗi thường gặp trong cách ghi nội dung đơn thuốc.

STT Lỗi gặp phải

Đơn ngoại trú Đơn bảo hiểm Tổng số lỗi gặp phai Tỷ lệ (%) Tổng số lỗi gặp phai Tỷ lệ (%)

1 Không ghi số đơn 75 100,0 0

2 Không ghi tên và địa chỉ phòng khám

29 38,7

3 Không ghi rõ địa chỉ bệnh nhân

63 84,0 69 92,0

4 Không ghi tuổi bệnh nhân 9 12,0 38 50,7

• Nhận xét:

Trong các đơn thuốc ngoại trú, thiếu sót lớn nhất là không ghi số đơn. Có thực trạng này bởi chúng tôi thấy bệnh viện huyện hoàn toàn không lưu gốc đơn. Cho nên theo các bác sĩ việc ghi số đơn “không có ý nghĩa gì”. Điều này được một người trong khoa dược giải thích: “Chỉ kê đơn thuốc gây nghiện thì mới phải kê 3 “liên” (3 đơn thuốc) 2 “liên” cho bệnh nhân, một “liến” bệnh viện giữ lại để cấp trên (Sở y tế) kiểm tra thì mới được dự trù cho mua thuốc gây nghiện đợt sau”.

38,7% số đơn thuốc không ghi tên và địa chỉ phòng khám vì các bác sĩ cho rằng “bệnh nhân đến khám bệnh viện thì họ đương nhiên biết rõ tên bệnh

viện”. 84,0% không ghi rõ địa chỉ bệnh nhân, mà chủ yếu chỉ ghi tên xã, không ghi thôn và tên người bệnh.

Các đơn bảo hiểm (ở đây gọi là Phiếu cấp phát thuốc) có ký hiệu số phiếu KCB (khám chữa bệnh) và số đơn. Trên phiếu in sẵn, không có tên địa chỉ phòng khám. 100,0% đơn bảo hiểm có ghi số đơn bởi họ phải lưu lại chờ thanh toán tiền bảo hiểm cho bệnh viện. 92,0% đơn bảo hiểm không ghi rõ địa chỉ bệnh nhân và 50,7% không ghi tuổi bệnh nhân.

Một thiếu sót nữa trong cách ghi đơn là tất cả các đơn không được gạch bỏ phần giấy trắng. Quy định gạch bỏ phần giấy trắng sau khi kê đơn xong nhằm mục đích tránh tình trạng bệnh nhân tự kê thêm thuốc vào đơn nhưng bác sĩ thường không có thói quen gạch bỏ phần trống và hay “quên” làm việc này.

Những thông tin khác như: tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, ký tên bác sĩ được thực hiện tương đối đầy đủ.

Như vậy, các bác sĩ phần lốm mới chỉ quan tâm đến thuốc và cách sử dụng thuốc mà ít quan tâm đến các thủ tục hành chính trong kê một đơn thuốc.

Những thiếu sót trên không liên quan đến sử dụng thuốc như thế nào nhưng nó lại là thông tin quan trọng để bệnh nhân, người dược sĩ bán thuốc có thể liên hệ với bác sĩ khi có thắc mắc trong kê đơn và phác đồ điều trị hoặc ngược lại bác sĩ có thể liên lạc với bệnh nhân nếu cần. Hơn nữa, trong trường hợp có tai biến xảy ra với bệnh nhân, đơn thuốc lại là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm của người kê đơn.

3.3. Kết quả khảo sát người kê đơn3.3.1. Trình độ người kê đơn 3.3.1. Trình độ người kê đơn

• Kết quả:

Tại khu vực phòng khám ở bệnh viện, quy định về trình độ của người kê đơn được thực hiện rất tốt: 100,0% người kê đơn là bác sĩ tốt nghiệp đại học (hệ chính quy, hệ chuyên tu).

3.3.2. Các nguồn thông tin về quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn

• Kết quả và nhận xét:

Khảo sát nguồn thông tin tìm hiểu về quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn của các bác sĩ tại bệnh viện được kết quả sau:

Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn được đa số người kê đơn biết đến qua quá trình học tập trường hay được tập huấn với tỷ lệ là 86,7% (13/15). Các bác sĩ kê đơn bệnh viện huyện được học, tập huấn về quy chế này trước khi tách bệnh viện Tiên Sơn và họ cho biết từ đó (1999) đến nay (2003) không được tập huấn lại mà bệnh viện chỉ cung cấp tài liệu về quy chế tới mỗi phòng khám và yêu cầu nhân viên tự đọc. Một số bác sĩ (2/15) biết đến quy chế kê đơn chỉ do tự đọc tài liệu (chiếm 13,3%)- Họ là những người tốt nghiệp trước

1995 và không tham dự lần tập huấn tại bệnh viện Tiên Sơn.

Mặc dù, tất cả người kê đơn đều biết đến quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn qua học tập, tập huấn, hay tự đọc tài liệu nhưng khi được hỏi: “...Cớ gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện quy chế kê đơn và bấn thuốc theo đơn

không? ” thì tới 26,7% (4/15) bác sĩ trả lời là “không quan tâm” đến việc thực

hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, vì theo họ chỉ cần quan tâm đến quy chế quản lý thuốc gây nghiên và thuốc độc là đủ. Một trong những đối tượng áp dụng của quy chế kế đơn và bán thuốc theo đơn là người kê đơn nhưng có một số bác sĩ ở bệnh viện Từ Sơn đã không quan tâm đến việc thực hiện quy chế. Bệnh viện cần phải xem xét lại vấn đề chấp hành các quy định chuyên môn của cán bộ nhân viên và đây cũng là một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.

3.3.3. Sự quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn

(DMT)

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, người kê đơn được hỏi: “...Có

có, hãy k ể tên 5 thuốc nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn mà Ông!Bà biết?”

• Kết quả:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tại bệnh viện không niêm yết danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn như quy định. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhớ danh mục thuốc, từ đó dẫn tới vi phạm quy chế. Theo một bác sĩ nữ, 54 tuổi, khoa sản - kế hoạch hoá gia đình cho biết: “danh mục thuốc phải kê đơn chỉ quan trọng đối với bên dược vì, họ chỉ được bán ! những thuốc này khi có đơn, còn đối với những người như tôi, đương nhiên bệnh nhân đến khám thuốc sẽ được kê đơn vào sổ y bạ hoặc đơn thuốc, sau đó tôi lưu vào sổ khám bệnh, nên việc nhớ những thuốc nằm trong danh mục là không cần thiết, với lại tôi già rồi nhớ cũng không nổi”.

Kết quả cho thấy người kê đơn không quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. Họ thừa nhận đã từng xem qua danh mục này nhưng theo họ nó quá dài, khó nhớ và không cần thiết với bác sĩ. Dù là thuốc phải kê đơn hay không kê đơn cũng được viết đơn khi chỉ định cho bệnh nhân. Đây chính là lý do giải thích tại sao các bác sĩ ở bệnh viện Từ Sơn không quan tâm đến danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.

3.3.4.Tìm hiểu nguồn thông tin mới về thuốc

• Kết quả:

Chất lượng của các nguồn thông tin là không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, nếu không thể đánh giá chính xác hiệu quả các nguồn thông tin này, người thầy thuốc sẽ không thể cập nhật kiến thức về thuốc một cách bổ ích cho 1 riêng mình. Tìm hiểu nguồn thông tin thuốc cửa người kê đơn ở bệnh viện, chúng tôi được kết quả sau:

Bảng 3.10. Tỷ lệ nguồn thông tin được tìm hiểu.

STT Nguồn thông tin Tần xuất (n=15) Tỷ lệ

(%)

1 Tài liệu chuyên ngành 9 60,0

2 Từ đồng nghiệp 10 66,7

3 Từ trình dược viên 7 46,7

4 Thông tin đại chúng (Tivi, đài,...) 14 93,3 • Nhận xét:

Người kê đơn ở khu vực y tế phần lớn tìm hiểu nguồn thông tin thuốc từ các phương tiện thông tin đại chúng (Tivi, đài,...) chủ yếu qua các chương trình quảng cáo thuốc. 66,7 số bác sĩ học hỏi qua đồng nghiệp, từ các đơn thuốc đã kê trước. Nguồn thông tin từ trình dược viên cũng đóng góp một phẩn trong hệ thống thông tin thuốc của bệnh viện (46,7%).

Kiến thức về thuốc luôn luôn thay đổi. Các thuốc mới liên tục xuất hiện trên thị trường và kinh nghiệm sử dụng các thuốc cũ cũng luôn được nâng 1 cao. Các tác dụng phụ ngày càng được biết rõ hơn và ngày càng phát hiện ra nhiều chỉ định hay cách dùng mới cho các thuốc đang có. Người bác sĩ cần phải biết mọi kiến thức mới về thuốc. Tại nhiều nước, điều này được coi là nghĩa vu pháp lý của thầy thuốc. Thiếu hiểu biết không được xem như là một lý lẽ hợp lý để thanh minh. Nhưng tiếp nhận thông tin thuốc như thế nào lại là điều cần phải bàn đến. Một số nguồn mang tính thương mại và độc lập, một số nguồn khác không mang tính thương mại. Thông tin có thể ở dạng nói hoặc dạng viết, ghi trên băng từ hoặc video, có trên mạng, trên đĩa CD - ROM ....Nhưng người bác sĩ cần phải tìm được ít nhất một nguồn thông tin , chuyên sâu, tài liệu chuyên ngành [30]. Đây là những tài liệu chứa nhiều

thông tin quan trọng, chi tiết về các thuốc chuyên khoa và cũng liên tục được thay đổi, cập nhật theo thời gian.

Chỉ có 60,0% người kê đơn tìm hiểu thông tin mới về thuốc từ các tài liệu chuyên ngành (Thuốc và sức khoẻ, Sức khoẻ và đời sống, giáo trình đại học như: dược lý, bệnh học nội khoa,..., Mims, Thuốc và biệt dược,...). Số còn lại tìm hiểu thông tin thuốc qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua trình dược viên vì họ cho rằng đây là nguồn thông tin ngắn gọn, dễ tiếp thu trong khi các tài liệu chuyên môn thường đắt và cần phải đầu tư một khoảng thời gian riêng để tìm hiểu.

Tuy nhiên, ở bệnh viện không có tủ sách chuyên ngành dành cho cán bộ , trong bệnh viện. Hơn nữa, Hội đồng thuốc và điều trị thành lập được 3 năm nhưng chưa có hoạt động nổi bật về công tác dược lâm sàng cũng như thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc. Một người trong Hội đồng này cho biết: “ Hội đồng thuốc và điều trị mỗi năm họp 4 lần, nội dung cuộc họp nhằm tìm hiểu nhu cầu thuốc của các khoa, cốt là phải có 4 biên bản họp để cuối năm báo cáo lên Sở y tế*’. Như vậy việc thành lập Hội đồng thuốc và điều trị mới chỉ là một phong trào chung, chưa có hoạt động hiệu quả thực sự. Tìm hiểu thông tin thuốc vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của thầy thuốc. Cho dù người thầy thuốc sống và hành nghề ở đâu, trong điều kiện nào thì việc xác lập 1 chiến lược đúng đắn để sử dụng tối đa khả năng tiếp cận các thông tin cơ bản vẫn là một việc quan trọng giúp bệnh nhân có được lợi ích tối đa khi điều trị bằng các thuốc được kê [30]. Bệnh viện cần nhanh chóng xây dựng một tủ sách chuyên ngành để tạo điều kiện cho nhân viên của mình nâng cao kiến thức điều trị và sử dụng thuốc, đồng thời xem xét lại nội dung và cách thức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

4.1. Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi thấy:

• Số thuốc trung bình trong một đơn là 3,2, cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, trong đó xu hướng kê vitamin được thể hiện rõ 0,99 vitamin trung bình một đơn.

o Mức độ kê vitamin và kháng sinh cao: Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh chiếm 62,0%, vitamin chiếm 76,8%. Tỷ lệ sử dụng corticoid là 16,7%

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng thực hành kê đơn thuốc tại bệnh viện huyện từ sơn bắc ninh (Trang 30)